I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?

1.1. Cách xác định

Quy ước: Gán cho H hoá trị I , chọn làm đơn vị.

Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

Ví dụ     

HCl: Cl hoá trị I.

H2O:O hóa trị II

NH3:N hóa trị III

CH4: C hóa trị IV

Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O. (Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị , Oxi có hoá trị II).

Ví dụ:

K2O: K có hoá trị I.

BaO: Ba có hoá trị II.

SO2: S có hoá trị IV.

Hoá trị của nhóm nguyên tử:

Ví dụ: HNO3: NOcó hoá trị I.

Vì:

Liên kết với 1 nguyên tử H.

H2SO4: SO4 có hoá trị II.

HOH : OH có hoá trị I

H3PO4: POcó hoá trị III.

1.2. Kết luận

Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kỳ.

  • Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
  • Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

2. Quy tắc hoá trị

2.1.Quy tắc

*CTTQ: AxBy → ax = by

*Quy tắc: Trong công thức hóa học , tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

x,y,a,b là số nguyên

Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.

2.2. Vận dụng:

Tính hoá trị của một nguyên tố

ZnCl2: 1.a= 2.I a= II

AlCl3: 1.a= 3.I a = III

CuCl2: 1.a = 2.I a= II 

Ví dụ: Tính hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).

- Gọi hoá trị của nhôm là a:  1.a = 3.I

FeCl2    :  a = II

MgCl2    :  a = II

CaCO3  :  a = II  (CO= II)

Na2SO:  a = I

P2O5       :2.a = 5.II a = V.

* Nhận xét: a.x = b.y = Bội số chung nhỏ nhất

Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị

* VD1:           CTTQ: SxOy

Theo quy tắc:  x . VI  =  y. II  =  6.

   \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{1}{3}\)

Vậy :  x = 1;  y =  3.

Công thức hóa học: SO3

* VD2 :  Na2(SO4)y

\(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{I} = \frac{2}{1}\).

Công thức hóa học : Na2SO4.

3. Bài ca hóa trị

Kali, Iot, Hidro

Natri với Bạc, Clo một loài

Là hóa trị I hỡi ai

Nhớ ghi cho rõ khỏi hoài phân vân

Magie, Kẽm với Thủy ngân

Oxi, Đồng , Thiếc thêm phần Bari

Cuối cùng thêm chữ Canxi

Hóa trị II nhớ có gì khó khăn

Này Nhôm hóa trị III lần

In sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon, Silic này đây

Có hóa trị IV không ngày nào quên

Sắt kia lắm lúc hay phiền

II, III lên xuống nhớ liền nhau thôi

Lại gặp Nito khổ rồi

I, II, III, IV khi thời lên V

Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

Xuống II lên VI khi nằm thứ IV

Photpho nói đến không dư

Có ai hỏi đến thì ừ rằng V

Em ơi cố gắng học chăm

Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng.

II.GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1.(Trang 37 SGK)

a) Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử ) là gì?

b) Xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?

Bài làm:

a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thì khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

b) Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Câu 2.(Trang 37 SGK)

Hãy xác định giá trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

a) KH, H2S, CH4

b) FeO, Ag2O, NO2

Bài làm:

a) Trong hợp chất

KH: K có hóa trị I, H có hóa trị I

H2S: H có hóa trị I và S có hóa trị II.

CH4 : C hóa trị IV và H hóa trị I.

b) Trong hợp chất

FeO: Fe có hóa trị II và O hóa trị II

Ag2O : Ag hóa trị I và O hóa trị II

NO2: N hóa trị IV và O hóa trị II.

Câu 3.(Trang 37 SGK)

a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu trên làm ví dụ.

b) Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.

Bài làm:

a) Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b

  • Biết x,y và a(hoặc b) thì tính được b(hoặc a).
  • Biết a , b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học. chuyển thành tỉ lệ: $\frac{x}{y}=\frac{b}{a}=\frac{b'}{a'}$
  • Lấy x = b hay b’ và y = a’ ( nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b).

Ví dụ

  • KH: 1.I = 1.I
  • Ag2O: I.2 = II.1

b) Ta có : Kx(SO4)y.

Theo công thức hóa học K2SO4, trong đó K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II à x = 2, y = 1

Vậy CTHH K2SO4.

Câu 4.(Trang 38 SGK)  

a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3.

b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

Bài làm:

a)Theo quy tắc hóa trị ta có:

  • ZnCl2 : 1. a = 2 . I => Zn có hóa trị II.
  • CuCl: 1 . a = 1. I => Cu có hóa trị I.
  • AlCl3 : 1 .a = 3 . I =>  Al có hóa trị III.

b) Ta có:  x.a = y.b => 1.a = 1.2 

=> hóa trị của Fe là II.

Câu 5.(Trang 38 SGK)

a) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau: P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O.

b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

Na (I) và (OH) (I) ; Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3) (I).

Bài làm:

a) Theo quy tắc hóa trị ta có:

  • PH3 ( P hóa trị III, H hóa trị I )
  • CS2 ( C hóa trị IV, S hóa trị II )
  • Fe2O3 ( Fe hóa trị III, O hóa trị II ).

b) Theo quy tắc hóa trị ta có:

  • NaOH ( Na hóa trị I, nhóm OH hóa trị I);
  • CuSO4 ( Cu hóa trị II, nhóm SO4 hóa trị II);
  • Ca(NO3)2 ( Ca hóa trị II, NO3 hóa trị I).

Câu 6.(Trang 38 SGK)

Một số công thức hoá học viết như sau:

MgCl, KO, CaCl2, NaCO3.

Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.

Bài làm:

Những công thức hóa học viết sai là: MgCl, KO, NaCO3;

=>Công thức đúng: MgCl2, K2O, Na2CO3.

Câu 7.(Trang 38 SGK)

Biết N (IV), hãy chọn công thức hóa học nào phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau đây: NO, N2O3, N2O, NO2.

Bài làm:

N (IV) =>Công thức hóa học phù hợp là NO2

Câu 8.(Trang 38 SGK)

a) Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 ( trang 42,43).

b) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức cho sau đây:

A. BaPO4

B. Ba2PO4

C. Ba3PO4

D. Ba3(PO4)2

Bài làm:

a) Hóa trị của Ba là II, nhóm (PO4) là III

b) Theo công thức hóa trị =>Đáp án D:  Ba3(PO4)2

Bài viết gợi ý: