I) Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

4) Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

5) Phải mang kính bảo hộ.

6) Phải cột tóc gọn lại.

7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.

9) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

10) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

11) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

12) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

13) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

II. Hướng dẫn thực hành

Thí nghiệm 1 : Sự lan toả của amoniac

Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ tím.

Bài làm:

Thí nghiệm 1 : Sự lan toả của amoniac

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, bông,…
  • Hóa chất: dung dịch NH3, quỳ tím.

Cách tiến hành:

  • Thử trước để thấy amoni làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu xanh.
  • Bỏ một mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm.
  • Lấy nút có dính bông được tẩm dung dịch amoniac (từ dung dịch này, khí amoniac sẽ bay ra), đậy ống nghiệm.

Hiện tượng – giải thích:

  • Ta thấy quỳ tím ẩm trong ống nghiệm dần dần chuyền sang màu xanh do hơi NH3 từ trong bông đậy ống nghiệm bay ra.

Thí nghiệm 2:  Sự lan tỏa của kali pemanganat (thuốc tím) trong nước

  • Quan sát sự đổi màu của nước ở những chỗ có thuốc tím (càng chờ lâu, kết quả càng rõ).
  • So sánh màu của nước trong hai cốc.

Bài làm:

Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của kali pemanganat (thuốc tím) trong nước

 

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: cốc đựng nước,…
  • Hóa chất: mảnh vụt thuốc tím

Cách tiến hành:

  • Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.
  • Lấy chừng ấy thuốc tím bỏ vào cốc nước (2). Lần này cho từ từ, rơi từng mảnh. Để cốc nước (2) lặng yên, không khuấy hay động vào.

Hiện tượng – giải thích:

  • Cốc (1): Thuốc tím tan ra , dung dịch chuyển thành màu tím.
  • Cốc (2): Thuốc tím tự khếch tán từ từ trong dung dịch, dung dịch chuyển từ từ thành màu tím.
  • Màu của cốc (2) gần như màu của cốc 1 do thuốc tím có khả năng khuếch tán trong dung dịch.

 

Bài viết gợi ý: