I.TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Hệ thống hóa kiến thức Polime
2. So sánh hai loại phản ứng điều chế polime
Mục so sánh |
Trùng hợp |
Trùng ngưng |
Định nghĩa |
Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hoặc tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime). |
Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (H2O, ...). |
Quá trình |
n monome → Polime |
n monome → polime + các phân tử nhỏ khác |
Sản phẩm |
Polime trùng hợp |
Polime trùng ngưng |
Điều kiện của monome |
Có liên kết và vòng kém bền |
Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng. |
II.GIẢI BÀI TẬP
Câu 1.(Trang 76 SGK)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.
C. Hệ số mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp.
D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.
Bài làm:
Đáp án B
Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.
Câu 2.(Trang 76 SGK)
Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?
A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ;
B. Tơ visco, tơ tằm;
C. Cao su isopren, tơ visco, nilon-6, keo dán gỗ;
D. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.
Bài làm:
Đáp án B
Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên là tơ visco, tơ tằm.
Câu 3.(Trang 77 SGK)
Cho biết các monome được dùng để điều chế các polime sau:
a.(-CH2 – CH(Cl) – CH2 – CH(Cl)-)n
b. …-CF2 - CF2 - CF2 - CF2 -…
c.(-CH2 – CH(CH3) – CH2 – CH(CH3) -)n
d.(-NH - [CH2]6 – CO-)n
e.(-OC – C6H5 – COOCH2 – C6H5 – CH2 – O-)n
g.(-NH – [CH2]6 – NH – CO – [CH2]4 – CO-)n
Bài làm:
Các monome được dùng để điều chế các polime trên là:
a. CH2 = C(Cl) – CH = CH(Cl)
b.CF2 = CF2
c.CH2 = C(CH3) – CH = CH2
d.NH2 – [CH2]6 – COOH
e.HOC – C6H5 – COOCH2 – C6H5 – CH2 – OH
g.NH2 – [CH2]6 – NH – CO – [CH2]4 - COOH
Câu 4.(Trang 77 SGK)
Trình bày cách nhận biết các mẫu vật liệu sau:
a) PVC (làm vải giả da) và da thật.
b) Tơ tằm và tơ axetat.
Bài làm:
Lấy ở mỗi mẫu làm mẫu thử rồi đem đốt. Mẫu nào có mùi khét là da thật và tơ tằm, do thành phần của các polime này là protein còn lại là PVC và tơ axetat.
Câu 5.(Trang 77 SGK)
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ sau:
- Stiren → polistiren.
- Axit ω- aminoenantoic (H2-[CH2]6- COOH) → polienantamit (nilon - 7)
b) Để điều chế 1 tấn mỗi loại polime trên cần bao nhiêu tấn monome mỗi loại, biết rằng hiệu suất của cả hai quá trình điều chế trên là 90 %.
Bài làm:
nC6H5CH = CH2 \[\overset{xt,p,{{t}^{0}}}{\mathop{\to }}\,\] C6H5(-CH = CH2-)n
nH2N-[CH2]6 – COOH \[\to \] (NH – [CH2]6 – CO)n + nH2O (2)
b) Từ (1),thực tế khối lượng stiren cần để điều chế 1 tấn polistiren cần:
mstiren = 1 / 90% = 1,11 (tấn)
Tư (2), theo lý thuyết khối lượng H2N-[CH2]6 – COOH cần để điều chế 1 tần nilon – 7 là:
\[\frac{1145}{127}\]= 1,14 (tấn)
vì H = 90 % nên m ω – aminotoic = 1,14/ 90% = 1, 27 (tấn)