I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Loại hợp chất |
Amin bậc 1 |
Aminoaxit |
Protein |
|
Công thức chung |
R-NH2 |
C6H5NH2 |
H2N-CH(R)COOH |
…-NH-CH(Ri)-CO-.. |
Tính chất hóa học |
||||
+H2O |
Tạo dd bazo |
- |
- |
- |
+HCl |
Tạo muối |
Tạo muối |
Tạo muối |
Tạo muối hoặc bị thủy phân khi đun nóng |
+NaOH |
- |
- |
Tạo muối |
Thủy phân khi đun nóng |
+R1OH/ Khí HCl |
- |
- |
Tạo este |
- |
+Br2(dd)/H2O |
- |
Tạo kết tủa |
- |
- |
+Trùng ngưng |
- |
- |
\[\varepsilon -\omega \]Aminoaxit tham gia phản ứng trùng ngưng |
- |
+Cu(OH)2 |
- |
- |
- |
Tạo hợp chất màu tím |
Chú thích:
- (+) Có phản ứng, không yêu cầu viết phương trình
- (-) Không phản ứng
II.GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1.(Trang 58/SGK)
Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ?
A. C6H5NH2;
B. H2N-CH2-COOH;
C. CH3CH2CH2NH2;
D. H2N – CH(CH2–CH2–COOH)COOH
Bài làm:
Đáp án C
Đổi màu quỳ tím xanh nên dung dịch có môi trường bazơ => CH3CH2CH2NH2
Câu 2.(Trang 58/SGK)
C2H5NH2 trong H2O không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?
A. HCl;
B. H2SO4;
C. NaOH;
D. Quỳ tím.
Bài làm:
Đáp án C
C2H5NH2 trong H2O có môi trường kiềm nên không phản ứng với NaOH
Câu 3.(Trang 58/SGK)
Viết các phương trình hóa học của phản ứng giữa tirozin HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH với các chất sau:
a) HCl;
b) Nước brom;
c) NaOH;
d) CH3OH/HCl (hơi bão hòa).
Bài làm:
a) Phản ứng với HCl
HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH + HCl → HO–C6H4–CH2–CH(NH3Cl)–COOH
b) Phản ứng với nước brom
HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH + Br2 → HO–C6H2Br2–CH2–CH(NH2)–COOH + 2HBr.
c)Phản ứng với NaOH
HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH + 2NaOH → NaO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COONa + 2H2O
d) Phản ứng với CH3OH/HCl (hơi bão hòa).
Câu 4.(Trang 58/SGK)
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Bài làm:
a) Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
- Lấy từng giọt của mỗi mẫu thử nhỏ vào quỳ tím
- Mẫu nào quỳ không chuyển màu là là NH2-CH2-COOH.
- Hai mẫu còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3COONa.
CH3NH2 + HOH ⇔ CH3NH3+ + OH–
CH3COO– + HOH ⇔ CH3COOH + OH–
- Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc,
- Mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
b) Lấy mỗi chất một ít làm mẩu thử.
- Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
- Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.
- Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.
Câu 5.(Trang 58/SGK)
Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M; sau đó đem cô cạn thì được 1,815 gam muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì tỷ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng phân tử của A có mạch cacbon không phân nhánh và A thuộc loại α-amino axit.
b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế, khi
- Thay đổi vị trí nhóm amoni.
- Thay đổi cấu tạo gốc hiđrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α .
Bài làm:
a) nHCl =0,08 .0,125 = 0,01 (mol)
nHCl = nA => A chỉ có 1 nhóm NH2,
MA = 1,851/0,01 – 36,5 = 145 (g/mol)
nA : nNaOH = 1 : 1 => A chỉ có 1 nhóm COOH
Gọi công thức của A là H2N-R-COOH
=> mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)
=>R là gốc C6H12
Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:
CH3 –[CH2]4–CH(NH2)COOH
b)Công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A
CH3 –CH2–CH2–CH2–CH2–CH(NH2)COOH axit 2-aminoheptanoic
CH3 –CH2–CH2–CH2–CH(NH2)–CH2COOH axit 3-aminoheptanoic
CH3 –CH2–CH2–CH(NH2)–CH2–CH2COOH axit 4-aminoheptanoic
CH3 –CH2–CH(NH2)–CH2–CH2–CH2COOH axit 5-aminoheptanoic
CH3–CH(NH2)–CH2–CH2–CH2–CH2COOH axit 6-aminoheptanoic
H2N–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2COOH axit 7-aminoheptanoic