I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Khái niệm

  • Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
  • Ví dụ:
    • Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác.
    • Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

2. Tính chất

Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.

  •  Ví dụ:
    • Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…
    • Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…
    • Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…
    • Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.

3. Ứng dụng

  • Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…
  • Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.
  • Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…
  • Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.

II.GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. (Trang 91 SGK) 

Những tính chất vật lí chung của kim loại tinh khiết biến đổi như thế nào khi chuyển thành hợp kim?

Bài làm:

Tính chất vật lí chung của kim loại tinh khiết khi chuyển thành hợp kim: tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác nhiều so với các đơn chất.

Câu 2. (Trang 91 SGK) 

Để xác định hàm lượng của bạc trong hợp kim, người ta hoà tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit HCl dư vào dung dịch trên, thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng của bạc trong hợp kim.

Bài làm:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O                     (1)

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3                               (2)

Từ phương trình (2) =>Kết tủa thu được chính là AgNO3

=>nAgCl = nAg = \[\frac{0,389}{143,5}\] = 0,00277 (mol)

Hàm lượng bạc trong hợp kim là:

%Ag = (\[\frac{0,00277.108}{0,5}\]) . 100% = 59,9%

Câu 3. (Trang 91 SGK) 

Trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

A. 81% Al và 19% Ni                        

B. 82% Al và 18% Ni

C. 83% Al và 17% Ni                        

D. 84% Al và 16% Ni.

Bài làm:

Đáp án B

Giả sử trong hợp kim Al-Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni: 

mhợp kim  = 10.27 + 1.58 = 328

%Al = (\[\frac{270}{328}\]) .100% = 82%

%Ni = 100% - 82,31% = 18%

Câu 4. (Trang 91 SGK) 

Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là

A. 27,9% Zn và 72,1% Fe                          

B. 26,9% Zn và 73,1% Fe

C. 25,9% Zn và 74,1% Fe                          

D. 24,9% Zn và 75,1% Fe

Bài làm:

Đáp án  A

Gọi x và y là số mol của Zn và Fe => 65x + 56y = 2,33 (*)

Zn + 2H+ →  Zn2+ + H2  (1)

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2   (2)

Từ phương trình (1) (2) => nH2 = \[\frac{0,896}{22,4}\] = x + y = 0,04 (mol) (**)

Từ (*) và (**)=> x = 0,01; y = 0,03

Phần trăm về khối lượng về khối lượng của hợp kim này là:

%mZn = (\[\frac{65.0,01}{2,33}\]) . 100% = 27,9%;

%mFe = 100% - 27,9% = 72,1%

 

Bài viết gợi ý: