CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
Các bằng chứng tiến hoá
Bằng chứng tiến hoá gồm:
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU
- Là 1 lĩnh vực của sinh học, nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài dựa trên việc so sánh các đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật.
- Cơ quan tương đồng: là cơ quan được tiến hóa từ 1 cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau
Ví dụ: tay người, cánh dơi, vây cá voi à chi trước của lớp thú
- Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Những sai khác về chi tiết là do chúng thực hiện những chức năng khác nhau.
Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li
-*Cơ quan thoái hóa cũng là 1 loại cơ quan tương đồng nhưng cấu trúc đã bị tiêu giảm và không còn chức năng. Cơ quan thoái hóa giúp ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này bắt nguồn từ một tổ tiên chung.
Ví dụ: xương cụt à vết tích của đuôi, ruột thừaà vết tích manh tràng, mấu thịt trong khóe mắt à vết tích của mí mắt thứ 3
* Cơ quan tương tự: là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc
Ví dụ: chân ếch và chân vịt à đều có màng; cánh chim, cánh bướm, cánh dơi à để bay
- Sự tương đồng về một số đặc điểm giải phẩu giữa các loài là bằng chứng cho thấy chúng được tiến hóa từ một loài tổ tiên.
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
Ví dụ: : loài người và tinh tinh ngày nay.
- Bảng so sánh:
- Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ rằng chúng đều được tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung. Các loài càng có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau.II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC
- Ví dụ: sự tương đồng trong quá trình phát triển phôi của một số động vật có xương sống như: cá, thằn lằn, thỏ, người…
BÀI TẬP:
Câu 1: Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh nguồn gốc chung.
C. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau và có hình thái tương tự nhau.
D. Cơ quan thoái hóa là cơ quant hay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng.
Câu 2: Trong tiến hóa, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hóa phân li
B. sự tiến hóa đồng quy
C. sự tiến hóa song hành
D. nguồn gốc chung giữa các loài
Câu 3: Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong các nội quan
B. các giai đoạn phát triển phôi thai
C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất
Câu 4: Thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng nguồn. Đây là ví dụ về
A. bằng chứng giải phẫu so sánh
B. bằng chứng phôi sinh học
C. bằng chứng địa lí sinh vật học
D. bằng chứng tế bào học (hóa sinh)
Câu 5: Cấu tạo khác nhau về chi tiết các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài
B. CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau
C. chúng ó nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 6: Cánh của dơi, vây ngực của cá vọi, chân trước của mèo và tay người là
A. cơ quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau
B. cơ quan tương tự, vì cùng nguồn gốc và có kiểu cấu tạo giải phẫu giống nhau
C. cơ quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có kiểu cấu tạo giải phẫu giống nhau
D. cơ quan tương tự, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau.
Câu 7: Khi nói về cơ quan tương đồng, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?
(1) Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng phản ánh sự tiến hóa phân li.
(2) Cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung.
(3) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
(4) Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về chi tiết cấu tạo, hình thái giữa các cơ quan tương đồng là do chúng có nguồn gốc khác nhau.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 8: Khi nói về bằng chứng sinh học phân tử, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.
B. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin trong phân tử protein hay trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.
C. Phân tíc trình tự các axit amin của cac loại protein hay trình tự các nucleotit của các gen khác nhau ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
D. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein,… chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Câu 9: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa?
(1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5) Xương cùng. (6) Tai
A. (2), (3) và (5)
B. (2), (4) và (5)
C. (3), (4) và (5)
D. (4), (5) và (6)
Câu 10: Những bằng chứng tiến hóa chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung là
A. cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
B. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự
C. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa
D. cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa
Bài 11: Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?
Bài 12: Hãy tìm một số bằng chứng ở mức độ sinh học phân tử đế chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc?
Bài 13: Địa lí sinh học là gì? Nghiên cứu về địa lí sinh học cung cấp cho ta những bằng chứng gì về sự tiến hoá của sinh giới?
Bài 14: Tại sao những cơ quan thoái hoá không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?
Đáp án - Hướng dẫn giải
Bài 11 : Cơ quan thoái hóa hay được sử dụng như bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài đơn giản là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.
Bài 12
- Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.
- Ví dụ, mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hóa vật chất như đường phân.
Bài 13: Nghiên cứu về sự phân bố của các loài trên Trái Đất có thể cung cấp cho ta bằng chứng gián tiếp về mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Ví dụ, Đacuyn nghiên cứu so sánh các đặc điểm hình thái của các loài chim sẻ trên quần đảo Galapagos và các loài chim ở vùng Trung Mĩ. Ông đã đi đến kết luận là các loài chim trên đảo có nguồn gốc từ đất liền Trung Mĩ.
Bài 14 :Các gen quy định cơ quan thoái hóa không bị CLTN đào thải vì những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể sinh vật.
Những gen này chỉ có thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên vì thế có thể thời gian tiến hóa còn chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.