I.TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Sự oxi hóa

Là sự tác dụng  của oxi với 1 chất.

Ví dụ: Fe2O3

2. Phản ứng hóa hợp

2.1. Ví dụ

Em hãy ghi số chất phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng sau đây:

Phản ứng hóa học

Số chất phản ứng

Số chất sản phẩm

4P + O2 → 2P2O5

2

1

3Fe + 2O2 → Fe3O4

2

1

CaO + H2O → Ca(OH)2

2

1

 Nhng phn ng trên được gi là phn ng hóa hp. 

(Sự oxy hóa là sự nhường electron)

2.2. Định nghĩa

  • Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.
  • Các phản ứng trên xảy ra khi ở nhiệt độ cao.

3. Ứng dụng của Oxi

Khí oxi cần cho:

  • Sự hô hấp của người và động vật.
  • Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1 : Trang 87 sgk hóa 8

Dùng cụm từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau :

"một chất mới ; sự oxi hóa ; đốt nhiên liệu ; sự hô hấp ; chất ban đầu."

a) Sự tác dụng của oxi với một chất là …………………

b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có……………………..được tạo thành từ hai hay nhiều ………………

c) Khí oxi cần cho ………………… của người và động vật và cần để ………………….trong đời sống và sản xuất.

Bài làm:

a) Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

c) Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật và cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

Câu 2 : Trang 87 sgk hóa 8

Lập phương trình phản ứng hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie Mg, kẽm Zn, sắt Fe, nhôm Al, biết rằng công thức hóa học của các hợp chất được tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3.

Bài làm:

Lưu huỳnh với kim loại magie Mg:

S   +   Mg    →      MgS

Lưu huỳnh với kim loại kẽm Zn:

S   +  Zn     →      ZnS

Lưu huỳnh với kim loại sắt Fe:

S   +  Fe      →    FeS.

Lưu huỳnh với kim loại nhôm Al:

3S  +   2Al   →    Al2S3.

Câu 3 : Trang 87 sgk hóa 8

Tính thể tích oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn lượng khí metan CH4 có trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đo ở đktc.

Bài làm:

Ta có :1 m3 = 1000 dm3 = 1000 lít.

=> 1m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy có thể tích khí CH4 là:

VCH4 = 1000(100% - 2%) = 980 (lít).

Phương trình phản ứng hóa học :

         CH4   +     2O2       →     CO2       +    2H2O.

(mol)     1            2

Vậy thể tích khí oxi cần dùng là :

\(V_{O_{2}}=\frac{2.22,4.980}{22,4}\) = 1960 (lít).

Câu 4 : Trang 87 sgk hóa 8

a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.

b) Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại ?

Bài làm:

a) Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy kín nút, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Vì để duy trì sự cháy của cây nến thì cần đến oxi, như vậy cây nến càng cháy lâu thì lượng oxi càng giảm dần cho đến hết, khi oxi hết thì ngọn lửa sẽ tắt.

b) Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại là vì để không cung cấp tiếp khí oxi cho đèn. Lúc đó đèn sẽ tự tắt.

Câu 5 : Trang 87 sgk hóa 8

Hãy giải thích vì sao :

a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm ?

b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí ?

c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và các thợ lặn làm việc lâu dưới nước... đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt ?

Bài làm:

a) Càng lên cao, tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm do oxi có khối lượng nặng hơn không khí.

b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí do:

  • bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần so với không khí.
  • Trong không khí,  thể tích oxi chỉ chiếm 1/5 lần, phần còn lại là hầu hết nitơ và các khí khác.

c) Nhiều bệnh nhân bị khó thở và các thợ lặn làm việc lâu ở dưới nước,... đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt là do sử dụng máy nén oxi để cung cấp oxi cho những người này được tốt hơn.

 

Bài viết gợi ý: