I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Nội dung ôn tập
a. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước
Khả năng phản ứng với nước giảm dần theo thứ tự: Na > Mg > Al
b. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3 H2
c. Thí nghiệm 3: Tính lưỡng tính của Al(OH)3
Al2O3 + 2 NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
2. Kĩ năng thí nghiệm
- Khi tiến hành thí nghiệm của Natri vào nước nhớ sử dụng cốc, chậu có thể tích nước lớn. Do phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên với lượng nước nhiều sẽ giúp hấp thụ bớt lượng nhiệt thoát ra, tránh gây nứt, vỡ đồ đựng bằng thủy tinh.
- Khi rót hóa chất bằng ống hút vào ống nghiệm nên để giọt hóa chất rớt men theo thành ống nghiệm xuống, phản ứng sẽ diễn ra êm dịu hơn, tránh gây văng, bắn hóa chất ra ngoài.
- Lấy một mẩu nhỏ Natri và phải làm sạch lớp dầu bảo quản để tránh gây cháy nổ hoặc tạo thành dung dịch NaOH đặc làm mất màu dung dịch penolphtalein.
II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước
- Quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.
- Nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình hóa học của các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài làm:
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước
Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,…
- Hóa chất: dung dịch phenolphtalein, mẩu natri nhỏ,…
Cách tiến hành:
- Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất ( khoảng ¾ ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein ; đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẩu natri nhỏ bằng hạt gạo (hình 6.8a).
- Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu kim loại Mg, và ống thứ ba một mẩu kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit.
- Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.
Hiện tượng – giải thích:
- Khi không đun nóng:
- Ống nghiệm thứ nhất: khi cho mẩu Na vào ống nghiệm, ta thấy mẩu Na tác dụng mạnh liệt với nước, và phản ứng trên bề mặt dung dịch. Màu hồng của phenolphtalein lan từ đầu dung dịch đến hết dung dịch.
2Na + H2O → 2NaOH
-
- Ống thứ 2 và ống thứ 3: không có hiện tượng gì, do Mg, Al không phản ứng với nước ở điều kiện này.
- Khi đun nóng:
- Ống 1 hiện tượng như trên nhưng mãnh liệt hơn, ống 2 và ống 3, dung dịch chuyển dần sang màu hồng và ống 2 có màu hồng đậm hơn ống 3.
Thí nghiệm 2: Tác dụng với dung dịch kiềm
- Quan sát bọt khí thoát ra.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Bài làm:
Thí nghiệm 2: Tác dụng với dung dịch kiềm
Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ ,…
- Hóa chất: dung dịch NaOH loãng, mẩu nhôm.
Cách tiến hành:
- Rót 2 – 3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẩu nhôm.
- Đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra mạnh hơn.
Hiện tượng – giải thích:
- Khi cho mẩu nhôm vào dung dịch NaOH loãng ta thấy bọt khí xuất hiện, mẩu nhôm tan dần.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
- Quan sát hiện tượng.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng và giải thích hiện tượng.
Bài làm:
Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…
- Hóa chất: dung dịch AlCl3, dung dịch NH3, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH
Cách tiến hành:
- Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3ml dung dịch AlCl3 rồi nhỏ dung dịch NH3 dư vào sẽ thu được kết tủa Al(OH)3.
- Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một ống, lắc nhẹ.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào ống kia, lắc nhẹ.
Hiện tượng giải thích:
- Khi cho NH3 vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3 ta thấy kết tủa trắng keo xuất hiện, khi cho NH3đến dư thì kết tủa không tan.
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
- Khi cho NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch AlCl3, ta thấy kết tủa trắng keo xuất hiện rồi, khi cho NaOH đến dư thì thấy kết tủa tan hết tạo dung dịch trong suốt.
AlCl3 + NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O