I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

  • Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2
  • Ô thứ 26, nhóm VIIIB, chu kì 4
  • Sắt dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+.

2. Tính chất vật lí

  • Sắt là kim loại màu trắng hơi xám
  • Có khối lượng riêng lớn (d = 8,9 g/cm3), nóng chảy ở 15400C. 
  • Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ.

3. Tính chất hóa học

  • Là kim loại có tính khử trung bình.
    • Với chất oxi hoá yếu: Fe → Fe2+ + 2e
    • Với chất oxi hoá mạnh: Fe → Fe3+ + 3e

a. Tác dụng với Phi kim

  • Thí nghiệm: Sắt phản ứng với Lưu huỳnh: \(Fe+S\overset{t^{0}}{\rightarrow}FeS\)
  • Thí nghiệm: Sắt cháy trong Oxi: \(Fe+O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}\)​
  • Thí nghiệm: Sắt tác dụng với Clo: \(2Fe+3Cl_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}2FeCl_{3}\)

b. Tác dụng với axit

  • Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Fe đưa về sắt (II), H+ chuyển thành H2
    • Thí nghiệm của Sắt trong dung dịch sunfuric loãng: \(Fe + H_{2}SO_{4}\rightarrow FeSO_{4}+H_{2}\uparrow\)

Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng: Fe khử \(N^{+5}\) hoặc \(S^{+6}\) trong HNO3 hoặc H2SO4đặc, nóng đến số oxi hoá thấp hơn, còn Fe bị oxi hoá thành \(Fe^{3+}\).

  • Thí nghiệm: Sắt trong dung dịch HNO3 loãng: \(Fe+4HNO_{3}\rightarrow Fe(NO_{3})_{3}+NO\uparrow+2H_{2}O\)
  • Lưu ý: Fe bị thụ động bởi các axit HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc, nguội.

c. Tác dụng với dung dịch muối

  • Sắt có thể khử được các ion của các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa.
  • Thí nghiệm: Sắt phản ứng với dung dịch Đồng(II) sunfat \(Fe+CuSO_{4}\rightarrow FeSO_{4}+Cu\downarrow\)

d. Tác dụng với nước

  • Phương trình hóa học:
      • \(3Fe+4H_{2}O\overset{t^{0}<570^{0}C}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}+4H_{2}\uparrow\)
      • \(Fe+H_{2}O\overset{t^{0}>570^{0}C}{\rightarrow}FeO+H_{2}\uparrow\)​

4. Ứng dụng

  • Chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau Al).
  • Trong tự nhiên sắt chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất có trong các quặng:
      • quặng manhetit (Fe3O4)
      • quặng hematit đỏ (Fe2O3)
      • quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O)
      • quặng xiđerit (FeCO3)
      • quặng pirit (FeS2)
  • Có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu
  • Có trong các thiên thạch.

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. (Trang 141 SGK) 

Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl?

A. Na, Mg, Ag ;                                     

B. Fe, Na, Mg;

C. Ba, Mg, Hg ;                                     

D. Na, Ba, Ag.

Bài làm:

Đáp án B

Các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuCl2 là Fe, Na, Mg.

Câu 2. (Trang 141 SGK) 

Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+ ?

A. [Ar]3d6    ;                                                                 

B. [Ar]3d5  ;

C. [Ar]3d ;                                                                  

D. [Ar]3d3.

Bài làm:

Đáp án B

Cấu hình electron của Fe3+ là:  [Ar]3d5

Câu 3. (Trang 141 SGK) 

Cho 3,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg.                                                      

B. Zn.

C. Fe.                                                        

D. Al.

Bài làm:

Đáp án C

Gọi kim loại cần tìm là M có số oxi hóa +n trong muối

PTHH:    M  +  nH2SO4  →  M(SO4)n + nH2

Khối lượng của gốc sunfat là: 6,84 – 2,52 = 4,32 (g)

=>nSO4 = \[\frac{4,32}{96}\] = 0,045 (mol)

Theo phương trình hóa học =>nM = \[\frac{0,045}{n}\] (mol)

Khối lượng mol của kim loại M là: \[\frac{56}{n}\] . Vậy n = 1 thì M = 56 => M là kim loại sắt (Fe)

Câu 4. (Trang 141 SGK) 

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là :

A.Zn.                                        

B.Fe.

C.Al.                                        

D.Ni.

Bài làm:

Đáp án B

Gọi kim loại cần tìm là M có số oxi hóa +n trong muối

PTHH:  2M + 2nHCl  →  2MCl+ nH2

Ta có nH2=\[\frac{0,336}{22,4}\]=0,015 (mol)

=>nM = \[\frac{0,03}{n}\].

Khối lượng kim loại phản ứng là: mM phản ứng  = 50.1,68% = 0,84 (g)

Khối lượng mol của kim loại M là: 28.n

Vậy n = 2, thì M = 56 => M là kim loại sắt (Fe)

Câu 5. (Trang 141 SGK) 

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.

Bài làm:

Khi hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl: nH2 = \[\frac{8,96}{22,4}\] = 0,4 (mol)

M → M+n + ne

Fe → Fe+2 + 2e

2H+ + 2e → H2

=>ne = 0,4.2 = 0,8 (mol)

Khi cho hỗn hợp A tác dụng với khí Cl2: nCl2 = \[\frac{12,32}{22,4}\] = 0,55 (mol)

M → M+n + ne

Fe → Fe+3 + 3e

Cl2 + 2e → Cl-

=>ne = 0,55.2 = 0,11 (mol)

=>Số mol e tăng = nFe = 0,11 – 0,8 = 0,3 (mol)

Mà trong hỗn hợp A nM = \[\frac{{{n}_{Fe}}}{3}\] = 0,1 (mol)

Khối lượng của M trong hỗn hợp A là : 19,2 – 0,3.56 = 2,4 (g)

=>MM = \[\frac{2,4}{0,1}\] = 24 => M là kim loại magie

Phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A là:

%Mg = (\[\frac{2,4}{19,2}\]) .100% = 12,5%

%Fe = 100% - 12,5% = 87,5%

 

Bài viết gợi ý: