I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Chất tan và chất không tan

a) Thí nghiệm về tính tan của chất

  • Thí nghiệm 1: Hòa tan cát và muối vào nước

Nhận xét: Muối tan tốt trong nước, cát không tan trong nước.

Kết luận: Có chất tan, có chất không tan trong nước.

  • Thí nghiệm 2: Thử tính tan ít hay nhiều của đá vôi (CaCO3) trong nước

Kết luận: Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước

b) Tính tan trong nước của một số axit, bazơ và muối

  • Hầu hết axit tan trong nước trừ axit silixic (H2SiO3)
  • Bazơ hầu hết không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ba(OH)còn Ca(OH)2 ít tan
  • Muối:
    • Muối của Na, K đều tan như KCl, NaNO3, ...
    • Muối nitrat đều tan như Ba(NO3)2, Mg(NO3)2
    • Phần lớn muối clorua, sunfat tan. Muối cacbonat đều không tan. Muối CuCl2 (tan), AgCl (không tan), K2SO4 (tan), BaSO4 (không tan)...

2. Độ tan của một chất trong nước

a) Định nghĩa

Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Ví dụ: Ở 250C khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 250C là 36 gam.

b) Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì độ tan càng lớn

Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì độ tan càng lớn.

Ví dụ: Ta tiến hành thí nghiệm hòa tan của chất khí khi tăng áp suất. Với cùng lượng chất khí và nước nhưng ta lần lượt giảm thể tích ở bình 2 và 3 theo mức độ tăng dần như hình vẽ:

Nhận xét: Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì độ tan càng lớn  Lượng khí hòa tan trong bình 3 là nhiều nhất.

II.GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1 : Trang 140 sgk hóa 8

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

Bài làm:

Đáp án D: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa

Câu 2 : Trang 142 sgk hóa 8

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

A. Đều tăng;                    

B. Đều giảm;                      

C. Phần lớn là tăng;

D. Phần lớn là giảm;                    

E. Không tăng và cũng không giảm.

Bài làm:

Đáp án C: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước phần lớn là tăng.

Câu 3 : Trang 142 sgk hóa 8

Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. Đều tăng; 

B. Đều giảm;

C. Có thể tăng và có thể giảm;

D. Không tăng và cũng không giảm.

Bài làm:

Đáp án A : Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước đều tăng

Câu 4 : Trang 142 sgk hóa 8

Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (hình 6.5), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 100C và 600C.

Bài làm:

Từ điểm nhiệt độ 100C và 600C ta kẻ những đoạn thẳng song song với trục độ tan (trục đứng), tại giao điểm của những đoạn thẳng này với các đồ thị ta kẻ những đoạn thẳng song song với nhiệt độ (trục ngang) ta sẽ đọc được độ tan của các chất như sau:

  • Độ tan NaNO3: ở 100C là 80 g, ở 600C là 130 g
  • Độ tan KBr: ở 100C là 60 g, ở 600C là 95 g
  • Độ tan KNO3: ở 100C là 20 g, ở 600C là 110 g
  • Độ tan NH4Cl: ở 100C là 30 g, ở 600C là 70 g
  • Độ tan NaCl: ở 100C là 35 g, ở 600C là 38 g
  • Độ tan Na2SO4: ở 100C là 60 g, ở 600C là 45 g

Câu 5 : Trang 142 sgk hóa 8

Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 180C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53 g Na2CO3 trong 250 g nước thì được dung dịch bão  hòa.

Bài làm:

Tại 18oC độ tan của muối Na2CO3 trong nước là:

SNa2CO3 =  \(\frac{53 . 100}{250}\) = 21,2 g

 

Bài viết gợi ý: