BÀI 6: AXIT NUCLÊIC

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

 - ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit.

- Trình tự các nuclêôtit trên ADN làm nhiệm vụ mã hóa cho trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (prôtêin).

-Các prôtêin lại cấu tạo nên các tế bào và do vậy quy định các đặc điểm của cơ thể sinh vật. Như vậy, các thông tin trên ADN có thể quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể sinh vật.

-Thông tin di truyền trên phân tử ADN được bảo quản rất chặt chẽ.

-Những sai sót trên phân tử  ADN hầu hết đều được hệ thống các enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

- Thông tin trên ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào.

- Thông tin di truyền trên ADN (gen) còn được truyền từ ADN ARN —> prôtêin thông qua các quá trình phiên mã và dịch mã

I. AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC - (ADN)

1. Cấu trúc hóa học của ADN

- ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit (viết tắt là Nu)

2. Cấu tạo một nuclêôtit:

- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

- Đường đêoxiribôza: C5H10O4

- Axit phốtphoric: H3PO4

 

- Bazơ nitơ: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:

+ Purin: nuclêôtit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin) (có cấu tạo vòng kép)

+ Pirimidin: nuclêôtit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin) (có cấu tạo vòng đơn)

- Tất cả các nuclêôtit đều giống nhau thành phần đường và photphat, nên người ta vẫn gọi tên thành phần bazơ nitơ là tên Nu: Nu loại A, G, T, X...

- Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit.

3. Sự tạo mạch

- Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nuclêôtit đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu đứng sau (tại vị trí C số 3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nuclêôtit kế tiếp => đieste). Liên kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3'-OH; 5'-photphat.

4. Cấu trúc không gian của ADN:

- Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.

- Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10 cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.

5. Tính chất ADN:

- Tính đa dạng trên cơ sở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.

 

BÀI TẬP:

Câu 1. So sánh cấu trúc và chức năng của ADN với ARN?

Đáp án:

 

Câu 2. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit là gì?

Đáp án:

 

  • ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit.
  • Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường đêôxiribôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X, chúng phân biệt nhau về bazơ nitơ nên người ta gọi tên của các nuclêôtit theo tên của các bazơ nitơ ( A = Ađênin, T = Timin, G = Guanin và X = Xitôzin).
  • Các nuclêôtit trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định. Ngược lại, liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh hoạt này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

Câu 3. Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN?

Đáp án:

Dựa vào chức năng của các ARN, người ta phân loại ARN thành 3 loại chính:

Câu 4. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc phân tích ADN?

Đáp án:

Rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.

  • Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết thống, xác định nhân thân của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này với ADN của một loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án. Tương tự như vậy, người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người này hay người kia nhờ vào sự giống nhau về ADN giữa con và bố.

Câu 5. Chứng minh trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng?

Đáp án:

  • Chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. ADN có cấu trúc phù hợp để thực hiện chức năng của nó.
  • Đầu tiên xét chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền nên nó phải thật bền vững. ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit, các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit. Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định giúp nó bảo quản và lưu trữ tốt thông tin di truyền. Mặt khác, các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
  • ADN phiên mã tạo ra ARN, nhờ đó mà thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN tới prôtêin theo sơ đồ ADN → ARN → prôtêin. Liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn làm cho ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, tính bền vững giúp nó bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền tốt còn tính linh hoạt giúp cho 2 mạch đơn của nó dễ dàng tách nhau ra trong quá trình tái bản (truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể) và phiên mã (truyền đạt thông tin di truyền từ ADN tới prôtêin để biểu hiện thành tính trạng cơ thể). Mặt khác, nhờ nguyên tắc bổ sung mà thông tin di truyền được sao chép một cách chính xác nhất, hạn chế tới mức tối thiểu những sai sót, đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác.
  • Ngoài ra, nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

Câu 6. Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng?

Đáp án:

  • ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các nuclêôtit làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng.
  • Ngoài ra, cấu trúc không gian khác nhau của các dạng ADN cũng mang tính đặc trưng.

Câu 7. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

Đáp án:

  • ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại), tuy liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
  • Mặt khác, do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch không bị hư sẽ được dùng làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị đột biến.

Câu 8. Tại sao cũng chỉ 4 loại nuclêôtit nhưng các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?

Đáp án:

Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ 4 loại nuclêôtit đó có thể tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.

Bài 9 Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN.

Đáp án:

Sự khác biệt giữa cấu trúc ADN và ARN là:

ADN: là chuỗi xoắn kép (gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit). Đơn phân của ADN là A (Ađênin), T (Timin), G (Guanin), X (Xitozin), trong thành phần của nó có đường đêôxribôzơ (C5H10O4).

ARN: Cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Đơn phân của ARN là A (Ađênin), U (Uraxin), G (Guanin), X (Xitôzin), trong thành phần của nó có đường ribôzơ (C5H10O5).

Bài 10 Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?

Đáp án:

Nếu phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân rất khó x = y ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em, khó xảy ra sự hoán vị gen tương ứng, rất khó tạo ra các biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Đồng thời, nếu quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và làm cho sinh giới không thể đa dạng như ngày nay.

Bài 11Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?

Đáp án:

Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các nuclêôtit trên phân tử ADN là vì mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi: pônuclêôtit kết hợp với nhau theo NTBS. Đó là A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô (và ngược lại), chính vì vậy, khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch kia bị hư hỏng) sẽ được dùng làm khuôn để sữa chữa cho mạch bị hư hỏng với sự tác động của enzim.

Bài 12 Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên những sinh vật có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?

Đáp án:

Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN khác nhau lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.

Bài 13:  Hãy cho biết các đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Đáp án:

ADN mang chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Do đó:

Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử ADN đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền:

- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.

- Trên mạch kép các cặp Nu lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitrit bổ xung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao.

- Nhờ các cặp Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu truc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.

- Từ 4 loại Nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật.

Bài 14:  Có bao nhiêu loại phân tử ARN và người ta phân loại chúng theo tiêu chí nào?

Đáp án:

Có 3 loại phân tử ARN phân loại theo cấu trúc và chức năng:

- mARN - ARN thông tin: Có chức năng sao chép thông tin di truyền từ gen cấu trúc đem đến riboxom là nơi tổng hợp protein.

- tARN - ARN vận chuyển: vận chuyển acid amin đến riboxom để tổng hợp protein.

- rARN - ARN riboxom: Là thành phần cấu tạo ribôxôm - nơi tổng hợp protein.

Bài 15 Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN.

Đáp án:

 

 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

Câu 1: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng?

A. Liên kết phốtphodieste

B. Liên kết hidro

C. Liên kết glicozo

D. Liên kết peptit

Câu 2: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

A. C, H, O, N, P

B. C, H, O, P, K

C. C, H, O, S

D. C, H, O, P

Câu 3: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa?

A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN

B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN

C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN

D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN

Câu 4: Axit nucleic cấu tọa theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc đa phân

B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân

C. Nguyên tắc bổ sung

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Câu 5: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N

B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào

C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung

D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Câu 6: Các loại nucleotit cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở?

A. Thành phần bazo nito

B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với axit H3PO4

C. Kích thước và khối lượng các nucleotit

Câu 7: Liên kết hóa học đảm bảo cấu trúc của từng đơn phân nucleotit trong phân tử ADN là?

A. Liên kết glicozit và liên kết este

B. Liên kết hidro và liên kết este

C. Liên kết glicozit và liên kết hidro

D. Liên kết đisunphua và liên kết hidro

Câu 8: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do?

A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)

B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân

C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro

D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito có kích thước lớn liên kết với nhau

Câu 9: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là?

A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN

B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN

C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN

D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN

 

Câu 10: Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các?

A. Liên kết glicozit

B. Liên kết phốtphodieste

C. Liên kết hidro

D. Liên kết peptit

Câu 11: ADN có chức năng?

A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào

B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan

C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào

D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

Câu 12: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là - ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là?

A. 50

B. 40

C. 30

D. 20

Câu 13: Chiều dài của một phân tử ADN là 5100 Ǻ. Tổng số nucleotit của ADN đó là?

A. 3000

B. 1500

C. 2000

D. 3500

Câu 14: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là?

A. 3000

B. 3100

C. 3600

D. 3900

Câu 15: Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là - GATGGXAA -. Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kí sẽ là:

A. – TAAXXGTT –

B. – XTAXXGTT –

C. – UAAXXGTT –

D. – UAAXXGTT –

Câu 16: Một đoạn phân tử ADN có 300 A và 600 G. Tổng số liên kết hidro được hình thành giữa các cặp bazo nito là?

A. 2200

B. 2400

C. 2700

D. 5400

Câu 17: Một đoạn phân tử ADN dài 4080 Ǻ có số liên kết phôphodieste giữa các nucleotit là?

A. 2398

B. 2400

C. 4798

D. 4799

Câu 18: Liên kết hidro trong phân tử ADN không có đặc điểm nào sau đây?

A. Năng lượng liên kết nhỏ

B. Đảm bảo tính bền vững, linh động của ADN

C. Tạo nên cấu trúc không gian của ADN

D. Liên kết khó hình thành và phá hủy

Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Ở một số loài virut, thông tin di truyền được lưu giữ trên phân tử ARN

B. Ở vi khuẩn, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch vòng, xoắn kép

C. Ở sinh vật nhân thựcm thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép

D. Ở sinh vật nhân sơ, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch thẳng

Câu 20: Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở?

A. Đường

B. Nhóm phôtphat

C. Cách liên kết giữa các nucleotit

D. Cấu trúc không gian

Câu 21: Thông tin di truyền chứa trong phân tử ADN được truyền đạt qua quá trình?

A. Tự sao và phiên mã

B. Phiên mã

C. Dịch mã

D. Phiên mã và dịch mã

Câu 22: Cấu trúc của timin khác với uraxin về?

A. Loại đường và loại bazo nito

B. Loại đường và loại axit phôtphoric

C. Liên kết giữa axit phôtphoric với đường

D. Liên kết giữa đường với bazo nito

Câu 23: Phân tử rARN làm nhiệm vụ?

A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tới tế bào chất

B. Vận chuyển các axit amin tới riboxom để tổng hợp protein

C. Tham gia cấu tạo nên riboxom

D. Lưu giữ thông tin di truyền

ĐÁP ÁN

Câu 1: A. Liên kết phốtphodieste

Câu 2: A. C, H, O, N, P

Câu 3: C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN

Câu 4: A. Nguyên tắc đa phân

Câu 5: D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Câu 6: A. Thành phần bazo nito

Câu 7: A. Liên kết glicozit và liên kết este

Câu 8: A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)

Câu 9: C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN

Câu 10: C. Liên kết hidro

Câu 11: D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

Câu 12: B. 40

Câu 13: A. 3000

Câu 14: D. 3900

Câu 15: B. – XTAXXGTT –

Câu 16: B. 2400

Câu 17: A. 2398

Câu 18: D. Liên kết khó hình thành và phá hủy

Câu 19: D. Ở sinh vật nhân sơ, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch thẳng

Câu 20: B. Nhóm photphat

Câu 21: D. Phiên mã và dịch mã

Câu 22: A. Loại đường và loại bazo nito

 

 

Bài viết gợi ý: