BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI

Một số thuật ngữ cơ bản của di truyền:

- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định. Có các kiểu gen đồng hợp.

 + Ví dụ: P: đỏ x đỏ    ->     F1: 100% đỏ   ->      F2: 100% đỏ… Fn: 100% đỏ


- Tính trạng: là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

+ Ví dụ: cây đậu có thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau.

+ Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp…


- Gen: là nhân tố di truyền xác định hay kiểm tra một hay một số các tính trạng của sinh vật.

 + Ví dụ: gen quy định màu sắc hoa hay màu sắc hạt đậu.


- Alen: là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen, mỗi trạng thái quy định 1 kiểu hình khác nhau.

 + Ví dụ: gen A có 2 alen là A   ->   hoa đỏ; a   ->   hoa trắng


- Kiểu gen: là các cặp alen quy định các kiểu hình cụ thể của tính trạng đang nghiên cứu.

 + Ví dụ: AA  ->  hoa đỏ (tc); Aa   ->  hoa đỏ (con lai); aa  ->  hoa trắng


- Kiểu hình: là đặc điểm cụ thể của tính trạng đang được nghiên cứu đã thể hiện ra bên ngoài cơ thể.

+ Ví dụ: hoa đỏ, hoa trắng, hạt trơn, hạt nhăn…


- Cặp NST tương đồng: là cặp NST gồm 2 NST đơn thuộc hai nguồn gốc từ bố và mẹ, có hình dạng và kích thước giống nhau.

- Locut: Vị trí của gen trên NST

- Gen alen: Các gen nằm trên cùng locut (nằm ở những vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng)

- Gen không alen: Các gen nằm trên các locut khác nhau hoặc thuộc các NST tương đồng khác nhau

 

 

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN:
  1. Đối tượng nghiên cứu: 

    - Cây đậu Hà lan: dễ trồng, là cây hàng năm, có những tính trạng biểu hiện rõ dễ quan sát, tự thụ phấn nghiêm ngặt nên dễ tạo dòng thuần.
    Những tính trạng của đậu Hà Lan được Menden nghiên cứu

 

2. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel

Mendel sử dụng phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai và lai phân tích, đánh giá kết quả dựa trên thống kê toán học để rút ra được những quy luật di truyền.

a. Phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

* Phương pháp phân tích của ông như sau:

- Quan sát sự di truyền của một vài tính trạng qua nhiều thế hệ

- Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản.

- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra F1.

- Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời F2. Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra F3.

- Dùng thống kê toán học trên số lượng lớn, qua nhiều thế hệ sau đó rút ra quy luật di truyền.

b. Phương pháp lai phân tích:

- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

- Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp tử.

Ví dụ: Muốn xác định KG của bất kỳ một cây hoa đỏ ở F2 trong thí nghiệm của Menđen thì phải cho nó giao phấn với cây hoa trắng.

 

 

II. QUI LUẬT PHÂN LI:

1. Thí nghiệm của Menđen:

Ptc:                cây hoa đỏ          x          cây hoa trắng

F1:                                   100% hoa đỏ

Cho F1 tự thụ phấn

F2:         705 cây hoa đỏ : 224 cây hoa trắng (xấp xỉ 3 đỏ: 1 trắng)


2. Sơ đồ lai:

Quy ước gen:

A: hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a : hoa trắng

Ta có sơ đồ lai một cặp tính trạng như sau:

Ptc:                       AA             ×               aa

Gp:                        A                                 a

F1:                             Aa (100% hoa đỏ)

F1 × F1:                Aa             ×              Aa

F2:          KG         1 AA  :  2 Aa  :  1 aa

               KH        3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

 

Bố mẹ thuần chủng: cây hoa đỏ x cây hoa trắng

Con lai thế hệ thứ nhất: 100% hoa đỏ

Cho F1 tự thụ phấn

Con lai thế hệ thứ 2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng (xấp xỉ 3 đỏ: 1 trắng)

 

3. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai:

Qui ước gen:

A ---> qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a ---> qui định hoa trắng

Ta có sơ đồ lai một cặp tính trạng như sau:

Ptc:          AA  x  aa

Gp:           A      a

                Aa

            100% hoa đỏ

F1 x F1:     Aa   x     Aa

GF1       A , a       A , a

F2: KG:    1AA:  2Aa:  1aa

    KH:   3 hoa đỏ : 1 Hoa trắng

 

 

4Giải thích bằng cơ sở tế bào học

- Trong tế bào 2n, các NST luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng, do đó các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp. Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định gọi là locut

- Mỗi bên bố, mẹ cho một loại giao tử mang gen A hoặc a, qua thụ tinh hình thành F1 có kiểu gen Aa. Do sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân của F1 đã đưa đến sự phân li của cặp gen tương ứng Aa, nên 2 loại giao tử A và a được tạo thành với xác suất ngang nhau là ½. Sự thụ tinh của 2 loại giao tử đực vá cái mang gen A và a đã tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu gen là: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa.

- F1 toàn hoa đỏ vì ở thể dị hợp Aa gen trội A át chế hoàn toàn gen lặn a trong khi thể hiện kiểu hình. Cũng tương tự, do đó F2 ta thu được tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

- Bố mẹ không truyền cho con cái kiểu hình cụ thể mà là các alen, sự tái tổ hợp các alen từ bố và mẹ tạo thành kiểu gen và qui định kiểu hình cụ thể ở cơ thể con lai.

 

*  Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li :

    + Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng. 

    + 1 gen quy định 1 tính trạng. Số lượng cá thể con lai phải lớn. 

    + Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. 

    + Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

4. Nội dung định luật

- Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen. 

- Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.

- Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này và 50% số giao tử chứa alen kia.

- Khi đem lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu hình của một cặp tính trạng tương phản thì F1 xuất hiện đồng loạt kiểu hình trội (qui luật đồng tính), F2 phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn (qui luật phân tính).

5. Ý nghĩa của quy luật phân li.

- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật. Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.

- Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu, ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống bằng phép lai phân tích.


BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao từ chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?

a. Bố mẹ phải thuần chủng.

b. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

c. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.

d. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.

e. Tất cả các điều kiện nêu trên.

 

 

   Câu 2.  Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện nào?
LỜI GIẢI:
      - Cá thể bố mẹ đem lai phải dị hợp tử về một cặp gen đang xét ( Aa x Aa ).

      - Số lượng con lai phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của tỉ lệ.

      - Các alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn (trường hợp đồng trội và trội không hoàn toàn sẽ không đúng).

      - Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau (đảm bảo sự sống sót của các kiểu gen khác nhau).


Câu 3. Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một kiểu hình trội?

LỜI GIẢI:

       Ta cần tiến hành phép lai phân tích

      - Nếu kết quả phép lai phân tích là 100% trội -> Cá thể trội đem lai là thuần chủng (AA)

      - Nếu kết quả phép lai phân tích cho tỉ lệ 1 trội : 1 lặn -> Cá thể trội đem lai là dị hợp (Aa)


 

Bài 4: Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội – lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi len biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không?

LỜI GIẢI:

Vẫn đúng. Vì quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự phân li tính trạng mặc dù qua sự phân li tính trạng Menđen phát hiện ra quy luật phân li của alen.

Bài 3: Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì?

LỜI GIẢI:

Để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội 1 lặn thì cần có các điều kiện: cả bố lẫn mẹ đều phải dị hợp từ về một cặp alen, số lượng con lai phải lớn, có hiện tượng trội lặn hoàn toàn, các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau. Sự phân li của các cặp alen trong quá trình hình thành giao tử được thực hiện nhờ sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình giảm phân (cơ sở tế bào học). Tỉ lệ phân li kiểu hình 3: 1 là hệ quả của sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử và sự tổ hợp tự do của các giao tử trong quá trình thụ tinh.

Bài 4: Ta cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội?

LỜI GIẢI:

Ta thực hiện phép lai phân tích.

Trước hết cần nhắc lại lai phân tích là gì. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

Kết quả phép lai xảy ra hai trường hợp:

  • TH1: Kết quả phép lai đồng tính (toàn dị hợp tử trội) thì cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là thuần chủng (hay đồng hợp trội)
  • TH2: Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen là không thuần chủng (hay dị hợp tử trội)

VD: alen A quy định hoa đỏ là trội so với alen a quy định hoa trắng.

Hoa đỏ mang kiểu gen A- (tức là AA hoặc Aa nhưng chưa xác định được). Ta thực hiện phép lai phân tích để phát hiện:

P:  hoa đỏ (A-)          x       hoa trắng (aa)

Nếu F1 có 100% hoa đỏ thì cây hoa đỏ ở thế hệ P mang kiểu gen AA

Nếu F1 có tỷ lệ 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng thì cây hoa đỏ ở thế hệ P mang kiểu gen Aa.

 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

 

Câu 1: Phương pháp lai và phan tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:

(1) Đưa gải thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vào tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

(3) Tạo các dòng thuần chủng.

(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là

A. (2) → (3) → (4) → (1)

B. (1) → (2) → (4) → (3)

C. (3) → (2) → (4) → (1)

D. (1) → (2) → (3) → (4)

Câu 2: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Cho F1 lai phân tích

B. Cho F2 tự thụ phấn

C. Cho F1 giao phấn với nhau

D. Cho F1 tự thụ phấn

Câu 3: Theo Menđen, cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ là do

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh

B. sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh

C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh

D. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Menđen?

A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyển quy định

B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định

C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp

D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết

Câu 5: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh

B. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân

C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh

D. sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh

Câu 6: Cho cây lúa hạt tròn lai với cây lúa hạt dài, F1 thu được 100% cây lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số cây lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây lúa hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

A. 1/4             B. 1/3

C. 3/4             D. 2/3

Câu 7: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây?

A. Aa x Aa

B. aa x aa

C. AA x Aa

D. AA x AA

Câu 8: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là:

A. Đều có kiểu gen NN

B. Đều có kiểu gen nn

C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược là

D. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại

Câu 9: Khi lai các cây đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ (AA) với cây hoa trắng (aa) thì kết quả thực nghiệm thu được ở F2 là tỉ lệ 1:2:1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3:1 về kiểu hình. Kết quả trên khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng?

A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tửm thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1

B. Mỗi cá thể đời P cho 2 loại giao tử mang gen khác nhau

C. Mõi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau

D. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1

Câu 10: Bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường qy định, alen trội tương ứng quy định tính trạng bình thường. Trong một gia đình, người bố bị bạch tạng, còn người mẹ bình thường nhưng có bố mắc bệnh bạch tạng. Cặp bố mẹ này sinh con mắc bệnh với xác suất là

A. 75% con gái

B. 25% tổng số con

C. 75% con trai

D. 50% tổng số con

Câu 11: Ở người, bệnh pheninketo niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh pheninketo niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là con trai và không bị bệnh trên là

A. 1/2            B. 1/4

C. 3/4            D. 3/8

Câu 12: Ở cừu, gen quy định màu lông nằm trên NST thường. Alen A quy định màu lông trắng là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Một cừu đực được lai với một cừu cái, cả 2 đều dị hợp. Cừu non sinh ra là một cừu đực trắng. Nếu tiến hành lai trở lại với mẹ thì xác suất để có một con cừu cái lông đen là bao nhiêu?

A. 1/4              B. 1/6

C. 1/8              D. 1/12

Câu 13: Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là

A. 6,25%             B. 12,5%

C. 50%              D. 25%

Câu 14: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

A. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao

B. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp

C. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp

D. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp

Câu 15: Ở người, dạng tóc do một gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường quy định. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được 1 con gái tóc xoăn là

A. 5/12             B. 3/8

C. 1/4              D. 3/4

Câu 16: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm giống từ số quả đỏ thu được ở F1 là

A. 1/64             B. 1/27

C. 1/32             D. 27/64

Câu 17: Ở ruồi giấm, B quy định cánh dài, b cánh ngắn, các gen nằm trên NST thường. Đem lai cặp bố mẹ cánh dài và cánh ngắn, thu được F1 50% cánh dài : 50% cành ngắn. Sau đó cho F1ngẫu phối thu được F2. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:

A. 7 cánh dài : 9 cánh ngắn

B. 3 cánh dài : 1 cánh ngắn

C. 1 cánh dài : 1 cánh ngắn

D. 9 cánh dài : 7 cánh ngắn

Câu 18: Bệnh pheninketo niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường gây ra. Bệnh biểu hiện rất sớm, nếu trẻ em không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ bị thiểu năng trí tuệ. Một cặp vợ chồng bình thường có khả năng sinh con mắc bệnh với xác suất bao nhiêu phần trăm? Biết rằng bố mẹ của họ đều bình thường nhưng người chồng có cô em gái mắc bệnh và người vợ có cậu em trai mắc bệnh này.

A. 6,25%          B. 11,11%

C. 25%            D. 15%

Câu 19: Ở một loại côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành 3 phép lai:

Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ : 25% nâu.

Phép lai 2: vàng x trắng → F1: 100% vàng.

Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng : 50% nâu : 25% vàng.

Từ kết quả trên rút ra kết luận về thứ tự của các alen từ trội đến lặn là:

A. vàng → nâu → đỏ → trắng

B. nâu → đỏ → vàng → trắng

C. đỏ → nâu → vàng → trắng

D. nâu → vàng → đỏ → trắng

Câu 20: Ở một loài thực vật, locut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

A. Các cây F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.

B. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.

C. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.

D. Trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả là quả đỏ hoặc quả vàng.

Câu 21. Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A.  Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ.

B.  Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

C.  Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D.  Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

 
Câu 22. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

A. Sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

C. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.

D. Cơ chế nhân đôi trong kì trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh.


Câu23. Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản ở đời F1 và F2 trong lai một cặp tính trạng trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là : 

A. Giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình.

B. Giống nhau về tỉ lệ kiểu hình ở F1, khác về tỉ lệ phân li kiểu gen.

C. Giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu gen, khác nhau về tỉ lệ phân li kiểu hình.

D. Giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 nhưng khác về tỉ lệ phân li kiểu hình.


Câu 24. Bản chất quy luật phân li của Menđen là :        

A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.   

B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.                   

C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.

D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.


Câu 25. Để biết chính xác KG của một cá thể có KH trội, người ta thường sử dụng phép lai nào ?

A. Lai thuận nghịch.                        B. Lai phân tích.                                

C. Tự thụ phấn.                               D. Lai phân tính.


Câu 26. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?

A. Bố:AA x Mẹ:aa                            B. Bố: aa x Mẹ: AA 

C. Bố: aa x Mẹ: aa                           D. Bố: AA x Mẹ: AA 


Câu 27. Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1 : 2 : 1 về KG luôn đi đôi với tỉ lệ 3 : 1 về KH khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng ?      

A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1.

B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.

C. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau. 

D. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3 : 1.


Câu 28: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

A. Aa  x  aa.                      B. Aa x  Aa.               

C. AA  x  Aa.                     D. Aa x  Aa và Aa  x  aa.


Câu 29: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó là:

A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.                              

B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.     

C. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân li và tổ hợp các NST.

D. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng.


Câu 30: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lý thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.   

B. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

C. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.   

D. 100% cá chép không vảy.

ĐÁP ÁN:

 

 

 

Bài viết gợi ý: