BÀI 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. THÍ NGHIỆM LAI 2 TÍNH TRẠNG:

1. Thí nghiệm của Mendel:

 

* Thí nghiệm

Lai hai cây đậu Hà Lan thuần chủng, khác nhau về hình dạng hạt và màu sắc hạt.

Ptc:                    hạt vàng – trơn            x          hạt xanh – nhăn

F1:                                         100% vàng – trơn

Cho F1 tự thụ phấn

F2 :            315 hạt vàng, trơn : 108 hạt vàng, nhăn : 101 xanh trơn:  32 xanh nhăn.


 

 

 

2. Nhận xét

- Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2 cho thấy:

+ Về màu sắc hạt: Tỷ lệ hạt vàng : hạt xanh = 3 : 1.

+ Về hình dạng hạt: Tỷ lệ hạt trơn : hạt nhăn = 3 : 1.

Suy ra: Mỗi tính trạng tuân theo quy luật phân li. Tính trạng trội: hạt vàng, hạt trơn.

- Xét đồng thời hai tính trạng:

F2 có 9  hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh nhăn = (3 hạt vàng : 1 hạt xanh).(3 hạt trơn : 1 hạt nhăn).

Suy ra: Tỷ lệ kiểu hình chung bằng tích các tỉ lệ các tính trạng riêng.

 

* Kết luận: Kết quả tỉ lệ phân li (9: 3: 3: 1) ở F2 trong thí nghiệm trên thực chất là sự tương tác độc lập của 2 tỉ lệ (3: 1) x (3: 1)

 

 


3. Nội dung quy luật phân li độc lập:

Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

 

4. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai:


Quy ước gen:

A : hạt vàng >  a : hạt xanh

B : hạt trơn  >  b : hạt nhăn

Ta có sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:

  Ptc:              AABB            ×               aabb


  Gp:                A, B                               a, b

  F1:                           AaBb   ( 100% hạt vàng, trơn)

 F1 × F1:       AaBb              ×              AaBb

  GF1:          AB, Ab, aB, ab             AB, Ab, aB, ab

   F2:

5. Giải thích bằng cơ sở tế bào học

- Ở hiện tượng phân li độc lập: do mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau nên sự phân li và tổ hợp của cặp này không ảnh hưởng đến sự phân li và tổ hợp của cặp kia (phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên)

- Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.

- Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.


 

6. Cách viết giao tử của các kiểu gen khác nhau

Số loại giao tử: = 2n với n là số cặp gen dị hợp.

Ví dụ: kiểu gen Aa có 1 cặp dị hợp → có 21=2 loại giao tử là A, a

Kiểu gen AaBbDd có 3 cặp dị hợp → có 8 loại giao tử

Kiểu gen AabbDdeeff có 2 cặp dị hợp → có 4 loại giao tử

AABbDDEe sẽ có các kiểu giao tử sau: AaBbDdEe:

Cách viết giao tử tứ bội và sơ đồ lai tứ bội

Một gen có 2 alen ở trạng thái tứ bội sẽ có các dạng kiểu gen như sau: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa

AAaa sẽ có các kiểu giao tử sau: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa

 

 

 

 


II. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP:

- Quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập nhau thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp → sinh vật đa dạng, phong phú.

- Nếu biết được 2 gen nào đó phân li độc lập, thì dựa vào quy luật này ta sẽ đoán trước được kết quả phân li ở đời sau.

- Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao.

Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai đó.

- Điều kiện cần thiết để có thể xảy ra phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. Do đó, qua lai giống con người có thể tổ hợp lại các gen, tạo ra các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. 

 

* Công thức tổng quát:

 

 

BÀI TẬP TỰ LUẬN
 

 

Câu 1. Phát biểu các điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menđen.


 LỜI GIẢI

Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập là các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Các cặp nhiễm sắc thể lại phân li độc lập nhau trong quá trình giảm phân dẫn đến sự phân li độc lập của các alen. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau (biến dị tổ hợp).

 

Bài 2: Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1.

LỜI GIẢI

Để có tỉ lệ phân li kiểu hình 9: 3: 3: 1

=> Bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen

- Các gen alen phải có quan hệ trội lặn hoàn toàn

- Số lượng cá thể con phải lớn đảm báo tính chính xác của tỉ lệ

- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau

* Tỉ lệ phân li 9 : 3 : 3 : 1 chẳng qua là tích của tỉ lệ (3 : 1) X (3 : 1).

Bài 3: Làm thế nào để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai?

LỜI GIẢI

- Dựa vào kết quả lai phân tích hoặc ở đời F2 ta có thể biết được hai gen nằm trên hai NST nếu tỉ lệ phân tính là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F2 là 9 : 3 : 3 : 1.

- Dựa vào quy luật nhân xác suất để xác định, nếu hai gen nằm trên hai cặp NST khác nhau => Hai cặp gen phân li độc lập => Tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng riêng rẽ.

 

Bài 4: Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng?

LỜI GIẢI

Không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống y hệt nhau ngoại trừ sinh đôi cùng trứng, vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn (223 X 223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau.




Câu 4. Cho các thỏ có cùng KG giao phối với nhau, thu được F1 như sau: 57 thỏ đen, lông thẳng : 20 thỏ đen, lông xù : 18 thỏ trắng, lông thẳng : 6 thỏ trắng, lông xù. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập.

a. Xác định tính trội lặn và lập sơ đồ lai.

b. Cho thỏ trắng, lông thẳng giao phối với thỏ trắng lông xù thì kết quả như thế nào ?

LỜI GIẢI


a. Xác định tính trội lặn:

- Xét tính trạng về màu sắc lông:

Đen : trắng = ( 57 + 20 ): ( 18 + 6 ) = 3: 1.Đây là tỷ lệ của quy luật phân li, suy ra lông đen là trội so với lông trắng. Quy ước:   A: lông đen    >      a: lông trắng

- Xét tính trạng về độ thẳng của lông:

Thẳng : xù = ( 57 + 18) : ( 20 + 6 ) = 3 : 1. Đây là tỷ lệ của quy luật phân li suy ra lông thẳng là trội so với lông xù. Quy ước:  B:lông thẳng   >    b: lông xù

F1 thu được tỷ lệ xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 là tỷ lệ của quy luật phân li độc lập về hai cặp tính trạng, do đó P dị hợp về 2 cặp gan AaBb và KH là lông đen, thẳng

Sơ đồ lai:

P:     AaBb ( đen, thẳng)           x          AaBb ( đen, thẳng )

G:    AB, Ab, aB, ab                                   AB, Ab, aB, ab

F1:               9 (A-B- ) : 3 ( A-bb ) : 3(aaB- ) : 1aabb 

            9 đen thẳng : 3 đen xù : 3 trắng, thẳng : 1 trắng, xù

b. Thỏ lông trắng thẳng P có KG : aaBB hay aaBb

Thỏ lông trắng xù có KG: aabb

- TH1: P: aaBB        x     aabb

- TH2: P: aaBb         x     aabb


Câu 5. Cho F1 giao phấn với 3 cây khác nhau, thu được kết quả như sau:

- Với cây 1 thu được 6,25% cây thấp, quả vàng

- Với cây 2 thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây cao, quả vàng.

- Với cây 3 thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây thấp, quả đỏ.

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.

 

LỜI GIẢI

Xét tính trạng trội lặn:

- Xét phép lai 2:                             

Đỏ : vàng = 75% : 25% = 3: 1. Đây là tỷ lệ của quy luật phân li, do đó đỏ là trội so với vàng. Quy ước gen:   A: đỏ    >      a: vàng

- Xét phép lai 3:

cao : thấp = 75% : 25% = 3 : 1.Đây là tỷ lệ của quy luật phân li, do đó cao là trội so với thấp. Quy ước: B: cao >  b: thấp 

1. Xét phép lai F1 với cây thứ nhất:

       F2 có tỷ lệ 6,25% = 1/16 cây thấp, quả vàng do đó F2 có 16 tổ hợp = 4giao tử x 4 giao tử suy ra F1 lai với cây 1 và dị hợp về hai cặp gen: AaBb và có KH cây cao, quả đỏ.

       Sơ đồ lai:

F1: AaBb ( cao, đỏ)          x          AaBb ( cao, đỏ )

GF1 : AB, Ab, aB, ab                    AB, Ab, aB, ab     

F2: 9 ( A-B- ) : 3(A-bb) : 3(aaB- ) : 1aabb

      9 cao, đỏ : 3 cao, vàng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp vàng

2. Xét phép lai với cây 2:

F2 cho tỷ lệ 100% cây cao. Do F1 dị hợp về cặp gen Aa nên phép lai này chỉ có thể là AA x Aa

F2 cho tỷ lệ 3 đỏ : 1 vàng nên phép lai là: Bb x Bb

Vậy cây thứ hai có KG là AABb. Sơ đồ lai:

F1: AaBb ( cao, đỏ )      x       AABb ( cao, đỏ )

GF1: AB, Ab, aB , ab               AB, Ab

F2: AABB : AABb : AABb : Aabb : AaBB : AaBb : AaBb : Aabb

KH: 3 cao, đỏ : 1 cao vàng ( giải thích: 6(A-B-):cao, đỏ: 2(Aabb):cao, vàng )

3. Xét phép lai F1 với cây 3:

F2 cho 100% quả đỏ. Do F1 dị hợp về cặp gen Bb nên phép lai này chỉ có thể là BB x Bb

F2 cho tỷ lệ 3 cao : 1 thấp nên phép lai là: Aa x Aa

Vậy cây thứ 3 có kiểu gen là AaBB (cao, đỏ ).Sơ đồ lai:

F1: AaBb ( cao, đỏ)               x         AaBB(cao, đỏ )

G: AB, Ab, aB, ab                              AB, aB

F2: AABB : AaBB : AABb : AaBb : AaBB : aaBB : AaBb : aaBb 

KH: 3 cao, đỏ: 1 thấp, đỏ


Câu 6. Cho lai 2 cá thể AaBbCc, với 3 cặp gen nằm trên cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn.

a. Tỉ lệ cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là bao nhiêu?

b. Tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là bao nhiêu?

LỜI GIẢI

Ta xét 3 phép lai độc lập nhau:

Aa × Aa  => 1/4 AA :  2/4 Aa : 1/4 aa

Bb × Bb  => 1/4 BB :  2/4 Bb : 1/4 bb

Cc × Cc  => 1/4 CC :  2/4 Cc : 1/4 cc

a. Cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là : AaBbCC, AaBbcc, AaBBCc, AabbCc, AABbCc, aaBbCc.

Mà tỉ lệ của từng KG là : 2/4 × 2/4 × 1/4 = 4/64

Tương tự cho các KH còn lại.

Vậy tỉ lệ cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là :

(2/4 × 2/4 × 1/4) × 6 = 4/64 × 6 = 24/64

b. Cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là : AaBBCC, AabbCC, Aabbcc, AaBBcc, AABbCC, AABbcc, aaBbCC, aaBbcc, AABBCc, AAbbCc, aaBBCc, aabbCc.

Mà tỉ lệ của từng KG là : 2/4 × 1/4 × 1/4 = 2/64

Tương tự cho các KH còn lại.

Vậy tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là :

(2/4 × 1/4 × 1/4) × 12 = 2/64 × 12 = 24/64



 

 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :


Câu 1: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu hình ở F2 là

A. 9:3:3:1               B. 2n

C. (3:1)n                D. 4

Câu 2: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là

A. 2             B. 8

C. 6             D. 4

Câu 3: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là

A. 8                B. 12

C. 16               D. 4

Câu 4: Cho biết mõi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE x aaBBDdee cho đời con có

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình

Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : hoa đỏ, alen b : hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?

A. 1/4                B. 9/16

C. 1/16               D. 3/8

Câu 6: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?

A. AaBb x AaBb

B. Aabb x aaBb

C. aabb x AaBB

D. AaBb x Aabb

Câu 7: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : hoa đỏ, alen b : hoa trắng, các cặp alen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hao đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là

A. 1/64            B. 1/256

C. 1/16            D. 1/81

Câu 8: Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD x ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?

A. 4              B. 5

C. 6              D. 3

Câu 9: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Lai phân tích một cay đậu Hà Lan mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng, thế hệ sau được tỉ lệ 50% cây hạt vàng, trơn : 50% cây hạt xanh, trơn. Cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen

A. aabb               B. AaBB

C. AABb              D. AABB

Câu 10: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là

A. 54             B. 24

C. 10            D. 64

Câu 11: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các alen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là

A. 3/256              B. 1/16

C. 81/256             D. 27/256

Câu 12: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là

A. 3            B. 8

C. 1           D. 6

Câu 13: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các NST thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép laic ho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?

(1) AaBb x Aabb. (2) AaBB x aaBb. (3) Aabb x aaBb. (4) aaBb x aaBb

A. 1              B. 2

C. 4              D. 3

Câu 14: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, alen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ

A. 27/128           B. 9/256

C. 9/64             D. 9/128

Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong 1 phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb: 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. AaBb x aaBb

B. AaBb x Aabb

C. Aabb x aaBb

D. AaBb x AaBb

Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với 2 cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có 1 loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB

B. AaBb, aaBb, AABb

C. AaBb, aabb, AABB

D. AaBb, aabb, AaBB

Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao từ 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:

A. 105:35:3:1

B. 105:35:9:1

C. 35:35:1:1

D. 33:11:1:1

Câu 18: Cho biết mõi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

(1) AaBb x aabb. (2) aaBb x AaBB. (3) aaBb x aaBb. (4) AABb x AaBb.

(5) AaBb x AaBB. (6) AaBb x aaBb. (7) Aabb x aaBb. (8) Aabb x aabb.

Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?

A. 6            B. 5

C. 3            D. 4

Câu 19: Ở một loài thực vật, bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Quá trình nguyên phân liên tiếp 5 lần từ tế bào sinh dục sơ khai đã cần moi trường cung cấp nguyên liệu tương đưỡng 527 NST. Tế bào sinh dục sơ khai có bộ NST như thế nào?

A. Tế bào có bộ NST là 2n+ 1

B. Tế bào có bộ NST là 2n

C. Tế bào có bộ NST là 2n - 1

D. Tế bào có bộ NST là 2n +2

Câu 20: Nếu số lượng NST trong một tế bào lưỡng bội ở pha G1 của chu kì tế bào là 24, thì số phan tử ADN của một tế bào ở kì sau của giảm phân I sẽ là

A. 96             B. 12

C. 24             D. 48

Câu 21: Một đoạn polipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val – Trp – Lys – Pro. Biết rắng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit nói trên có trình tự nucleotit là:

A. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’

B. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’

C. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’

D. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’

Câu 22: Một gen ở tế bào nhân sơ có 2400 nucleotit. Trên mạch 1 của gen, hiệu số tỉ lệ % giữa A với T bằng 20% số nucleotit của mạch. Trên mạch 2 có số nucleotit loại A chiếm 15% số nucleotit của mạch và bằng 1/2 spps nucleotit của G. Khi gen phiên mã mộ số lần đã lấy từ môi trường nội bào 540 nucleotit loại U. Số lượng nucleotit từng loại trên mARN được tổng hợp từ gen nói trên là:

A. A=180, U=420, X=360, G=240

B. A=840, U=360, X=720, G=480

C. A=180, U=420, X=240, G=360

D. A=420, U=180, X=360, G=240

Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ chế điều hòa hoạt động gen trong operon Lac ở vi khuẩn đường ruột E. coli?

A. Khi môi trường có lactozo và không có lactozo, gen R đều tổng hợp protein ức chế để điều hòa hoạt động của operon Lac.

B. Vùng khởi động là trình tự nucleotit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.

C. Mõi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành.

D. Vùng vận hành là trình tự nucleotit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.

Câu 24: Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste nối giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% số nucleotit loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể được tạo ra?

A. Giao tử có 1275 T

B. Giao tử có 1275 X

C. Giao tử có 525 A

D. Giao tử có 1500 G

Câu 25: Phân tử mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một gen cấu trúc ở tế bào nhân thực thì loại mARN nào ngắn hơn? Tại sao?

A. Không có loại ARN nào ngắn hơn vì mARN là bản sao của ADN, trên đó làm khuôn mẫu sinh tổng hợp protein

B. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen.

C. Không có loại mARN nào ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khai đã loại bỏ vùng khởi đầu và vùng kết thúc của gen

D. mARN trưởng thành ngắn hơn vì sau khi được tổng hợp, mARN sơ khia đã được loại bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon để tạo thành mARN trưởng thành.

Câu 26: Ở một loài thực vật, các đổ biến thể một nhiễm vẫn có sức sống và khả năng sinh sản. Cho thể đột biến (2n – 1) tự thụ phấn, biết rằng các giao từ (n – 1) vẫn có khả năng thụ tinh những các thể đột biến không nhiễm (2n – 2) đều bị chết. Tính theo lí thuyết, trong số các hợp tử sống sotsm tỉ lệ các hợp tử mang bộ NST 2n được tạo ra là bao nhiêu?

A. 1/3             B. 1/2

C. 1/4             D. 2/3

Câu 27: Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nucleotit cấu tạo nên ARN để tổng hợp 1 phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nucleotit được sử dụng là

A. U, G và X

B. G, A và X

C. G, A và U

D. U, X và A

Câu 28: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?

A. Exon là đoạn ADN mã hóa các axit amin nằm trong vùng điều hòa của gen

B. Vùng kết thúc của gen ở vi khuẩn có những trình tự nucleotit không mã hóa axit amin

C. Mỗi gen cấu trúc có 3 trình tự nucleotit theo thứ tự: vùng điều hòa – mã hóa – kết thúc

D. Vùng điều hào của gen là vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã

Câu 29: Nhận định nào sau đây là đúng với đột biến cấu trúc đỏa đoạn NST?

A. Đảo đoạn là nguyên nhân gây bệnh ung thư máu ở người

B. Đảo đoạn không làm thay đổi trình tự phân bố gen trên các NST

C. Đảo đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza ở lúa đại mạch

D. Đảo đoạn góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Câu 30: Một gen của vi khuẩn E. coli có 120 chu kì xoắn, nhân đôi liên tiếp 3 lần tạo ra các gen con. Mỗi gen con phiên mã 5 lần tạo mARN. Tất cả các phân tử mARN đều tham gia dịch mã và mỗi mARN có 5 riboxom trượt qua một lần. Số chuỗi polipeptit được tồng hợp và số axit amin cần cung cấp cho quá trình dịch mã là

A. 200 và 80000

B. 25 và 59850

C. 200 và 79800

D. 75 và 29925

Câu 31: Một loài động vật có bộ NST 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 2 không phân li trong kì sau I, các tế bào khác giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, khi tất cả các tế bào hoàn tất quá trình giảm phân thì số loại giao tử có 7 NST chiếm tỉ lệ

A. 2%               B. 0,5%

C. 19%              D. 0,25%

Câu 32: Cơ chế phát sinh đột biến thể lệch bội là do tác nhân gây đột biến

A. làm rối loạn sự phân li của 1 cặp NST ở kì sau của giảm phân

B. làm cho NST bị đứt gãy rồi tái kết hợp bất bình thường

C. làm cho một hoặc một số cặp NST không phân li trong phân bào

D. làm rối loạn quá trình nhân đôi hoặc trao đổi chéo của NST trong phân bào

Câu 33: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Khi riboxom tiếp xúc với codon 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.

(2) Mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng dịch mã.

(3) Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 5’ → 3’ trên phân tử mARN.

(4) Mỗi phân tử tARN có nhiều bộ ba đối mã (anticodon).

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

 

Đáp án - Hướng dẫn giải

Câu 14:

Tỉ lệ đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn = C42 x 3/4 x 3/4 x 1/4 x 1/4 = 54/256 = 27/128.

Câu 15:

3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb = (1A- : 1aa) (3B- : 1bb) → Đáp án A.

Câu 17:

AAaaBbbb x AAaaBbbb = (AAaa x AAaa) (Bbbb x Bbbb) = (35 đỏ : 1 vàng) (3 ngọt : 1 chua) = 105 : 35 : 3 : 1.

Câu 18:

(2), (3), (4), (5) và (8) đúng → Đáp án B.

 

Câu 22:

A2 = 15% = T1 = 15% x 2400/2 = 180 → A1 = 35% = 420.

G2 = 2A2 = 30% = X1 = 360.

G1 = 100% - 30% - 35% - 15% = 20% X2 = 240.

Môi trường cung cấp 540U = 180 x 3 = 3T1 → Mạch 1 là mạch bổ sung, mạch 2 là mạch gốc → Am = 420, Um = 180, Gm = 240, Xm = 360.

Câu 24

Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste nối giữa các nucleotit → N – 2 = 2998 → N = 3000.

Gen trội D chứa 17,5% số nucleotit loại T → T = A = 525, G = X = 975.

Gen lặn d có A = G = 25% = 750.

Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì cho các loại giao tử D, d, dd hoặc Dd.

Giao tử ở đáp án A có thể có vì 1275T = 750 + 525 tức là giao tử Dd.

Giao tử ở đáp án B có thể có vì 1275X = 750 + 525 = A + T chứ không thể là X.

Giao tử ở đáp án C có thể có vì giao tử có 525 A là giao tử D.

Giao tử ở đáp án D có thể có vì giao tử 1500 G = 750 x 2 tức là giao tử dd.

Câu26:

Thể đột biến (2n – 1) cho giao tử n và n – 1.

Cơ thể 2n – 1 tự thụ phấn:

F1: 1/2(2n – 1) : 1/4(2n) : 1/4(2n – 2). Vì thể 2n – 2 chết nên thể 2n = 1/3.

Câu 31:

Một tế bào có cặp NST số 2 không phân li trong kì sau I cho giao tử n – 1 và n + 1 với tỉ lệ là 1/2.

20 tế bào tức là 20/2000 = 1% tế bào không phân li ở giảm phân I cho giao tử n + 1 (có 7 NST) = 1/2 x 1% = 0,5%.

Bài viết gợi ý: