BÀI TẬP HÌNH VẼ SINH HỌC 12 CHƯƠNG  1

 

CÂU 1: Hình vẽ sau đây mô tả ba tế bào bình thường của các cơ thể dị hợp đang ở kỳ sau của quá trình phân bào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

(1) Tế bào 1 và tế bào 2 có thể là của cùng một cơ thể.

(2) Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào với cấu trúc NST giống nhau.

(3) Nếu tế bào 1 và tế bào 2 thuộc hai cơ thể khác nhau thì NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 2 có thể gấp đôi bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 1.

(4) Tế bào 1 và tế bào 3 có thể là của cùng một cơ thể.

A. 1.            B.3.              C. 2            D. 4.

ĐÁP ÁN:

Tế bào 1 có thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên nhân của loài 2n = 4 hoặc kỳ sau giảm phân 2 của loài 2n = 8

Tế bào 2 là kỳ sau giảm phân I của loài có 2n = 8 Tế bào 3 là kỳ sau nguyên nhân của loài 2n = 2 hoặc kỳ sau giảm phân 2 của loài 2n = 4 (1) Đúng

(2) Sai. Kết thúc giảm phân 1 của tế bào 2 tạo ra 2 tế bào mang bộ NST đơn bội kép với số lượng và hình dạng như nhau nhưng cấu trúc chưa chắc đã giống nhau.

(3) Đúng. Nếu tế bào 1 và 2 thuộc 2 cơ thể khác nhau có thể tế bào sinh dưỡng của cơ thể 1 có 2n = 4 bằng 1/2 so với tế bào thuộc cơ thể 2: 2n = 843 đúnG.

(4) Đúng. Tế bào 1 có thể thuộc cơ thể có 2n = 4 và tế bào 3 cũng có thể của cơ thể 2n = 4

 

CÂU 2: Hình dưới mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau.

Dưới đây là các kết luận rút ra từ hình trên:

(1) Bộ NST của loài 2n = 4.

(2) Hình trên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II.

(3) Hình trên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.

(4) Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu prôtêin động cơ vi ống bị ức chế.

(5) Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật.

Có mấy kết luận đúng?

A. 1                       B. 3                       C. 4                      D. 2.

ĐÁP ÁN:

 

CÂU 3: Hình bên dưới mô tả quá trình nhân đôi của một phân tử ADN. Một ADN mẹ có chứa . N14 chuyển sang môi trường có chứa N15 và cho nhân đôi 2 lần liên tiếp.

Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?

 

(1) Hình trên mô tả quá trình nhân đôi của ADN theo cơ chế bán bảo toàn.

(2) Sau khi chuyển ADN chứa N14 sang môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 2 lần thì số ADN có chứa N15 là 2.

(3) Số ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi trường chứa N15 là 2.

(4) Số mạch đơn chứa N15 sau 2 lần nhân đôi trong môi trường N15 là 6.

(5) Nếu cho 4 ADN con trên tiếp tục nhận đổi trong môi trường có chứa Ni đến lần thứ 5 thì số ADN chứa N14là 30.

(6) Nếu cho 4 ADN con trên nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN không chứa N14 là 7/16.

A. 1.                      B. 2.                     C. 3.                      D. 4.

ĐÁP ÁN:

CÂU 4: Hình bên dưới mô tả về hệ gen trong nhân tế bào và hệ gen ngoài nhân (ngoài nhiễm sắc thể) ở tế bào nhân thực. Quan sát hình và cho biết trong các khẳng định dưới đây có bao nhiêu khẳng định đúng.

 (1) Gen ngoài NST là những gen (ADN) tồn tại trong tế bào chất và được chứa trong các bào quan như: ti thể, lạp thể ở sinh vật nhân thực hay plasmit ở vi khuẩn.

(2) ADN ngoài nhận có cấu trúc xoắn kép mạch vòng còn ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng thẳng.

(3) ADN trong nhân có số loại nuclêôtit lớn hơn so với ADN ngoài nhân.

(4) Gen ngoài NST cũng có thể bị đột biến và di truyền được.

(5) ADN trong nhân có nuclêôtit loại T, còn ADN ngoài nhân T được thay bằng U.

(6) Trong quá trình phân chia, nếu không có đột biến, gen ngoài nhân luôn được phân chia đồng đều cho các tế bào con.

(7) Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và dịch mã.

(8) Số liên kết hoá trị (HT) giữa các nuclêôtit của ADN ngoài nhân, HT = N (với N là số nuclêôtit.

A. 3.            B. 2.           C.5.            D. 6.

 

ĐÁP ÁN:

Các phát biểu (1), (2), (4), (3), (8) đúng. (3) Sai. Cả ADN trong nhân và ngoài nhân đều có 4 loại nucleotit là: A, T, G, X.

(5) Sai. Cả ADN trong nhân và ADN ngoài nhân thì đều có nucleotit loại T chứ không phải U.

(6) Sai vì gen ngoài nhân không được phân chia đồng đều cho các tế bào con. Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.

 

CÂU 5: Hình vẽ dưới đây mô tả khởi điểm của một đơn vị nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Một đơn vị nhân đôi bao gồm hai chạc nhân đôi hợp thành. (2) Trong 1 chạc nhân đôi: số đoạn mồi ARN = số đoạn Okazaki + 1.

(3) Trong 1 đơn vị nhân đôi: số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2. (4) Mạch mới được tổng hợp có chiều ngược với chiều mạch khuôn tạo ra nó.

(5) Hai mạch mới tổng hợp sẽ có chiều ngược nhau

(6) Hai chạc nhân đội có chiều tháo xoắn ngược nhau.

(7) Mạch mở đầu 5 được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục.

(8) Mạch mở đầu 3' được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn (theo từng đoạn Okazaki).

A. 7.            B.5.             C. 6.            D. 8.

ĐÁP ÁN:

Trong các phát biểu của đề bài: Các phát biểu (1), (2), (3), (4), (6) đúng.

(5) Sai, vì 2 mạch mới tổng hợp đều có chiều 5-3'

(7) Sai vì mạch mở đầu 3' được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục.

(8) Sai vì mạch mở đầu 5' được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn.

 

CÂU 6:


Hình bên dưới mô tả cấu trúc của Operon ở sinh vật nhân sơ theo mô hình điều hoà Operon Lạc đã được Jacob và Monod - 2 nhà khoa học người Pháp phát hiện ở vị khuẩn E. coli vào năm 1961. Quan sát hình và cho biết trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin đúng?

 (1) Gen điều hoà (R) nằm cạnh nhóm gen cấu trúc mang thông tin mã hoá cho prôtêin ức chế.

(2) Vùng vận hành (0) nằm trước nhóm gen cấu trúc, là nơi Enzyme phiên mã bám vào để khởi động phiên mã.

(3) Operon bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: Vùng vận hành (0), vùng khởi động (P), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

(4) Vùng khởi động (P) của Operon Lac nằm kế vùng vận hành (0) liên kết với ARN polimeraza để tiến hành phiên mã.

(5) Gen điều hoà (R) nằm trước gen vận hành (0) và có thể điều khiển nó thông qua hoạt động của prôtêin ức chế.

A. 1.                      B.2.                        C.3.              D. 4.

ĐÁP ÁN:

(1) Sai vì gen điều hòa không thuộc cấu trúc của Operon, nó nằm trước Operon không phải nằm cạnh nhóm gen cấu trúc: Z, Y, A.

(2) Sai vì vùng vận hành là nơi protein ức chế bám vào để ngăn cản phiên mã không phải là nơi Enzyme phiên mã bám vào để khởi động phiên mã.

(3) Sai vì Operon bao gồm 3 thành phần được sắp xếp theo trình tự liên tục là: vùng khởi động (P), vùng vận hành (0), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

(4) Đúng.

(5) Sai vì gen điều hòa không thuộc cấu trúc của Operon, nó nằm trước Operon, nằm trước vùng khởi động của Operon.

CÂU 7: Hình ảnh dưới đây cho biết mô hình cấu trúc ADN do J Watson vào Crick công bố Năm 1953.

Hãy quan sát hình và cho biết trong cả nhàn kết đưới đây, có bao nhiêu nhận t đúng?

(1) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. Trên cùng 1 mạch A liên kết với T hàng liên kết hiđro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.

(2) Đường kính của nhân tử ADN là 2 nanomet.

(3) Mỗi chu kì xoắn dài 34 A0 gần 20 cặp nucleotit và có tỉ lệ (A + T G + X) đặc thù.

(4) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phận, nhân là 4 loại bazơ nitơ A, T, G, X.

(5] Các nuclêôtit trên cùng mạch liên kết với nhau bằng liên kết yếu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN

(6) ADN gồm hai mạch đối song song 50H – 3P và 30H -5', xoắn đều xung quanh một trục.

A. 1.            B. 2.            C. 3.            D.4.

ĐÁP ÁN:

(1) Sai vị trên 1 mạch các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị. Còn giữa 2 mạch thì A liên kết với Tbằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.

(2) Đúng

(3) Sai Vì mỗi chu kỳ xoắn gồm 10 cặp nucleotit = 20 nucleotit chứ không phải mỗi chu kì xoắn gồm 20 cặp nuclêôtit.

(4) Vì ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; đơn phân là các nucleotit. Mỗi nucleotit gồm 3 thành phần đường deoxiribozơ, H3P04 và 1 trong 4 loại bazơnitơ A T G X

(5) Sai vịác nuclêôtit trên cùng mạnh liên kết với nhau bằng liÊn kết hóa trị. Đây là liên kết mạnh. Các nucleotit trên 2 mạch mới liên kết với nhau bằng liên kết yểu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN

(6) Sai vị ADN gồm hai mạch đối song song:30H -5P và 5P-3'OH quấn đều xung quanh một trục.

CÂU 8: Quan sát hình mô tả cấu trúc của mARN; tARN; rARN và cho biết có bao nhiêu câu trả lời đúng:

(1) Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương ứng với các nội dung liên kết hiđrô, côđon và anticôđon.

(2) ở hình trên, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển các axit amin và mang anticôđon 5'-UAX-3.

(3) mARN có cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn cho quá trình phiên mã và mang bộ ba mở đầu là 3'- GUA-5’.

(4) Trong các loại ARN (tARN, ARN, ARN) thì chỉ có rARN cấu tạo nên ribôxôm và  tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã.

(5) tARN có 3 thùy tròn nên chỉ có thể mang tối đa 3 axit amin.

(6) tARN, mARN, ARN là các sản phẩm của quá trình phiên mã và là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.

(7) Axit amin gắn ở đầu 3-0H của tARN này là Mêtiônin hoặc fMet.

(8) Trên tARN các nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung nên tỉ lệ (A+U)/(G+X) không đổi và đặc trưng.

(9) tARN mang anticôđon 5'UAX3'chỉ liên kết với mARN một lần duy nhất trong suốt quá trình dịch mã.

(10) mARN và tARN liên kết với nhau từng cặp nuclêôtit bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.

A. 2.                      B.5.             C. 7.                      D. 3.

ĐÁP ÁN:

(1) Sai. Số 2 tương ứng với anticôđon, số 3 tương ứng với côđon.

(2) Sai. tARN mang anticôđon 3'-UAX-5.

(3) Sai. mARN làm khuôn cho quá trình dịch mã. (

4) Sai. Các loại ARN đều tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã.

(5) Sai. Mỗi tARN chỉ mang một axit amin duy nhất.

(6) Sai. Chỉ có rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom.

(7) Đúng. Ở sinh vật nhân thực là metionin, ở sinh vật nhân sơ là foocmin metionin

(8) Sai, tARN có cấu trúc mạch đơn, chỉ có một số chỗ các nu trên tARN bổ sung cho nhau nên không có tỉ lệ đặc trưng như ADN.

(9) Sai. tARN mang anticôđon 3UAX5 có thể liên kết với mARN nhiều lần trong quá  trình dịch mã vì axit amin metionin (hoặc foocmin metioning ngoài làm chức năng là axit amin mở đầu nó cũng là thành phần cấu tạo nên chuỗi polipeptit.

(10) Đúng.

 

Bài viết gợi ý: