Câu 1: Một dòng điện không đổi trong thời gian 10s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Tính cường độ dòng điện đó và tính số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 10 phút.
A.\[I=0,16A,{{N}_{e}}={{6.10}^{20}}\] hạt
B.\[I=1,6A,{{N}_{e}}={{6.10}^{20}}\] hạt
C.\[I=0,16A;{{N}_{e}}={{6.10}^{19}}\] hạt
D.\[I=1,6A;{{N}_{e}}={{6.10}^{19}}\] hạt
Câu 2: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn có cường độ 1,6 mA. Tính điện lượng và số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 giờ.
A.\[q=5,67C,{{N}_{e}}=3,{{6.10}^{19}}\] hạt
B.\[q=5,76C,{{N}_{e}}=3,{{6.10}^{19}}\] hạt
C.\[q=5,76C,{{N}_{e}}=3,{{6.10}^{20}}\] hạt
D.\[q=5,67C,{{N}_{e}}=3,{{6.10}^{20}}\] hạt
Câu 3: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2 s là \[1,{{25.10}^{19}}\] hạt. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ bao nhiêu?
A. 0,5 A. B. 2 A. C. 1 A. D. 1,5 A.
Câu 4: Một bộ acquy có cung cấp một dòng điện 5A liên tục trong 4 giờ thì phải nạp lại. Tính cường độdòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong thời gian 12 giờ thì phải nạp lại. Tính suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên nó sản sinh một công 1728 kJ.
A.\[\frac{5}{3}A,\frac{8}{3}V\] B.\[15A,\frac{8}{3}V\] C.\[\frac{5}{3}A,24V\] D.\[15A,24V\]
Câu 5: Một bộ acquy có suất điện động 12V, cung cấp một dòng điện 2A liên tục trong 8 giờ thì phải nạp lại. Tính công mà acquy sản sinh ra trong khoảng thời gian trên.
A. 414720J. B. 11520J. C. 192J. D. 691200J.
Câu 6: Một bếp điện gồm hai dây điện trở \[{{R}_{1}}\] và \[{{R}_{2}}\] . Nếu chỉ dùng \[{{R}_{1}}\] thì thời gian đun sôi nước là 15 phút, nếu chỉ dùng \[{{R}_{2}}\] thì thời gian đun sôi nước là 30 phút. Hỏi khi dùng \[{{R}_{1}}\] song song \[{{R}_{2}}\] thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu.
A. 45 phút B. 22,5 phút C. 30 phút D. 10phút
Câu 7: Một bếp điện gồm hai dây điện trở \[{{R}_{1}}\] và \[{{R}_{2}}\] . Nếu chỉ dùng \[{{R}_{1}}\] thì thời gian đun sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng \[{{R}_{2}}\] thì thời gian đun sôi nước là là 20 phút. Hỏi khi dùng \[{{R}_{1}}\] nối tiếp \[{{R}_{2}}\] thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu.
A. 15phút B. 20phút C. 30phút D. 10phút
Câu 8. Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 1 Ω nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Công suất đó là.
A. 36W B. 9W C. 18W D. 24W
Câu 9: Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V, còn khi điện trở của biến trở là 3,5 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,5 V. Tính suất điện động và điện trở trong của nguồn.
A. E = 3,7 V và r = 0,2 Ω B. E = 3,2 V và r = 0,4 Ω
C. E = 3,7 V và r = 0,4 Ω D. E = 3,2 V và r = 0,2 Ω
Câu 10: Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong 2 Ω. Nối điện trở R vào hai cực của nguồn điện thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên điện trở R bằng 16 W. Tính hiệu suất của nguồn.
A. 50%
B. 67% hoặc 33%
C. 60% hoặc 40%
D. 30% hoặc 70%
Câu 11: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E = 6 V, r = 0,1 Ω, \[{{R}_{}}=11\Omega \] , R = 0,9 Ω. Tính hiệu điện thếđịnh mức và công suất định mức của bóng đèn, biết đèn sáng bình thường.
A. 5,54V; 3W. B. 5,54V; 2,75W.
C. 5,5V; 3W. D. 5,5V; 2,75W.
Câu 12: Một nguồn điện có suất điện động E = 1,5V, điện trở trong r = 0,1 Ω. Mắc giữa hai cực nguồn điện trở \[{{R}_{1}}\] và \[{{R}_{2}}\]. Khi \[{{R}_{1}}\] nối tiếp \[{{R}_{2}}\] thì cường độ dòng điện qua mỗi điện qua mỗi điện trở là 1,5A. Khi \[{{R}_{1}}\] song song \[{{R}_{2}}\] thì cường độ dòng điện tổng cộng qua 2 điện trở là 5A. Tính \[{{R}_{1}}\] và \[{{R}_{2}}\]
A.\[{{R}_{1}}=0,2\Omega ;{{R}_{2}}=0,9\Omega \]
B.\[{{R}_{1}}=0,4\Omega ;{{R}_{2}}=0,5\Omega \]
C.\[{{R}_{1}}=0,6\Omega ;{{R}_{2}}=0,3\Omega \]
D.\[{{R}_{1}}=0,2\Omega ;{{R}_{2}}=0,7\Omega \]
Câu 13: Cho mạch điện như hình vẽ, E = 6 V, r = 1 Ω, \[{{R}_{1}}=20\Omega ;{{R}_{2}}=5\Omega ;{{R}_{3}}=5\Omega \]. Tính hiệu điện thế 2 đầu mạch ngoài và công suất tỏa nhiệt trên \[{{R}_{1}}\]?
A.\[{{U}_{AB}}=6V;{{P}_{1}}=0,288W\]
B.\[{{U}_{AB}}=5,4V;{{P}_{1}}=0,288W\]
C.\[{{U}_{AB}}=5,4V;{{P}_{1}}=0,24W\]
D.\[{{U}_{AB}}=6V;{{P}_{1}}=0,24W\]
Câu 14: Hãy xác định suất điện động E và điện trở trong r của một acquy, biết rằng nếu nó phát dòng điện có cường độ \[{{I}_{1}}=15A\] thì công suất điện ở mạch ngoài \[{{P}_{1}}=135W\] , còn nếu nó phát dòng điện có cường độ \[{{I}_{2}}=6A\] thì công suất điện ở mạch ngoài \[{{P}_{2}}=64,8W\]
A. E = 24 V; r = 0,2 Ω
B. E = 12 V; r = 0,4 Ω
C. E = 24 V; r = 0,4 Ω
D. E = 12 V; r = 0,2 Ω
Câu 15:Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R
B. cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch điện
C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó
D. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật
Câu 16:Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian
C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương
D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. dòng điện có tác dụng từ
B. dòng điện có tác dụng nhiệt
C. dòng điện có tác dụng hóa học
D. dòng điện có tác dụng sinh lý
Câu 18: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức
A. P = E.I.t B. P = U.I.t C. P = E.I D. P = U.I
Câu 19: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A. khả năng tích điện cho hai cực của nó
B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện
C. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện
D. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật
B. nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật
C. nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật
D. nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
C |
C |
D |
D |
C |
B |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
B |
D |
D |
B |
C |
C |
C |
D |