Câu 1: Nội dung của thuyết lượng tử không nói về.

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

B. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ \[c={{3.10}^{8}}m/s\]

C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng  = hf.

D. Phôtôn tồn tại cả trong trạng thái chuyển động và đứng yên.

Câu 2: Chọn câu sai. Theo thuyết lượng tử ánh sáng.

A. ánh sáng là tập hợp các photon

B. photon mang năng lượng tỉ lệ với tần số ánh sáng

C. trong chân không, photon chuyển động với vận tốc lớn nhất trong tự nhiên

D. vận tốc photon chỉ phụ thuộc tần số, không phụ thuộc môi trường.

Câu 3: Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).

B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.

C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.

Câu 4: Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về

A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.

B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.

C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.

D. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.

Câu 5: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được

A. hiện tượng quang – phát quang. 

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. 

D. hiện tượng quang điện ngoài.

Câu 6: Với một lượng tử ánh sáng xác định ta

A. không thể chia nhỏ thành nhiều lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn

B. có thể chia nhỏ thành một số lẻ các lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn

C. có thể chia nhỏ thành một số chẵn các lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn

D. có thể chia nhỏ thành một số nguyên lần các lượng tử khác có năng lượng nhỏ hơn

Câu 7:Điện tích của phôtôn

A. 0                                    B. +2e                                     C. +e                                   D. –e

Câu 8: Một phôtôn có năng lượng \[\varepsilon \], truyền trong chân không với bước sóng \[\lambda \]. Với h là hằng số Plăng, c là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Hệ thức đúng là

A.\[\varepsilon =\frac{\lambda h}{c}\]                             B.\[\varepsilon =\frac{\lambda }{hc}\]                               C.\[\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }\]                          D.\[\varepsilon =\frac{c}{h\lambda }\]

Câu 9: Một phôtôn có năng lượng \[\varepsilon \], truyền trong một môi trường với tần số f. Với h là hằng số Plăng, c là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Hệ thức đúng là

A.\[\varepsilon =\frac{hc}{f}\]                              B.\[\varepsilon =\frac{f}{hc}\]                             C.\[\varepsilon =\frac{1}{hf}\]                             D.\[\varepsilon =hf\]

Câu 10: Một phôtôn có năng lượng \[\varepsilon \], truyền trong một môi trường với bước sóng \[\lambda \]. Với h là hằng số Plăng, c là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Chiết suất tuyệt đối của môi trường đó là

A.1                               B.\[n=\frac{hc}{\lambda \varepsilon }\]                                   C.\[n=\frac{\lambda \varepsilon }{hc}\]                              D.\[n=\frac{\lambda c}{h\varepsilon }\]

Câu 11:  Một chùm tia đơn  sắc khi được truyền trong chân không có bước sóng \[\lambda \] và năng lượng một photon của chùm là \[\varepsilon \]. Khi truyền trong một môi trường trong suốt khác, bước sóng của chùm tia đơn Sắc đó là \[\frac{\lambda }{\sqrt{2}}\] thì năng lượng của mỗi phôton khi đó là

A.\[\frac{\varepsilon }{\sqrt{2}}\]                                 B. \[\varepsilon \]                                C.\[\varepsilon \sqrt{2}\]                                 D.\[\frac{\varepsilon }{2}\]

Câu 12: Gọi \[{{\varepsilon }_{1}};{{\varepsilon }_{2}}\] và \[{{\varepsilon }_{3}}\] lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại và bức xạ màu lam thì ta có.

A.\[{{\varepsilon }_{3}}>{{\varepsilon }_{2}}>{{\varepsilon }_{1}}\]

B.\[{{\varepsilon }_{1}}>{{\varepsilon }_{2}}>{{\varepsilon }_{3}}\]

C.\[{{\varepsilon }_{1}}>{{\varepsilon }_{3}}>{{\varepsilon }_{2}}\]

D.\[{{\varepsilon }_{2}}>{{\varepsilon }_{3}}>{{\varepsilon }_{1}}\]

Câu 13: Trong chân không ánh sáng trắng có bước sóng từ  380nm đến 760nm. Các photon của ánh sáng trắng có năng lượng từ

A. 1,63eV đến 3,27eV 

B. 2,62eV đến 5,23eV 

C. 0,55eV đến 1,09eV 

D. 0,87eV đến 1,74eV

Câu 14:  Một nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,3 µm. Chiếu dòng ánh sáng do nguồn phát ra vào một tấm kém có giới hạn quang  điện là 0,35µm. Cho rằng năng lượng mà quang electron hấp thụ một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại biến thành động năng. Động năng này bằng

 A.\[0,{{59.10}^{-19}}J\]                 B.\[9,{{5.10}^{-19}}J\]                      C.\[5,{{9.10}^{-19}}J\]                    D.\[0,{{95.10}^{-19}}J\]

Câu 15: Chiếu bức xạ có bước sóng \[\lambda <\frac{{{\lambda }_{o}}}{2}\] vào một kim loại có giới hạn quang điện \[{{\lambda }_{o}}\] và công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một electron hấp thụ một photon sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần năng lượng còn lại chuyển thành động năng K. Khi chiếu bức xạ có bước sóng \[2\lambda \] vào một kim loại đó thì động năng của electron là

A. 2(K+A)                       B. 0,5(K+A)                        C. 2(K+A)                        D. 0,5(K-A)

Câu 16: Chiếu bức xạ  có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một êlectron hấp thụ  phôtôn sử  dụng một phần năng lượng  làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới là 4f thì động năng của êlectron quang điện đó là

A. 4K + A.                           B. 2K                               C. 4K                             D. 4K + 3A.

Câu 17: Hai tia laser có công suất lần lượt là \[{{P}_{1}};{{P}_{2}}\]  có bước sóng lần lượt là \[{{\lambda }_{1}};{{\lambda }_{2}}\] có số  photon chiếu tới trong một đơn vị thời gian lần lượt là \[{{n}_{1}};{{n}_{2}}\] . Biểu thức nào sau đây là đúng

A.\[\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}=\frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}.\frac{{{\lambda }_{1}}}{{{\lambda }_{2}}}\]

B.\[\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}=\frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}.\frac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}\]

C.\[\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}=\frac{{{P}_{2}}}{{{P}_{1}}}.\frac{{{\lambda }_{1}}}{{{\lambda }_{2}}}\]

D.\[\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}=\frac{{{P}_{2}}}{{{P}_{1}}}.\frac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}\]

Câu 18: Một nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,3 µm. Công suất của nguồn là 25W. Số photon mà nguồn phát ra trong một giây là

A.\[37,{{7.10}^{19}}\] photon

B.\[3,{{77.10}^{19}}\] photon

C.\[7,{{37.10}^{19}}\] photon

D.\[73,{{7.10}^{19}}\] photon

Câu 19: Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ  có bước sóng \[{{\lambda }_{1}}=720nm\] , ánh sáng tím có bước sóng \[{{\lambda }_{2}}=400nm\] . Cho hai ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó đối với hai ánh sáng này lần lượt là \[{{n}_{1}}=1,33\] và \[{{n}_{2}}=1,34\] . Khi truyền trong môi trường trong suốt trên, tỉ số năng lượng của phôtôn có bước sóng \[{{\lambda }_{1}}\] so với năng lượng của phôtôn có bước sóng \[{{\lambda }_{2}}\] bằng

A. 5/9.                            B. 9/5.                        C. 665/1206.                     D. 1206/665.

Câu 20:  Nguồn sáng X có công suất \[{{P}_{1}}\] phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \[{{\lambda }_{1}}=400nm\] . Nguồn sáng Y có công suất \[{{P}_{2}}\] phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng   \[{{\lambda }_{2}}=600nm\] . Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ  số  giữa số  phôtôn mà nguồn sáng X phát ra so với số  phôtôn mà nguồn sáng Y phát ra là 5/4. Tỉ số \[\frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}\] bằng

A. 6/5.                              B. 5/6.                           C. 15/8.                             D. 8/15.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

C

D

B

A

A

C

D

B

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

D

D

D

A

B

A

C

Bài viết gợi ý: