TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI SINH HỌC 12 CÓ HÌNH ẢNH – THPTQG
Ng.M.N – Loga.vn
Câu 1: Quan sát biểu đồ sau đây về sự biến động số lượng cá thể của hai quần thể thỏ và linh miêu:
(I) Đường số 1 biểu thị sự biến động số lượng của quần thể thỏ và đường số 2 biểu thị sự biến động số lượng của linh miêu.
(II) Sự biến động số lượng của cả hai loài đều là dạng biến động theo chu kỳ 9 – 10 năm.
(III) Sự biến động số lượng của quần thể thỏ kéo theo sự biến động của quần thể linh miêu và ngược lại.
(IV) Cả hai loài đều đạt đến kích thước tối đa vào cùng một thời điểm.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Sự khác biệt dễ nhận thấy của dạng đột biến chuối nhà 3n từ chuối rừng 2n là
A. chuối nhà có hạt, chuối rừng không hạt B. chuối rừng có hạt, chuối nhà không hạt
C. chuối nhà sinh sản hữu tính D. chuối nhà không có hoa.
Câu 3: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết tế bào đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào. Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu?( Biết rằng quá trình phân bào bình thường)
A. Kì giữa giảm phân 2, 2n = 10. B. Kì giữa nguyên phân, 2n = 10.
C. Kì đầu nguyên phân, 2n = 10. D. Kì giữa giảm phân 1,2n = 10.
Câu 4: Hình sau đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Operon Lac bao gồm gen R, vùng 1, vùng 2 và các gen Z, Y, A.
B. Khi môi trường nội bào không có lactôzơ, chất X bám vào vùng 2 gây ức chế phiên mã.
C. Chất X được gọi là chất cảm ứng.
D. Trên phân tử mARN2 chỉ chứa một mã mở đầu và một mã kết thúc.
Câu 5: Quan sát hình ảnh sau và cho biết:
Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là:
A. Vi khuẩn cố định nitơ B. Vi khuẩn amôn C. Vi khuẩn phản nitrat D. vi khuẩn nitrat
Câu 6: Quan sát các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật :
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng ?
I. Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
II. Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
III. Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm.
V. Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 7: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào bình thường:
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau:
I.Tế bào 1 đang ở kì sau 2 của giảm phân với bộ NST 2n = 8.
II.Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.
III.Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.
IV.Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 8: Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):
Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:
A. APG; RiDP B. APG; AlPG C. Axit pyruvic; Glucozo D. ATP; Glucozo
Câu 9: Hình vẽ bên mô tả dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Đây là loại dạ dày 4 ngăn đặc trưng cho tất cả các loài động vật ăn cỏ.
II. Dạ cỏ là nơi có VSV sống cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn xenlulozơ.
III. Dạ lá sách là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzyme pepsin và HCl giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 10: Quan sát hình vẽ sau:
Biết các chữ các in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về dạng đột biến cấc trúc nhiễm sắc thể của hình trên ?
A. Dạng đột biến này giúp nhà chọn giống loại bỏ gen không mong muốn.
B. Hình vẽ mô tả dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Dạng đột biến này không làm thay đổi trình tự gen trên nhiễm sắc thể.
D. Dạng đột biến này làm dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen.
Câu 11: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết , phát biểu sau đây đúng?
A. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II. B. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 4.
C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 2. D. Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Câu 12: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; Alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp alen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khách nhau. Tần số alen A, b được biểu diễn qua biểu đồ hình bên. Biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng khi nói về 4 quần thể trên?
I. Tần số alen a theo thứ tự giảm dần là QT3 → QT1→ QT 4 → QT2
II. Tỉ lệ cây quả vàng, hạt trơn thuần chủng ở quần thể 1 là 17,64%.
III. Quần thể 3 có tần số kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen cao hơn quần thể 2.
IV. Cho cây hoa đỏ ở quần thể 2 giao phấn, xác xuất hiện cây hoa đỏ ở F1 là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 13. Tỉ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi polipeptit anpha trong phân tử hemoglobin của một số loài được mô tả trong bảng sau:
Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng về bảng trên?
I. Bảng trên minh họa cho bằng chứng sinh học phân tử.
II. Trong các loài đã cho, loài có quan hệ họ hàng gần nhất với loài người là cá voi.
III. Người có quan hệ gần với cá chép hơn kì nhông.
IV. Cá rồng có quan hệ gần với cá voi hơn cá chép.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 14. Cho bảng thống kê về khả năng chịu nhiệt của hai loài sau:
Khẳng định ĐÚNG là:
A. Loài II có giới hạn sinh thái rộng hơn loài
B. Loại I có khả năng chịu nhiệt rộng hơn loài II.
C. Loài II có khả năng phân bố rộng hơn loài I.
D. Loài I có sức chống chịu kém hơn loài II.
Câu 15. Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 9% và 10%. B. 10% và 9%. C.12% và 10%. D. 10% và 12%.