TUYỂN TẬP CÁC CÂU SINH HỌC 12 THPT - CÓ HÌNH ẢNH – 2019

 

Câu 1: Hình gợi ý để mô tả đặc điểm của cơ chế di truyền cấp phân tử đúng với loại sinh vật tương ứng.

 

 
 

 

 

 

 

Từ hình vẽ người ta rút ra các đặc điểm:

  1. Sản phẩm sau phiên mã trực tiếp làm khuôn cho dịch mã.
  2. Sản phẩm sau phiên mã phải được chế biến lại trước khi dịch mã.
  3. Quá trình phiên mã có thể diễn ra song song với dịch mã.
  4. Quá trình dịch mã diễn ra khi kết thúc phiên mã.
  5. Sự dịch mã có thể có sự tham gia của nhiều ribôxôm.

Số đặc điểm có ở sinh vật nhân sơ mà không có ở sinh vật nhân thực là:

A. 2.                   B. 3.                      C. 5.            D. 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

Nội dung 1 đúng.

Nội dung 2 sai. mARN sau phiên mã ở nhân sơ được trực tiếp dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã, còn mARN ở sinh vật nhân thực sau phiên mã phải trải qua biến đổi tạo thành mARN trưởng thành rồi mới dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã.

Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 sai. Ở sinh vật nhân sơ quá trình phiên mã có thể diễn ra song  song  với  dịch mã, cả 2 quá trình này đều diễn ra ở tế bào chất còn ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã diễn ra trong nhân, quá trình dịch mã diễn ra ngoài tế bào chất.

Nội dung 5 sai. Ở cả nhân sơ và nhân thực sự dịch mã đều có thể có sự tham gia của nhiều ribôxôm để làm tăng hiệu suất của quá trình tổng hợp protein.

Có 2 nội dung đúng.

 

 

Câu 2: Cho các lọ thí nghiệm chứa đầy nước có nút kín và 2 đối tượng thí nghiệm là ốc sên và rêu.

 

 

Lọ sinh nhiều O2 nhất là:

A. Rêu + ốc sên để ngoài sáng              B. Ốc sên để trông tối

C. Rêu để ngoài sáng                            D. Rêu + ốc sên để trong tối

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C

Ống nghiệm chứa rêu khi để ngoài sáng sẽ có hiện tượng quang hợp, cây sẽ sử dụng CO2 và H2O và thải ra O2. Khi để trong tối sẽ có hiện tượng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2.

Ốc sên để ngoài sáng hay trong tối sẽ có hiện tượng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2.

Ống nghiệm chứa ốc sên + rêu để ngoài sáng thì rêu sẽ sử dụng CO2 để quang hợp thải ra O2, ốc sên sử dụng O2 và thải ra CO2. Ống nghiệm này khi để trong tối thì cả 2 loài này cùng hô hấp, sử dụng O2 và thải ra CO2.

Trong các lọ trên, lọ sinh nhiều O2 nhất là rêu để ngoài sáng do ở lọ này chỉ có hiện tượng quang hợp.

Câu 3:  Cho các nhận định sau:

 

 
 

 

 

  1. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ
  2. Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất
  3. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ.
  4. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: thẩm thấu và chủ động.

Số nhận định đúng là:

A. 2             B. 4             C. 3             D. 1

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

 (1) – Đúng. Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hú

+ Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất

(2)– Đúng. Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB Và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ

(3)- Sai. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chưa điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ, chúng vẫn thất thoát ra ngoài theo hình:

 

(4)– Sai. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: khuếch tán và chủ động. Thẩm thấu chỉ dùng cho nước

Câu 4: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo chung của một nuclêôtit (đơn phân cấu tạo nên ADN), trong đó: (a) và (b) là số thứ tự vị trí của các nguyên tử cacbon có trong phân tử đường mạch vòng. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng.

  1. Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.
  2. Một nuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơ nitơ.
  3. Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là C5H10O4 ; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X.
  4. Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5 của phân tử đường.
  5. Trong một nuclêôtit có chứa 4 loại bazơ nitơ là A, T, G và X.

A. 3.                           B. 1.                      C. 2.                      D. 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

Nội dung 1 đúng. Các nucleotit chỉ khác nhau ở thành phần bazơ nitơ nên người ta căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit.

Nội dung 2, 3 đúng.

Nội dung 4 sai. Trong cấu trúc một nucleotide, acid photphoric liên kết với đường ở vị trí cacbon số 5’ và bazo liên kết với đường ở vị trí cacbon 1'. Đánh dấu vị trí của cacbon của đường phải có dấu phẩy. Nội dung 5 sai. Trong một nuclêôtit chỉ chứa một trong 4 loại bazơ nitơ là A, T, G và X

Có 3 nội dung đúng.

Câu 5: Dựa vào hình vẽ, cho biết trật tự lan truyền xung điện trong hệ dẫn truyền tim:

1. Bó his                   2. Mang Puôckin                 3. Nút nhĩ thất                  4. Nút xoang nhĩ

A. 2 → 3 → 4 → 1          B. 4 → 3 → 1→ 2 C. 3 → 1 → 2 → 4         D. 1 → 2 → 3 → 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

 

Câu 6: Ở một loài động vật, xét một tế bào sinh dục chín có chứa một cặp NST tương đồng thực hiện quá

trình giảm phân tạo giao tử như hình bên dưới. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu câu đúng?

(1) Tế bào này là tế bào sinh tinh.

(2) Bộ nhiễm sắc thể của loài chứa tế bào trên co' kiểu gen là: BV/bv

(3) Hiện tượng này không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.

(4) Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra khi tế bào trên giảm phân là 1 : 1 : 1 : 1.

(5) Nếu trong cơ thể chứa tế bào này có 10% tế bào xảy ra hiện tượng như trên thì loại giao tử BV là 45%.

A. 3.                       B. 4.                  C. 1.                  D. 2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D

Câu 7: Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

 

A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.

C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.

D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

 

Câu 8: Kết thúc quá trình trên hình thành

 

A. thể ngũ bội và thể tam bội.         B. tế bào lệch bội (2n+1) và tể bảo lệch bội (2n-1).

C. thể lệch bội (2n+1) và thể lệch bội (2n-1).           D. tế bào ngũ bội và tể bảo tam bội.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

 

Câu 9: Một kỹ thuật tạo giống bỏ được mô tả ở hình dưới đây:

Có các kết luận rút ra từ kỹ thuật trên:

(1) Đây là kỹ thuật cấy truyền phội.

(2) Các bỏ còn được sinh ra đều có kiểu gen giống nhau và khác giới tính.

(3) Các bà con được sinh ra đều là bỏ đc hoặc bỏ cái.

(4) Kỹ thuật trên cho phép tạo ra một số lượng lớn các con bò có kiểu gen khác nhau.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  

A. 3.               B.2.                      C. 1.                       D. 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

Câu 10: Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như sau:

 

Chủng gây bệnh

Loại nuclêôtit (tỉ lệ %)

A

T

U

G

X

Số 1

10

10

0

40

40

Số 2

20

30

0

20

30

Số 3

22

0

22

26

30

Số 4

35

35

0

18

12

 

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép.

B. Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn.

C. Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch kép.

D. Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch đơn

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C

Nếu có T – ADN ; có U => ARN

Nếu G=X; A=T hoặc A=U + Mạch kép ; còn lại mạch đơn

Chủng gây bệnh

Loại nuclêôtit (tỉ lệ %)

A

T

U

G

X

Loại VCDT

Số 1

10

10

0

40

40

ADN kép

Số 2

20

30

0

20

30

ADN đơn

Số 3

22

0

22

26

30

ADN đơn

Số 4

35

35

0

18

12

ADN đơn

Bài viết gợi ý: