I. ARN
1. Cấu tạo hóa học của ARN
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit. Có 4 loại Nu: A, U, G, X.
- Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần:
+ 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) .
+ 1 gốc đường ribulozo $(C_{5}H_{12}O_{5})$
+1 gốc axit photphric $( H_{3}PO_{4})$
2.Các loại ARN và chức năng
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.
- mARN: có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có :
+ Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
+ Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
+ Các codon mã hóa axit amin:
+ Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã
- tARN: có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .
- rARN: có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.
II. Mã di truyền
1. Khái niệm
Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin (aa) trong phân tử prôtêin (cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau trong gen quy định 1 aa).
2. Đặc điểm mã di truyền
- Mã di truyền là mã bộ ba.
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
- Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ).
- Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại aa).
- Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một loại aa, trừ AUG và UGG).