Câu 1: Nói về sức chứa của một quần thể, cho các phát biểu sau:
(1) có thể tính được chính xác khi sử dụng mô hình tăng trưởng logistic.
(2) nhìn chung giữ ổn định theo thời gian.
(3) có thể thay đổi khi các điều kiện của môi trường thay đổi.
(4) không bao giờ có thể vượt qua.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Nguy cơ lớn nhất đối với đa dạng sinh học là
A. Khai thác quá mức một loài có giá trị kinh tế cao.
B. Loài du nhập cạnh tranh hoặc ăn loài bản địa.
C. Sự phá vỡ mối quan hệ dinh dưỡng khi ngày càng có nhiều con mồi bị tuyệt chủng.
D. Biến đổi, phân mảnh và phá hủy nơi ở.
Câu 3: Ở một loài cá xét một locut gen gồm 2 alen là A và a trội lặn hoàn toàn, trong đó, A quy định vảy đỏ còn a quy định vảy trắng. Cho giao phối cá cái vảy đỏ với cá đực vảy trắng thu được F1 toàn vảy đỏ. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên F2 thu được 3 vảy đỏ : 1 vảy trắng, trong đó vảy trắng toàn con đực. Có bao nhiêu kết luận chắc chắn không đúng trong số các kết luận sau?
(1) Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
(2) Ở loài cá này, con đực có cặp NST giới tính là XX.
(3) Đem các con F2 cho giao phối ngẫu nhiên đời F3 luôn thu được 18,75% cá vảy trắng.
(4) Đem các con F2 cho giao phối ngẫu nhiên đời F3 luôn thu được các con đực vảy trắng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Cho các phát biểu sau về CLTN:
(1) CLTN chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.
(2) CLTN là nhân tố duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.
(3) CLTN chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.
(4) CLTN tác động không phụ thuộc vào kích thước của quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Ở một loài thú có bộ NST 2n = 12. Xét 2 locut gen A và B cùng nằm trên 1 cặp NST thường và cách nhau 30cM. Một cơ thể đực của loài có kiểu gen AB//ab DdEe XGHY giảm phân tạo giao tử. Để cơ thể trên tạo ra tối đa tất cả các loại tinh trùng về các locut gen trên thì cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh tham gia giảm phân? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
A. 16. B. 20. C. 40. D. 14.
Câu 6: Một loài động vật xét 1 locut gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn, trong đó, alen A quy định mắt đỏ còn a quy định mắt trắng. Ở một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu (P) như sau:
- Giới đực: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
- Giới cái: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
Quần thể trên giao phối ngẫu nhiên qua các thế hệ. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể ở thế hệ F3 là như thế nào? Biết rằng sau khi quần thể cân bằng di truyền thì các cá thể aa không có khả năng sinh sản.
A. 319 hoa đỏ : 81 hoa trắng. B. 760 hoa đỏ : 81 hoa trắng.
C. 2128 hoa đỏ : 81 hoa trắng. D. 4 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Câu 7: Ở người xét một bệnh di truyền do 2 đột biến lặn thuộc 2 locut nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định. Cho phả hệ sau:
Biết rằng III1 mang toàn gen lặn và II4, II5 có kiểu gen đồng hợp. Không có đột biến xảy ra.
Cho các phát biểu sau:
(1) III2 có thể có 4 kiểu gen.
(2) III3 chỉ có 1 kiểu gen duy nhất.
(3) III3 và III4 có thể có kiểu gen khác nhau.
(4) Xác suất để cặp vợ chồng III2-III3 sinh được đứa con bình thường là 69,44%.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ có bao nhiêu yếu tố sau đây không tham gia?
(1) mARN. (2) Enzim mở xoắn. (3) 8 loại nucleotit. (4) ADN.
(5) Protein. (6) Đoạn mồi. (7) ARN polimeraza. (8) Riboxom.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 9: Chọn câu đúng
A. Mỗi nhân tố sinh thái tác động như nhau lên cùng một chức năng sống.
B. Sự tác động của các nhân tố sinh thái chỉ khác nhau khi mật độ sinh vật sống trong môi trường thay đổi.
C. Môi trường tác động lên sinh vật và sinh vật làm biến đổi môi trường.
D. Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái là sự cộng gộp của các tác động của từng nhân tố sinh thái.
Câu 10: Cho các phát biểu về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể như sau:
(1) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(2) Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái của quần thể.
(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể giúp khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
(4) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ, các loài chim ăn côn trùng săn mồi gần đàn trâu bò. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là quan hệ gì?
A. Ức chế cảm nhiễm. B. Hợp tác. C. Cộng sinh. D. Hội sinh.
Câu 12: Phát biểu nào đúng khi nói về học thuyết Đacuyn?
A. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản gọi là biến dị xác định.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
C. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các loài.
D. Số lượng cá thể sinh ra trong mỗi thế hệ nhiều hơn số cá thể sống sót và sinh sản.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự trao đổi vật chất giữa quần xã và môi trường hình thành các chu trình sinh địa hóa tự nhiên.
B. Nitơ trong xác bã hữu cơ được trả lại môi trường nhờ sự phân giải của nấm, vi khuẩn và các côn trùng nhỏ sống trong đất…
C. Nước trở về khí quyển nhờ sự thoát hơi nước và bốc hơi trên mặt đất và mặt nước.
D. Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng nhanh chủ yếu không phải do hoạt động của con người.
Câu 14: Nói về sự phát sinh và phát triển của sinh giới qua các đại địa chất phát biểu nào chưa chính xác?
A. Nghiên cứu hóa thạch chỉ có thể cho biết tuổi của sinh vật.
B. Để xác định tuổi tuyệt đối của hóa thạch người ta dùng phương pháp đồng vị phóng xạ.
C. Lịch sử Trái Đất kèm theo sự sống được chia thành 5 đại.
D. Loài người phát sinh ở đại Tân sinh.
Câu 15: Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 locut gen không alen nằm trên NST quy định, trong đó, khi có mặt của cả 2 alen trội A và B thì cho hoa đỏ; khi có mặt của cặp gen aa trong kiểu gen sẽ luôn cho hoa trắng; các kiểu gen còn lại cho hoa vàng. Đem giao phấn cây hoa trắng đồng hợp lặn với cây hoa đỏ đồng hợp trội thu được đời con toàn cây hoa đỏ. Đem toàn bộ các cây hoa đỏ ở F1 cho tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục đem các cây hoa đỏ ở F2 thụ phấn cho các cây hoa khác màu thu được F3. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa trắng ở F3 thì tỉ lệ hoa trắng khi đem tự thụ không có sự phân li về kiểu hình chiếm tỉ lệ
A. 60%. B. 20%. C. 23,81%. D. 100%.
Câu 16: Ở cừu, alen A quy định có sừng, alen lặn tương ứng quy định không sừng. Nhưng cừu cái có kiểu gen Aa không sừng còn cừu đực có kiểu gen Aa lại có sừng. Một quần thể cừu đang cân bằng di truyền có 60% cừu không sừng. Cho các con cừu không sừng giao phối ngấu nhiên thì tỉ lệ cừu cái không sừng ở đời con thu được là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.
A. 48%. B. 80%. C. 50%. D. 85,7%.
Câu 17: Ở ruồi giấm, cho phép lai sau: AB//ab XGH Xgh x AB//ab XGH Y. Biết rằng khoảng cách giữa các locut cùng nằm trên một cặp NST đều như nhau là 40cM. Tỉ lệ cá thể đời con có số tính trạng trội bằng số tính trạng lặn là bao nhiêu? Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.
A. 23,5%. B. 21,1%. C. 14,7%. D. 19,5%.
Câu 18: Cho các đặc điểm về đột biến như sau:
(1) Chiều dài NST không thay đổi.
(2) Số lượng nhóm gen liên kết thay đổi.
(3) Sức sinh sản của thể đột biến bị giảm.
(4) Có thể góp phần hình thành loài mới.
(5) Số lượng và thành phần gen trên NST không thay đổi.
Có bao nhiêu đặc điểm có thể thuộc về đột biến chuyển đoạn NST?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Nói về ung thư, phát biểu nào chưa chính xác?
A. Ung thư là do sự thay đổi chức năng của gen liên quan đến chu kì tế bào hoặc gen ức chế khối u.
B. Ung thư không phải là bệnh di truyền.
C. Tế bào càng nhân đôi nhiều tích lũy càng nhiều đột biến.
D. Người già có nguy cơ ung thư cao hơn người trẻ.
Câu 20: Ở một loài thực vật chiều cao cây do 4 cặp gen phân li độc lập tương tác cộng gộp quy định. Mỗi alen trội làm tăng chiều cao cây thêm 5cm. Đem cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được cây F1 cao 150cm. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Chọn 2 cây bất kì ở F2, xác suất bắt gặp 1 cây cao 160cm và 1 cây cao 150cm là bao nhiêu?
A. 5,98%. B. 2,99%. C. 1,5%. D. 4,79%.
Câu 21: Ở người bệnh bạch tạng do 1 gen lặn nằm trên NST quy định, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 96% người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường trong quần thể trên dự định sinh 2 người con. Xác suất để 2 người con của họ đều bình thường là
A. 94,52%. B. 95,14%. C. 50,69%. D. 80,56%.
Câu 22: Ở một ruồi giấm, khi đem lai con cái chân cao, mắt đỏ với con đực chân thấp, mắt trắng thu được F1 toàn chân cao, mắt đỏ. Cho các con ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau ở F2 thu được 140 chân cao, mắt đỏ; 50 chân cao, mắt trắng; 48 chân thấp, mắt đỏ và 15 chân thấp, mắt trắng. Mỗi tính trạng do 1 gen quy định và không có đột biến xảy ra. Cho các con chân cao, mắt trắng giao phối với các con chân thấp, mắt đỏ. Xác suất thu được ruồi chân cao, mắt đỏ ở F3 là
A. 2/9. B. 1/2. C. 4/9. D. 1/3.
Câu 23: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Tính trạng màu hoa do 1 locut gen nằm trên NST thường quy định, trong đó, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Cho 2 cây hoa đỏ đồng hợp giao phấn với cây hoa trắng, đời con thu được 24 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Lí do nào có thể giải thích cho sự xuất hiện của cây hoa trắng?
(1) Đột biến mất đoạn NST đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
(2) Đột biến gen đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa trắng.
(3) Đột biến số lượng NST đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa đỏ.
(4) Đột biến số lượng NST hoặc đột biến gen đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Ở một loài thực vật, lai cây hoa đỏ, cánh dài thuần chủng với cây hoa trắng, cánh ngắn thuần chủng F1 thu được toàn cây hoa đỏ, cánh ngắn. Cho các cây F1 tự thụ phấn F2 thu được 25% cây hoa đỏ, cánh dài : 50% cây hoa đỏ, cánh ngắn : 25% cây hoa trắng, cánh ngắn. Quy luật di truyền chi phối là
A. Di truyền liên kết hoàn toàn giữa 2 gen quy định 2 tính trạng.
B. Di truyền do gen đa hiệu.
C. Di truyền liên kết không hoàn toàn giữa 2 gen quy định 2 tính trạng, trong đó, hoán vị gen chỉ xảy ra ở một bên với tần số bất kì.
D. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 25: Một loài thực vật màu hoa do 1 locut gen nằm trên NST thường quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét một quần thể đang cân bằng di truyền thấy có 64% cây hoa đỏ. Người ta chọn ngẫu nhiên 5 cây hoa đỏ trong quần thể trên. Xác suất để khi cho 5 cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thu được đời con có tỉ lệ 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
A. 2,1%. B. 20,93%. C. 26,37%. D. 8,79%.
Câu 26: Khi nói về đột biến gen, ý nào chưa đúng?
A. Đột biến điểm dạng thay thế cặp nucleotit khi xảy ra có thể không làm thay đổi số lượng, thành phần các nucleotit của gen.
B. Đột biến gen dạng thay thế cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba mã hóa sai nghĩa có thể không làm thay đổi tính chất của phân tử protein do gen quy định.
C. Đột biến thay thế cặp nucleotit làm thay đổi axit amin do bộ ba đó quy định rơi vào vùng quyết định cấu trúc không gian của protein enzim do gen tổng hợp có thể không làm thay đổi chức năng của protein enzim đó.
D. Đột biến điểm dạng thay thế, thêm cặp nucleotit có thể xuất hiện ngẫu nhiên mà không cần tác nhân đột biến do sự tồn tại của các nucleotit dạng hiếm trong tế bào.
Câu 27: Có mấy hiện tượng sau đây là hiện tượng khống chế sinh học?
(1) Dùng bẫy diệt chuột để bảo vệ mùa màng.
(2) Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa.
(3) Dùng thuốc trừ sâu để diệt sâu bệnh.
(4) Bắt bớt rắn dọc dưa để diệt chuột hại lúa.
Đáp án đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) Di nhập gen.
(4) Chọn lọc tự nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên. (6) Ngẫu phối.
Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Trong các phát biểu về các yếu tố ngẫu nhiên, ý nào chưa chính xác?
A. Một loài mới có thể được hình thành do các yếu tố ngẫu nhiên khởi phát.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến sự diệt vong của một quần thể.
D. Hiệu quả tác động không phụ thuộc vào kích thước của quần thể.
Câu 30: Đặc điểm không thuộc quần xã sinh vật rừng nhiệt đới là
A. thích nghi với môi trường có độ ẩm cao.
B. đa dạng về loài.
C. hoạt động của sinh vật có tính chu kì ngày đêm rõ rệt.
D. thích nghi với biên độ dao động về nhiệt lớn.
Câu 31: Sức căng trương nước tăng trong trường hợp nào?
A. Đưa cây vào tối. B. Đưa cây ra sáng. C. Tưới nước cho cây. D. Bón phân cho cây.
Câu 32: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng nhỏ vì:
A. chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể.
B. chúng chỉ cần trong một số pha sinh trưởng nhất định.
C. chức năng chính của chúng là hoạt hóa enzim.
D. phần lớn chúng đã có trong cây.
Câu 33: Điều nào sau đây là không đúng?
A. Động vật có túi tiêu hóa có thể ăn nguyên cả con mồi.
B. Động vật không có cơ quan tiêu hóa thì không có tiêu hóa ngoại bào.
C. Sứa có thể tiêu hóa cơ học nhờ sự co bóp của thành túi tiêu hóa.
D. Trùng amip phải nhờ enzim của lizoxom phân giải thức ăn.
Câu 34: Khi động vật có vú hít thở bình thường, nguyên nhân nào gây nên dòng không khí từ bên ngoài đi vào trong phổi?
A. Giảm thể tích bên trong lồng ngực.
B. Cơ hoành phẳng ra.
C. Các xương sườn hạ xuống làm tăng thể tích lồng ngực.
D. Cơ liên sườn ngoài dãn làm tăng thể tích lồng ngực.
Câu 35: Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn diễn ra theo hướng:
A. từ chưa có đến có hệ tuần hoàn.
B. từ tuần hoàn hở đến tuần hoàn kín.
C. từ tuần hoàn đơn đến tuần hoàn kép.
D. cả 3 đáp án trên.
Câu 36: Một phân tử đi từ bên trong màng tilacoit đến chất nền ti thể phải đi qua mấy lớp màng?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 37: Loại tảo nào có thể sống ở mực nước sâu nhất?
A. Tảo đỏ. B. Tảo lục. C. Tảo nâu. D. Tảo vàng.
Câu 38: Chất nào sau đây là sản phẩm của hô hấp hiếu khí?
A. CO2 và H2O. B. CO2 và H2O và ATP. C. CO2 và ATP. D. H2O và ATP.
Câu 39: Sự xuất hiện đường glucose trong nước tiểu:
A. chứng tỏ bị bệnh thận.
B. xảy ra khi các chất vận chuyển glucose bị quá tải.
C. là kết quả của chứng hạ đường huyết.
D. xảy ra bình thường.
Câu 40: Sự khử cực của sợi trục được tạo ra do:
A. sự di chuyển của K+ ra khỏi màng sợi trục.
B. sự di chuyển vào của Na+ qua kênh điều hòa điện áp trên màng sợi trục.
C. sự khuếch tán K+ theo chiều gradient nồng độ.
D. sự vận chuyển tích cực của Na+ ra khỏi sợi trục.