BÀI TOÁN ĐỘNG NĂNG, VẬN TỐC TRONG PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
A)Lí Thyết:
$\bullet $ Dùng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:
+Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tượng tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm.
${{K}_{1}}+{{m}_{1}}{{c}^{2}}+{{K}_{2}}+{{m}_{2}}{{c}^{2}}={{K}_{3}}+{{m}_{3}}{{c}^{2}}+{{K}_{4}}+{{m}_{4}}{{c}^{2}}$
Với: K là động năng của các hạt: ${{p}^{2}}=2mK$ (p là động lượng).
$\bullet $ Kết hợp định luật bảo toàn động lượng:
+Tổng vecto động lượng của các hạt tương tác bằng tổng vecto động lượng của các hạt sản phẩm.
$\overrightarrow{{{p}_{A}}}+\overrightarrow{{{p}_{B}}}=\overrightarrow{{{p}_{C}}}+\overrightarrow{{{p}_{D}}}$
+Xét với hạt B đứng yên: $\overrightarrow{{{v}_{B}}}=0\to \overrightarrow{{{p}_{B}}}=0$ Khi đó $\overrightarrow{{{p}_{A}}}=\overrightarrow{{{p}_{C}}}+\overrightarrow{{{p}_{D}}}$
Nếu cho $\alpha $ là góc hợp bởi giữa $\widehat{\overrightarrow{{{p}_{C}}};\overrightarrow{{{p}_{D}}}}$ hoặc giữa $\widehat{\overrightarrow{{{v}_{C}}};\overrightarrow{{{v}_{D}}}}$
Độ lớn: $p_{A}^{2}=p_{C}^{2}+p_{D}^{2}+2{{p}_{C}}{{p}_{D}}\cos \alpha $
$*$ $\alpha ={{0}^{0}}\to {{p}_{C}};{{p}_{D}}$cùng phương, cùng chiều $\overrightarrow{{{p}_{C}}}\uparrow \uparrow \overrightarrow{{{p}_{D}}}\to \cos \alpha =1\to {{p}_{A}}={{p}_{C}}+{{p}_{D}}$
$*$ $\alpha ={{180}^{0}}\to {{p}_{C}};{{p}_{D}}$ cùng phương, ngược chiều $\overrightarrow{{{p}_{C}}}\uparrow \downarrow \overrightarrow{{{p}_{D}}}\to \cos \alpha =-1\to {{p}_{A}}={{p}_{C}}-{{p}_{D}}$
$*$ $\alpha ={{90}^{0}}\to {{p}_{C}}$ ;${{p}_{D}}$ vuông góc $\overrightarrow{{{p}_{C}}}\bot \overrightarrow{{{p}_{D}}}\to \cos \alpha =0\to p_{A}^{2}=p_{C}^{2}+p_{D}^{2}$
$*$ ${{p}_{C}}={{p}_{D}}\to {{p}_{A}}=2{{p}_{C}}\cos (\alpha /2)$
Từ đó suy ra đại lượng cần tìm ví dụ góc hợp bởi chiều chuyển động của các hạt so với một phương nào đó…
B)Ví Dụ Minh Họa:
Ví dụ 1: Ta dùng proton có 2,0 MeV vào nhân Li đứng yên thì thu được hai nhân X có cùng động năng. Năng lượng liên kết của hạt nhân X là 28,3 MeV và độ hụt khối của hạt Li là 0,042u. Cho 1u=931,5 MeV/c$^{2}$; khối lượng hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối. Tốc độ của hạt nhân X bằng:
A.1,96m/s B.2,20m/s C.2,16.10$^{7}$m/s D.1,93.10$^{7}$m/s
Hướng dẫn:
Ta có phương trình phản ứng: $_{1}^{1}H+_{3}^{7}Li\to 2_{2}^{4}X$
Độ hụt khối của các hạt nhân:
$\Delta {{m}_{X}}=2{{m}_{P}}+2{{m}_{n}}-{{m}_{X}}$ với $\Delta {{m}_{X}}=\frac{28,3}{931,5}=0,0304u$
$\Delta {{m}_{Li}}=3{{m}_{P}}+4{{m}_{n}}-{{m}_{Li}}$
Độ hụt khối của phản ứng:
$\Delta m=2{{m}_{X}}-({{m}_{Li}}+{{m}_{P}})=\Delta {{m}_{Li}}-2\Delta {{m}_{X}}=-0,0187u<0$
$\to $ phản ứng tỏa năng lượng.
Năng lượng của phản ứng: $\Delta $E= 0,0187.931,5MeV = 17,42MeV
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần ta có:
$2{{\text{W}}_{\text{dX}}}=\Delta E+{{K}_{P}}$=19,42MeV $\to {{\text{W}}_{dX}}=\frac{m{{v}^{2}}}{2}=9,71$MeV
Vận tốc của hạt X: v = 3.10$^{8}$.0,072 = 2,16.10$^{7}$m/s
$\Rightarrow $ Chọn đáp án C.
Ví dụ 2: Bắn một hạt anpha vào hạt nhân nito $_{7}^{14}N$ đang đứng yên tạo ra phản ứng:$_{2}^{4}He+_{7}^{14}N\to _{1}^{1}H+_{8}^{17}O$. Năng lượng của phản ứng là $\Delta $E=1,21MeV. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng vecto vận tốc. Xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối của nó. Động năng của hạt $\alpha $ là:
A.1,36MeV B.1,65MeV C.1,63MeV D.1,56MeV
Hướng dẫn:
Phản ứng thu năng lượng $\Delta $E=1,21MeV
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
${{m}_{\alpha }}.{{v}_{\alpha }}=({{m}_{H}}+{{m}_{O}})v$ (với v là vận tốc của hai hạt sau phản ứng)
$\to $v=$\frac{{{m}_{\alpha }}{{v}_{\alpha }}}{{{m}_{H}}+{{m}_{O}}}=\frac{2}{9}{{v}_{\alpha }}$
Động năng của hạt $\alpha $: ${{K}_{\alpha }}=\frac{{{m}_{\alpha }}v_{\alpha }^{2}}{2}=2v_{\alpha }^{2}$
$\to {{K}_{H}}+{{K}_{O}}=\frac{({{m}_{H}}+{{m}_{O}}){{v}^{2}}}{2}=\frac{4}{9}v_{\alpha }^{2}=\frac{2}{9}{{K}_{\alpha }}$
$\to {{K}_{\alpha }}={{K}_{H}}+{{K}_{O}}+\Delta E\to \Delta E={{K}_{\alpha }}-\frac{2}{9}{{K}_{\alpha }}=\frac{7}{9}{{K}_{\alpha }}$
$\to {{K}_{\alpha }}=\frac{9}{7}\Delta E=1,56MeV$
$\Rightarrow $ Chọn đáp án D.
Ví dụ 3: Dùng hạt proton có động năng K$_{P}$=5,58MeV bắn vào hạt nhân $_{11}^{23}Na$ đứng yên, ta thu được hạt $\alpha $ và hạt X có động năng tương ứng là K$_{\alpha }$=6,6MeV; K$_{X}$=2,64 MeV. Coi rằng phản ứng không kèm theo bức xạ gamma, lấy khối lượng hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó. Góc giữa vecto vận tốc của hạt $\alpha $ và hạt X là:
A.170$^{0}$ B.70$^{0}$ C.30$^{0}$ D.150$^{0}$
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: $_{1}^{1}p+_{11}^{23}Na\to _{2}^{4}\alpha +_{10}^{20}X$
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
$\overrightarrow{{{p}_{p}}}=\overrightarrow{{{p}_{\alpha }}}+\overrightarrow{{{p}_{X}}}\to p_{p}^{2}=p_{\alpha }^{2}+p_{X}^{2}+2{{p}_{p}}\cos (\varphi )$
Ta lại có: ${{p}^{2}}=2mK$ nên:
cos$\varphi $ = -0,9859 $\to $ $\varphi $= 170$^{0}$
$\Rightarrow $ Chọn đáp án A.
Ví dụ 4: Bắn một hạt proton với vận tốc 3.10$^{7}$m/s đến va chạm với hạt nhân Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân. Sau phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau bay theo hai hướng tạo với nhau góc 160$^{0}$. Coi khối lượng của các hạt gần đúng là số khối. Năng lượng tỏa ra là:
A.20,0MeV B.14,6MeV C.17,4MeV D.10,2MeV
Hướng dẫn:
Động năng của proton:
${{K}_{P}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}=\frac{1}{2}m{{c}^{2}}{{\left( \frac{v}{c} \right)}^{2}}$ = 4,6575MeV
Theo bảo toàn động lượng:
$\overrightarrow{{{p}_{p}}}=\overrightarrow{{{p}_{\alpha 1}}}+\overrightarrow{{{p}_{\alpha 2}}}\to {{K}_{p}}={{m}_{\alpha }}{{K}_{\alpha }}+{{m}_{\alpha }}{{K}_{\alpha }}+2{{m}_{\alpha }}{{K}_{\alpha }}\cos {{160}^{0}}$
$\to {{K}_{\alpha }}$= 9,653MeV
Năng lượng tỏa ra là: $\Delta E=2{{K}_{\alpha }}-{{K}_{p}}$= 14,6MeV
$\Rightarrow $ Chọn đáp án B.
Ví dụ 5: Dùng một proton có động năng 5,45MeV bắn vào hạt nhân $_{4}^{9}Be$ đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt $\alpha $. Hạt $\alpha $bay ra theo phương vuông góc với phương tới của proton và có động năng 4MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng của hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng:
A.3,125MeV B.4,225MeV C.1,145MeV D.2,125MeV
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: $_{1}^{1}p+_{4}^{9}Be\to _{2}^{4}He+_{3}^{6}Li$
Theo đề bài: K$_{p}$=5,45MeV; K$_{He}$=4MeV
Định luật bảo toàn năng lượng:
$\Delta E+{{K}_{P}}+{{K}_{Be}}={{K}_{He}}+{{K}_{Li}}$ với ${{K}_{Be}}=0$
$\to \Delta E={{K}_{Li}}-1,45$ (1)
Định luật bảo toàn động lượng: $\overrightarrow{{{p}_{p}}}=\overrightarrow{{{p}_{He}}}+\overrightarrow{{{p}_{Li}}}$ với P$_{Be}$=0
Do vận tốc của proton và vận tốc hạt $\alpha $ vuông góc với nhau nên $\overrightarrow{{{p}_{P}}}\bot \overrightarrow{{{p}_{He}}}\to \beta ={{90}^{0}}$
Thay ${{p}^{2}}={{m}^{2}}{{v}^{2}}=2m.K$ ta được:
${{m}_{Li}}{{K}_{Li}}={{m}_{P}}{{K}_{P}}+{{m}_{He}}{{K}_{He}}$
$\to 6{{K}_{Li}}={{K}_{P}}+4{{K}_{He}}\to {{K}_{Li}}=3,575MeV$
Thay vào (1) ta được:
$\Delta $E=2,125MeV >0 phản ứng tỏa năng lượng.
$\Rightarrow $ Chọn đáp án D.
Ví dụ 6: Hạt nhân $_{84}^{210}Po$ đang đứng yên thì phóng xạ $\alpha $, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt $\alpha $.
A.Lớn hơn động năng của hạt nhân con.
B.Chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
C.Bằng động năng của hạt nhân con.
D.Nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
Hướng dẫn:
$_{84}^{210}Po\to _{2}^{4}He+_{82}^{206}Pb$
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
$\overrightarrow{{{p}_{\alpha }}}+\overrightarrow{{{p}_{Pb}}}=\overrightarrow{{{p}_{Po}}}=\overrightarrow{0}\to {{p}_{\alpha }}={{p}_{Pb}}$
$\to {{m}_{\alpha }}{{K}_{\alpha }}={{m}_{Pb}}{{K}_{Pb}}\to {{K}_{\alpha }}=51,5{{K}_{Pb}}$
$\Rightarrow $ Chọn đáp án A.
Ví dụ 7: Hạt proton có động năng 5,48MeV được bắn vào hạt nhân $_{4}^{9}Be$ đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân, sau phản ứng thu được hạt nhân $_{3}^{6}Li$ và hạt X. Biết hạt X bay ra với động năng 4MeV theo phương vuông góc với hướng chuyển động của hạt proton tới (lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối). Vận tốc của các hạt nhân Li là:
A.0,824.10$^{6}$m/s B.1,07.10$^{6}$m/s C.10,7.10$^{6}$m/s D.8,24.10$^{6}$m/s
Hướng dẫn:
+ Áp dụng định luật BT động lượng: $\overrightarrow{{{p}_{P}}}=\overrightarrow{{{p}_{Li}}}+\overrightarrow{{{p}_{X}}}$ với $(\overrightarrow{{{p}_{X}}}\bot \overrightarrow{{{p}_{p}}})\to p_{Li}^{2}=p_{X}^{2}+p_{P}^{2}$
$\to {{m}_{Li}}{{K}_{Li}}={{m}_{X}}{{K}_{X}}+{{m}_{P}}{{K}_{P}}\to {{K}_{Li}}=\frac{{{m}_{X}}{{K}_{X}}+{{m}_{P}}{{K}_{P}}}{{{m}_{Li}}}$
$\to {{K}_{Li}}=3,58MeV=5,{{728.10}^{-13}}J$
+Với m$_{Li}$= 6u = 6.1,66055.10$^{-27}$kg$\to {{v}_{Li}}=\sqrt{\frac{2{{K}_{Li}}}{{{m}_{Li}}}}=10,{{7.10}^{6}}$m/s
$\Rightarrow $ Chọn đáp án C.
Ví dụ 8: Bắn một proton vào hạt nhân $_{3}^{7}Li$ đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của proton các góc bằng nhau là ${{60}^{0}}$. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của proton và tốc độ của hạt nhân X là:
A.4 B.$\frac{1}{4}$ C.2 D.$\frac{1}{2}$
Hướng dẫn:
+Phương trình phản ứng hạt nhân đó là: $_{1}^{1}H+_{3}^{7}Li\to 2._{2}^{4}He$
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: $\overrightarrow{{{p}_{P}}}=\overrightarrow{{{p}_{1}}}+\overrightarrow{{{p}_{2}}}$
Vì hai hạt sinh ra giống nhau có cùng vận tốc, bay theo hướng hợp với nhau một góc bằng 120$^{0}$ nên động lượng của hai hạt có độ lớn bằng nhau và cũng hợp với nhau một góc 120$^{0}$.
Từ đó suy ra: ${{p}_{P}}={{p}_{1}}={{p}_{2}}\to {{m}_{P}}.{{v}_{P}}={{m}_{\alpha }}.{{v}_{\alpha }}\to \frac{{{v}_{P}}}{{{v}_{\alpha }}}=\frac{{{m}_{\alpha }}}{{{m}_{P}}}=4$
$\Rightarrow $ Chọn đáp án A.
Ví dụ 9: Hạt $\alpha $ có động năng K$_{\alpha }$=3,1MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng yên gây ra phản ứng: $\alpha +_{13}^{27}Al\to _{15}^{30}P+n$, khối lượng của các hạt nhân là m$_{\alpha }$=4,0015u, m$_{Al}$=26,97435u, m$_{P}$=29,97005u, m$_{n}$=1,008670u, 1u=931,5MeV/c$^{2}$. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng tốc độ. Động năng của hạt n là:
A.0,8716MeV B.0,9367MeV C.0,2367MeV D.0,0138MeV
Hướng dẫn:
Năng lượng phản ứng thu: $\Delta E=({{m}_{\alpha }}+{{m}_{Al}}-{{m}_{P}}-{{m}_{n}})u{{c}^{2}}=-0,00287u{{c}^{2}}=-2,672MeV$
${{K}_{P}}+{{K}_{n}}={{K}_{\alpha }}+\Delta E=0,428MeV$ ; ${{K}_{P}}=\frac{{{m}_{P}}v_{P}^{2}}{2}$ mà ${{v}_{P}}={{v}_{n}}$
$\to \frac{{{K}_{n}}}{{{K}_{P}}}=\frac{{{m}_{n}}}{{{m}_{P}}}=\frac{1}{30}\to \frac{{{K}_{n}}}{{{K}_{n}}+{{K}_{P}}}=\frac{1}{1+30}$
$\to {{K}_{n}}=\frac{{{K}_{n}}+{{K}_{P}}}{31}=\frac{0,428}{31}=0,0138MeV$
$\Rightarrow $ Chọn đáp án D.
Ví dụ 10: Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân đứng yên, để gây ra phản ứng: $_{1}^{1}H+_{3}^{7}Li\to 2\alpha $. Biết phản ứng tỏa năng lượng và hai hạt $\alpha $ có cùng động năng. Lấy khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Góc $\varphi $ tạo bởi hướng của các hạt $\alpha $ có thể là:
A.Có giá trị bất kì B.60$^{0}$ C.160$^{0}$ D.120$^{0}$
Hướng dẫn:
Theo ĐL bảo toàn động lượng $\overrightarrow{{{p}_{P}}}=\overrightarrow{{{p}_{\alpha 1}}}+\overrightarrow{{{p}_{\alpha 2}}}$ ; p$^{2}$=2mK
$\cos \frac{\varphi }{2}=\frac{{{P}_{P}}}{2{{P}_{\alpha }}}=\frac{1}{2}\sqrt{\frac{2{{m}_{P}}{{K}_{P}}}{2{{m}_{\alpha }}{{K}_{\alpha }}}}=\frac{1}{2}\sqrt{\frac{1{{K}_{P}}}{4{{K}_{\alpha }}}}$
${{K}_{P}}=2{{K}_{\alpha }}+\Delta E\to {{K}_{P}}-\Delta E=2{{K}_{\alpha }}\to {{K}_{P}}>2{{K}_{\alpha }}$
$\to \cos \frac{\varphi }{2}=\frac{\sqrt{2}}{4}\to \frac{\varphi }{2}>69,{{3}^{0}}$ hay $\varphi >138,{{6}^{0}}$
$\Rightarrow $ Chọn đáp án C.