BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

A/ LÝ THUYẾT

1. Nguyên tắc xây dựng bảng hệ thống tuần hoàn

  • Các nguyên tốc được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân Z. Các nguyên tốc trong cùng một chu kì được xếp thành một hay nhiều hàng ngang, đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là khí hiếm
  • Các nguyên tố có cấu trúc phân lớp ngoài giống nhau (do có tính chất hóa học, vật lí giống nhau) được xếp thành cột, tạo thành nhóm. Số thứ tự nhóm bằng số oxi hóa cao nhất ( trừ một vài TH ngoại lệ)

2. Các dạng bảng HTTH:

  • Bảng dài: 7 chu kì, 16 nhóm được chia thành nhóm A và B
  • Bảng ngắn: 7 chu kì, 8 nhóm

3. Sự biến thiên tuần hoàn tính chất của các nguyên tố:

a) Tính kim loại, phi kim:

- Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

- Trong một phân nhóm chính (A), đi từ trên xuống dưới thì tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần

b) Độ âm điện:

- Trong cùng một chu kì đi từ trái sang phải độ âm điện của nguyên tố tăng dần

- Trong cùng phân nhóm chính đi từ trên xuống dưới độ âm điện của nguyên tố giảm dần

c) Bán kính nguyên tử:

- Trong cùng chu kì, từ trái sang phải bán kính giảm dần

- Trong cùng phân nhóm chính, từ trên xuống dưới bán kính tăng dần

d) Tính axit và hidroxit:

- Trong cùng chu kì, đi từ trái sang phải tính bazo giảm dần, tính axit tăng dần

- Trong cùng phân nhóm chính, đi từ trên xuống dưới tính bazo tăng dần, tính axit giảm dần

VD: Trong phân nhóm chính IA, tính bazo của

LiOH < NaOH < KOH < RbOH < CsOH

4. Sự liên quan giữa cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố:

  • Số thứ tự chu kì là số lớp electron của nguyên tử thuộc nguyên tố ở chu kì đó
  • Số thứ tự nhóm là số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố ở nhóm đó
  • Hóa trị dương cao nhất (đối với oxi) của một nguyên tố là số thứ tự nhóm của nguyên tố ấy
  • Hóa trị âm (đối với hidro) của nguyên tố có trị tuyệt đối là: 8 – số thứ tự nhóm
  • Công thức oxit cao nhất: R2O, RO, R2O3, RO2, R2O5, RO3, R2O7
  • Công thức hợp chất với hidro từ nhóm IVA > VIIA: RH4, RH3, RH2, RH

5. Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

Dạng 1: Viết cấu hình electron của nguyên tố khi biết vị trí trong bảng tuần hoàn và ngược lại.

  1. Cần nhớ:
  • Số thứ tự chu kì = Số lớp electron
  • Số thứ nhóm = số e hóa trị = hóa trị cao nhất
  • Số thứ tự phân nhóm chính (nhóm A) = số e lớp ngoài cùng
  • Cụ thể:

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

 

 

s1

s2

s2p1

s2p2

s2p3

s2p4

s2p5

s2p6

 

 

IB

IIB

IIIB

IVB

VB

VIB

VIIB

VIIIB

 

 

s1d10

s2d10

s2d1

s2d2

s2d3

s1d5

s2d5

s2d6

s2d7

s2d8

VD1: Cho A (Z=30) B(Z=15). Viết cấu hình e của A và B và suy ra vị trí trong BTH

A: 1s22s22p63s23p64s23d10: A ở chu kì 4, nhóm IIB

B: 1s22s22p63s23p3 : B ở chu kì 3, nhóm VA

VD2: Cho biết vị trí của các nguyên tố:

X(3p64s2), Y (2s22p1)

X: ở chu kì 4, nhóm IIA

Y: ở chu kì 2, nhóm IIIA

 

Bài viết gợi ý: