Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác khi giữa chúng có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: 1.Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một….
( ” Đêm nay Bác không ngủ ” – Minh Huệ )
-> Người Cha, Bác => Hồ Chí Minh.
2.Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
( ” Đêm Côn Sơn” – Trần Đăng Khoa )
-> rơi rất nhẹ -> rơi rất mỏng ( chuyển đổi cảm giác từ thính giác qua thị giác )
Tại sao gọi ẩn dụ là ví ngầm?
Ví là ví von, so sánh. Ví ngầm là cách so sánh, hoặc không dùng từ so sánh (như, tựa, là,..), hoặc không cho xuất hiện sự vật được đưa ra so sánh.
Ví dụ :
+ Mặt tươi như hoa, da trắng mịn như phấn (so sánh)
+ Mặt hoa, da phấn (ẩn dụ)
Các kiểu ẩn dụ:
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là :
+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngoài ra còn ẩn dụ hình tượng :
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy thẹn.
( “Thuật hứng” 24 – Nguyễn Trãi)
Kho và thuyền là hai ẩn dụ nói về tâm hồn của Nguyễn Trãi. Phong nguyệt ( gió trăng), yên hà (khói ráng) là những vẻ đẹp cuae thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã sử dụng ẩn dụ để tự hào biểu lộ tâm hồn trong sáng, thanh cao, giàu tình yêu thiên nhiên của mình khi trở về Côn Sơn.
Giá trị và ý nghĩa:
Lúc nói và viết, nghệ thuật sử dụng ẩn dụ không chỉ làm cho cách diễn đạt giàu hình tượng và biểu cảm mà còn làm cho ngôn ngữ hàm súc hơn, tinh tế hơn, tinh luyện hơn.
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ…
( ” Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
Xem thêm :Các biện pháp tu từ đã học