Mục Lục

  • 1 Cách làm bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi
  • 1.1 Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi
  • 1.2 Ví dụ minh hoạ bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi:
  • 1.3 Những đoạn trích văn xuôi cần lưu ý trong kì thi THPT quốc gia
  • Cách làm bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi

    Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng: Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích đó.

    Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi

    Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận : bố cục bài viết rõ ràng; trình bày ý khoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác…Bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng :
    – Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược.
    – Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác.
    Các bước làm bài :
    Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề :
    – Xác định dạng đề;
    – Yêu cầu nội dung (đối tượng);
    – Yêu cầu vê phương pháp;
    – Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
    Học sinh cần đọc kĩ đoạn trích; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm, luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn.
    b) Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần
    – Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận
  • – Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn trích.
    – Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
    c) Bước 3: Viết bài.
    Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
    Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.
    d) Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa.

    Ví dụ minh hoạ bài nghị luận về đoạn trích văn xuôi:

    Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi Mị bị A Sử trói vào cột, Tô Hoài viết :
    “ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
    ( Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
    Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
    Đề bài đặt ra hai yêu cầu : hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
    Mở bài
    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm: có thể chọn lọc cá ý sau đây để đưa vào mở bài :
    Năm 1952 Tô Hoài đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc . Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống găn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ( Thái , Mường, Mông , Dao ..)nên đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống con người miền núi Thôi thúc Tô Hoài viết ” Truyện Tây Bắc” trong đó có ” Vợ chồng A Phủ”
    ” Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc”. Truyện được giải nhất Truyện và kí VN năm 1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần , đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một.
    – Giới thiệu đọan trích cần nghị luận( Không cần chép hết đoạn trích vào bài thi nhé )
    -Vấn đề nghị luận : hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
    Thân bài
    Luận điểm 1 : Khái quát về tác phẩm và vị trí đoạn trích ( ngắn gọn )
    Luận điểm 2 : Phân tích đoạn trích để làm nổi bật vấn đề
    Học sinh phải tách tách thành hai ý theo yêu cầu của đề bài. Trong mỗi ý lớn, học sinh phải xác định được các ý nhỏ.

    1. Hình ảnh nhân vật Mị

    – Mị có khát vọng sống mãnh liệt (Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”).
    + Mị vốn là một cô gái yêu đời, có khát vọng sống mãnh liệt. Dù bị trà đạp nghiệt ngã nhưng khát vọng ấy đã trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân.
    + Nếu ban đầu, tiếng sáo còn là yếu tố ngoại cảnh, giờ đây tiếng sáo đã nhập hẳn vào tâm hồn Mị. Mị đang sống trọn với nó. Tiếng sáo là tiếng gọi của tình yêu, tình đời; tiếng sáo vẫn tha thiết, giục giã ; tiếng sáo đã đánh thức khát vọng sống nơi Mị.
    – Số phận của Mị (Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa).
    + Mị bừng tỉnh, dây trói của A Sử làm Mị nhận ra hiện thực nghiệt ngã. Khát vọng sống của Mị đã bị chặn đứng.
    + Mị nghĩ mình không bằng con ngựa và thực tế cuộc đời Mị không bằng con ngựa (Mị là con dâu gạt nợ, là thân phận nô lệ, bị giam hãm…)
    -> Tấm lòng của nhà văn.
    2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn
    – Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị và miêu tả diễn biến tâm lí theo một trình tự hợp lí :
    + Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn trả lại cho Mị kí ức đẹp.
    + Đang sống trong quá khứ mà quên cả hiện tại đang bị trói nên Mị vùng bước đi.
    + Khi nỗi đau thể xác ập đến, thế giới mông tưởng bị dập tắt, Mị không nghe tiếng sáo nữa mà nghe tiếng chân ngựa.
    – Sử dụng yếu tố ngoại cảnh có hiệu quả : hơi rượu, tiếng sáo, bài hát quen thuộc.
    -> Tài năng của nhà văn
    Kết bài : đánh giá chung

    Những đoạn trích văn xuôi cần lưu ý trong kì thi THPT quốc gia

    Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh
    Đoạn mở đầu : “Hỡi đồng bào cả nước….Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
    Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

    – Cảm nhận đoạn trích: “Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi [….]Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ[…] không biết sáng tự bao giờ”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn[…]Hai người đỡ nhau lao xuống dốc núi”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau[…]Đến bao giờ chết thì thôi”.
    Vợ nhặt – Kim Lân
    – Cảm nhận đoạn trích: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào[…]Thị có vẻ rón rén, e thẹn”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà […] ấy thế mà thành vợ thành chồng”.
    – Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho[…]nước mắt chảy xuống ròng ròng”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Sáng hôm sau mặt trời lên bằng con sào […] tu sửa lại căn nhà”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại […] lá cờ đỏ bay phấp phới”.
    – Cảm nhận đoạn trích: Bà lão cúi đầu nín lặng…. chúng mày về sau
    Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Làng ở trong tầm đại bác […] đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Tnú không cứu sống được Mai […] chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
    – Cảm nhận đoạn trích: “Một ngón tay Tnú bốc cháy […] mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về”.
    – Giải thích và bình luận câu nói của cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
    – Giải thích và bình luận câu nói của cụ Mết: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.
    NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân


    -Cảm nhận đoạn văn: “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá…gậy đánh phèn”
    -Cảm nhận đoạn văn : “Thạch trận dàn bày vừa xong…Thế là hết thác”. (Đoạn này chủ yếu phân tích cảnh vượt thác của người lái đò.
    -Cảm nhận đoạn: “Con sông Đà tuôn dài…nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. (Chủ yếu là vẻ đẹp trữ tình)
    6.So sánh cảnh vượt thác và cảnh cho chữ.
    AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – Hoàng Phủ Ngọc Tường
    -.Cảm nhận đoạn “Trong các dòng sông đẹp ở các nước…bát ngát tiếng gà”.
    -.Cảm nhận đoạn: “Từ đây như tìm thấy đường về…mãi chung tình với quê hương xứ sở
    Xem thêm : đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2017 có đáp án
    Bộ đề nghị luận xã hội lớp 12
    tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn

    Bài viết gợi ý: