Đề bài : Đọc bản tin sau và thực hiện yêu cầu ở dưới :
“Sáng nay 16.4 (tức 10.3 âm lịch), sau khi lực lượng an ninh mở hàng rào chắn cho phép người dân lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương các Vua Hùng, cảnh chen lấn, xô đẩy đã xảy ra.Hàng vạn du khách tay cầm lễ vật ùa lên con đường nhỏ dẫn lên đền Thượng khiến lực lượng an ninh bất lực. Dòng người ken cứng, xô đẩy khiến không ít du khách ngất xỉu phải cần đến sự trợ giúp của trạm y tế lưu động đặt ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh.Trước đám đông chen lấn, lực lượng an ninh đã phải di tản hàng trăm em nhỏ, cụ già ra khỏi đám đông, đưa đến khu vực an toàn, sau đó cho người thân đến đón. Trong khi đó, để tránh dòng người đang ùn ùn chen lấn, nhiều người bất chấp nguy hiểm leo núi, băng rừng đi tắt để lên khu vực đền Thượng.”
(Theo báo thanh niên.vn)
Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng được đề cập đến trong bản tin trên.
Hướng dẫn cách làm : Đây là dạng đề Nghị luận về hiện tượng đời sống, các em cần tuân thủ theo 4 bước cơ bản. Nếu các em chưa biết cách làm dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống thì đọc bài viết hướng dẫn cụ thể :
Xem thêm cách làm đề nghị luận về bản tin trên báo :
Với đề bài trên, chúng ta làm như sau :
Mở bài : Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu bài báo.
Thân bài
a) Phân tích nội dung bản tin để rút ra vấn đề nghị luận :
Nhiều bài báo cho thấy cảnh chen chúc khiến trẻ con phải khóc, bộ phận công an phải buộc bế những đứa trẻ thoát khỏi “ biển người” đang hành hương lên đất Tổ trong dịp lễ vừa qua. Thay vì khuôn mặt thanh thản, dưới cái nắng của hè cuối tháng 4 dương lịch, mặt người nào người ấy đều đượm mồ hôi, cau có, khó chịu. Thái độ đó sinh ra không đơn giản là vì thời tiết nữa, mà tại bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới mọi người đều đi hành hương, đẩy nhau, chen nhau trên từng bậc đá cầu thang. Oái ăm thay, có nhiều người còn dẫn cả trẻ con đi theo và người lớn hoặc kéo theo một cái đuôi; hoặc bồng bế dắt díu nhau như chạy loạn… Và người dẫm lên người, người ùn người chỉ để nhanh lên núi khấn cụ Tổ nghìn năm trước.
Văn hóa xếp hàng vốn kém nay còn không hề xuất hiện trong việc đám đông về núi nhớ Giỗ Tổ. Một đám giỗ linh đình vì “ Thiên Lĩnh đang oằn mình” trước bước chân đầy bon chen của đám con cháu Hùng Vương. Yêu chuộng và tôn thờ tổ tiên là một trong những khía cạnh mà người Việt Nam luôn đề cao. Trước đây, người ta nhắc đến đi chùa, đến nơi tâm linh là chủ yếu xin sức khỏe, bình an và mọi giá trị vật chất dâng lên các cụ cũng chỉ là “thành tâm”. Nhưng giờ đây, dưới con mắt nhiều người, Phật cũng trở thành một người tham tiền, mưu cầu lợi ích. Bởi vậy những đồng tiền được mang ra để đổi trác, mua bán với thần thánh với suy nghĩ càng nhiều tiền dâng lên Phật thì Phật càng cho nhiều phúc đức. Càng xót xa hơn khi tại là ở những lễ hội lớn, như Giỗ Tổ Hùng Vương, thậm chí người ta nào có dâng tiền cho Phật. Người ta nhét vào tay Phật tiền như một cách vội vàng trong đám đông chen lấn như “bố thí”, “hối lộ” cho Phật vậy.
Học sinh có thể lấy thêm các dẫn chứng ở chùa Yên Tử, chùa Hương, chùa Bái Đính.
Dẫn chứng:
Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn làm rất “nhiệt tình”.
Ở chùa Bái Đính, ngôi chùa to, đẹp thuộc hàng nhất Việt Nam, năm nào người ta cũng bắt gặp hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật, chen nhau vào chùa đặt lễ, khấn vái…
Còn ở lễ hội chùa Hương, việc chen lấn, xô đẩy, cò mồi,… trở nên quá quen thuộc. Những việc này đã tồn tại qua nhiều năm nhưng đến giờ vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong lễ khai ấn Đền Trần, ngoài cảnh “cướp ấn” quen thuộc thì chúng ta còn bắt gặp hình ảnh những người dân sẵn sàng trèo lên ban thờ để cầu may hay thi nhau dùng tiền để “đánh bóng” đồ thờ của đền. Chỉ cần đạt được mục đích của mình mà họ sẵn sàng làm những việc vô cùng phản cảm.
Lưu ý : có thể nêu vắn tắt 1 vài dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ luận điểm, tránh kể lể dài dòng.
b) Hậu quả
+Hậu quả trước mắt : cảnh chen lấn xô đẩy diễn ra làm không ít người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em hoảng loạn, ngất xỉu.
+Mất đi nét đẹp của lễ hội truyền thống, bôi nhọ văn hóa tâm linh của dân tộc. Ngày càng làm giảm đi tác dụng đáng quý của chùa chiền với tâm hồn con người: hướng thiện, niềm tin tôn giáo….
c) Nguyên nhân
+Thái độ thiếu ý thức và thiếu hiểu biết trong khi thực hiện tín ngưỡng văn hóa tâm linh
+Lòng tham về lợi ích của nhiều người dân Việt Nam
+ Một phần do công tác quản lí còn chưa hiệu quả
d) Giải pháp
+ Từ phía các cơ quan chức năng:
+ Từ phía mỗi người dân :Mỗi con người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh.
+ Bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội : tham gia với tấm lòng thành kính, chân thành, không chen lấn xô đẩy , tranh cướp. ..
Kết bài :
Văn hóa lễ chùa là văn hóa phổ biến và kéo dài nhiều năm ở Việt Nam. Cần duy trì nét đẹp và hạn chế những nét xấu mà chính con người đang gây ra tại nơi đầy thanh tịnh. Giáo dục truyền bá để thế hệ sau biết sai mà không làm tương tự- đó cũng là cách để tiếp tục giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.
Xem thêm : đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2017 có đáp án
Bộ đề nghị luận xã hội lớp 12