Tham khảo một số ý cụ thể sau:
– Trong cuộc đời, người ta vẫn nói đến cái chết như một sự mất mát lớn nhất của mỗi con người. Tuy nhiên, có nhữne điều mất mát còn hơn cả cái chết, đó là khi anh đang sống mà để cho tâm hồn tàn lụi, là khi anh sống không phải là anh, sống mà thiếu sức sống, thiếu khát khao, thiếu tình người, sống mòn.
– Sự mất mát hơn cả cái chết là tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống, bởi đó là sự mất mát vềtinh thần, về phẩm chất. Nếu mất đi những cái đó thì cuộc sống của anh sẽ chỉ là cái bóng mờ vô nghĩa. Khi thể xác đang sống mà tâm hồn đã chết thì còn bi kịch hơn cả cái chết.
– Do vậy, để cuộc sống của mỗi người không trở thành vô nghĩa, hãy làm sao cho tâm hồn được cháy sáng, cháy bằng trí tuệ, cháy bằng những hành động có ý nghĩa, để anh không là cái bóng của chính mình. Và nếu làm được điều này thì ngay cả khi anh đã chết thì với anh và với mọi người, đó khôngphải là sự mất mát.
– Cái sống và cái chết, theo quan niệm trên, không phải chỉ là sự còn mất của thể xác mà chính là sự tồn tại của tâm hồn. Điều này làm nên sự khác biệt giữa sống và sống có ý nghĩa.
– Câu nói nêu ra một bài học lớn lao cho mỗi người, rằng phải tự làm giàu có, phong phú tâm hồn mình, để mỗi ngày sống là một ngày đầy ý nghĩa.
Bài làm tham khảo
I. Mở Bài Cuộc sống con người là hằng số hữu hạn của biến số thời gian. Thời gian thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn nhưng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” Nhận định của Nooc man- Kusin phải chăng đã định hướng cho con người trả lời câu hỏi: ta nên sống như thế nào? II. Thân Bài Tự ngàn xưa, cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiềm thức con người. Có người cho răng” chết là hết”, là chấm dứt hết thảy mọi liên quan ràng buộc với cuộc đời, là chìm vào thế giới vô cảm vô thức. cái chết được coi như 1 sự mất mát to lớn, J. Archer cho rằng “ chết là trở về với cát bụi” nhưng quan niệm tâm linh của ngưới Á Đông thì “ thác là thể phách, còn là tinh anh”tức là cái mất đi chỉ là phần xác thịt, cái còn lại vẫn là linh hồn. Sự sống con người không hoàn toàn mất đi mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ vật chất hữu hình sang vật chất siêu thực vô hình. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống, con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh ko thể cưỡng lại. Bởi thế nói như N. Kusin, đó ko phải là sự mất mát lớn, cái mất mát lớn nhất là “để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. Một tâm hồn khô héo, tàn lụi, ráo hoảnh trước ống kính cuộc đời mới là điều đáng sợ nhất. Thơ Mới là dấu ấn của những tháng ngày kinh hoàng, là cái tàn úa của những hồn thơ trẻ đng sống, là cái bơ vơ vô định, vô thức, vô cảm, ngập chìm trong “ cái sầu dưới đáy hồn nhân thế”,là nỗi khiếp đảm của “ Điêu tàn”, là cái cuồng dại của “ Thơ điên”. Đó là cái thời kì đầy khổ đau khi chưa tìm ra lí tưởng của những linh hồn vất vưởng “ sốg mòn”, chết mỏi, của những thanh niên trí thức trẻ tuổi với “cái mất mát lớn nhất” của đời người là “ để linh hồn tàn lụi ngay khi còn sống”, sống mà khao khát né tránh: Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với sầu lo. Cuộc sống quanh ta cũng tồn tại bao cuộc đời sống tàn úa trong cái gặm nhấm của thời gian. Đó là hiện thân của không ít bạn trẻ hiện nay, sống thừa thãi trong cảnh sung túc xa hoa,cảm thấy mọi thứ đều trở thành chán nản, đâm đầu vào cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa ngã vào tai tệ nạn xã hội. Có lẽ khi đó, họ cũng ko ý thức được rằng, tâm hồn mình với tất cả những gì nguyên sơ và thánh thiện nhất cũng đang lụi tàn chết héo trong lớp bụi mù của nhịp sống đương đại. Có những bạn học sinh chán nản việc học tập, chuyện gia đinh mà tìm đến cái chết! Điều đó trong những năm trở lại đây ko lấy gì là lạ. Rõ ràng, họ ko sợ cái chết, họ sợ cảm giác sống mòn chết mỏi trong cái ao đời phẳng lặng, có lẽ họ chưa tìm ra lí tưởng cho cuộc đời mình, chưa xác định được hướng đi cho tuơng lai mình, với họ ước mơ chỉ là viễn tưởng, không ai muốn và dám thực hiện chúng. Nhưng cuộc sống với bao sắc thái đối cực, giữa bao hỗn tạp của cuộc sống xô bồ, vẫn vẳng lên những thanh âm trong trẻo. Có những con người không sợ cái chết, họ dám chết để tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đời. Cô bé Xa Diễm- nhân vật chính trong bài báo khiến hơn 1 tỉ người rơi lệ chính là hiện thân của lối sốg cao đẹp đó. Đứa bé 8 tuổi ấy không chỉ tự lo hậu sự cho mình, ko chỉ để lại trong di chúc với những lời nói nghẹn ngào cảm động “Con đã đến trong cuộc đời này và con rất ngoan” mà còn tự nguyện từ bỏ điều trị, dành toàn bộ số tiền 540000 ND tệ quyên góp được (tương đương với 1,1 tỉ VNĐ) để cứu mạng sống của 7 bệnh nhi khác cũng đang quằn quại giữa ranh giới của sự sống và cái chết vì căn bệnh ung thư máu. Bất giác chết lặng nghĩ tới câu nói của nhạc sĩ thiên tài Beethooven “ ko có gì cao quý và hạnh phúc hơn là mang lại hạnh phúc cho nhiều người”. III. Kết Bài Phải chăng, những biểu hiện trên đã trở thành đáp số cho bất đẳng thức- nhận định của Noocman- Kusin “ cái chết ko phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.