TOÁN 6:                                  CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP HỢP

A – LÝ THUYẾT:

  1. Tập hợp là một khái niệm cơ bản của Toán học. Để viết một tập hợp thường có 2 cách:
  • Liệt kê các phần tử của tập hợp
  • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
  1. Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
  2. Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập rỗng. Tập rỗng kí hiệu là: $$.
  3. Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B, kí hiệu là A $\subset$ B (hay B $\supset$ A).
  4. Quy ước $\o$ $\subset$ A với mọi A.
  5. Nếu A $\subset$ B và B $\subset$ A thì ta nói hai tập hợp bằng nhau, kí hiệu A = B.
  6. Tập hợp các số tự nhiên ký hiệu là \[\mathbb{N}\]

\[\mathbb{N}\,\text{=}\,\,\left\{ \text{0; 1; 2; 3; }... \right\}\]

  1. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 ký hiệu là \[{{\mathbb{N}}^{*}}\]

\[{{\mathbb{N}}^{*}}\,\text{=}\,\,\left\{ \text{1; 2; 3; }... \right\}\]

  1. Để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, ta dùng 10 kí hiệu (gọi là 10 chữ số) là:

0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Trong hệ La Mã dùng 7 kí hiệu là:

I

V

X

L

C

D

M

1

5

10

50

100

500

1000

  1. Chữ số a ≠ 0

Số

Ký hiệu

 

Cách biểu diễn thập phân

Có 2 chữ số

\[\overline{ab}\]

=

10.a + b

Có 3 chữ số

\[\overline{abc}\]

=

100.a + 10.b + c

Có 4 chữ số

\[\overline{abcd}\]

=

1000.a + 100.b + 10.c + d

  1. Công thức tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật:

Số phần tử  =  (Số cuối – số đầu) : Khoảng cách + 1

B – BÀI TẬP MINH HỌA

DẠNG 1: Viết tập hợp, viết tập hợp con, sử dụng kí hiệu:

Bài toán 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ “Thành phố Hồ Chí Minh”.

(Lưu ý HS: Bài toán trên không phân biệt chữ in hoa và chữ in thường trong cụm từ đã cho)

  1. Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A
  2. Điền kí hiệu thích hợp vào dấu ba chấm “…”

b … A                           c … A                           h … A

Hướng dẫn:

a/ A = {a, c, h, i, m, n, ô, p, t}

b/ b Ï A;      c Î A;      h Î A

Bài toán 2: Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O}

  1. Tìm cụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X.
  2. Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X

Hướng dẫn:

a/ Chẳng hạm cụm từ “CA CAO” hoặc “AO CÁ”

b/ X = {x| x là chữ cái trong cụm chữ “AO CÁ”}

Bài toán 3: Cho các tập hợp:

A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}; B = {1; 3; 5; 7; 9}

  1. Viết tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B.
  2. Viết tập hợp D các phần tử thuộc B và không thuộc A.
  3. Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.
  4. Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.

Hướng dẫn:

a/ C = {2; 4; 6}

b/ D = {5; 9}

c/ E = {1; 3; 5}

d/ F = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

Bài toán 5: Cho tập hợp A = {1; 2; a; b}

  1. Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 1 phần tử.
  2. Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.
  3. Tập hợp B = {a; b; c} có phải là tập hợp con của A không?

Hướng dẫn:

a/ {1} {2} {a} {b}

b/ {1; 2} {1; a} {1; b} {2; a} {2; b} {a; b}

c/ Tập hợp B không phải là tập hợp con của tập hợp A bởi vì c $\in$ B nhưng c $\notin$ A

Bài toán 6: Cho tập hợp B = {x; y; z}. Hỏi tập hợp B có tất cả bao nhiêu tập hợp con?

Hướng dẫn:

- Tập hợp con của B không có phần tử nào là $\o$.

- Tập hợp con của B có 1 phần tử là {x} {y} {z}

- Các tập hợp con của B có hai phần tử là {x; y} {x; z} {y; z}

- Tập hợp con của B có 3 phần tử chính là B = {x; y; z}

Vậy tập hợp A có tất cả 8 tập hợp con.

Lưu ý: Một tập hợp A bất kỳ luôn có hai tập hợp con đặc biệt. Đó là tập hợp rỗng $\o$ và chính tập hợp A. Ta quy ước $\o$ là tập hợp con của mỗi tập hợp.

DẠNG 2: Xác định số phần tử của tập hợp

Bài toán 1: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 3 chữ số. Hỏi tập hợp A có bao nhiêu phần tử?

Hướng dẫn:

Tập hợp A có (999 – 100) + 1 = 900 phần tử.

Bài toán 2: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:

  1. Tập hợp A các số tự nhiên lẻ có 3 chữ số.
  2. Tập hợp B các số 2, 5, 8, 11, …, 296.
  3. Tập hợp C các số 7, 11, 15, 19, …, 283.

Hướng dẫn:

a/ Tập hợp A có (999 – 101) : 2 + 1 = 450 phần tử

b/ Tập hợp B có (296 – 2) : 3 + 1 = 99 phần tử

c/ Tập hợp C có (283 – 7) : 4 + 1 = 70 phần tử

Bài toán 3: An mua một quyển sổ tay dài 256 trang. Để tiện theo dõi em đánh số trang từ 1 đến 256. Hỏi em đã phải viết bao nhiêu chữ số để đánh hết cuốn sổ tay?

Hướng dẫn:

- Từ trang 1 đến trang 9, viết 9 chữ số.

- Từ trang 10 đến trang 99 có 90 trang, viết 90 . 2 = 180 chữ số.

- Từ trang 100 đến trang 256 có (256 – 100) : 1 + 1 = 157 trang, cần viết 157 . 3 = 471 số.

Vậy em cần viết 9 + 180 + 471 = 660 số.

DẠNG 3: Tính tổng.

Bài toán : Tính các tổng sau:

a) 1 + 2 + 3 + 4 + … + 20                          b) 2 + 4 + 6 + 8 + … + 1000

Hướng dẫn:

a) Số số hạng: ( 20 – 1) : 1 + 1 = 20

Tổng: ( 20 + 1) x 20 : 2 = 210

b) Số số hạng: ( 1000 – 2 ) : 2 + 1 = 500

Tổng: ( 1000 + 2 ) x 500 : 2 = 250500

 

C – BÀI TẬP VỀ NHÀ:

Bài toán 1: Cho tập hợp A = {a, b, c, d, e}.

  1. Viết các tập hợp con của A có một phần tử
  2. Viết các tập hợp con của A có hai phần tử.
  3. Có bao nhiêu tập hợp con của A có ba phần tử? có bốn phần tử?
  4. Tập hợp A có bao nhiêu tập hợp con?

Bài toán 2: Xét xem tập hợp A có là tập hợp con của tập hợp B không trong các trường hợp sau:

  1. A = {1; 3; 5}  ;     B = {1; 3; 7}
  2. A = {x, y}  ;     B = {x, y, z}
  3. A là tập hợp các số tự nhiên có tận cùng bằng 0; B là tập hợp các số tự nhiên chẵn.

Bài toán 3: Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; 4}  ;     B = {3; 4; 5}

Viết các tập hợp vừa là tập hợp con của A, vừa là tập hợp con của B

Bài toán 4: Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4}.

  1. Viết các tập hợp con của A mà mọi phần tử của nó đều là số chẵn.
  2. Viết tất cả các tập hợp con của tập hợp A.

Bài toán 5 : Cho A = {\[x\in \mathbb{N}|x\vdots 2;\,x\vdots 4;\,x<100\] }  ;     B = {\[x\in \mathbb{N}|x\vdots 8;\,\,x<100\]}

a) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A; tập hợp B.

b) Hai tập hợp A, B có bằng nhau không? Vì sao?

Bài toán 6: Cho a Î {18; 42; 60},    b Î {35; 52}

Hãy xác định tập hợp M = {a – b}

Bài toán 7: Bạn Bình đánh số trang của một cuốn sách bằng các số tự nhiên từ 1 đến 1294. Hỏi bạn đó phải viết tất cả là bao nhiêu chữ số?

Bài toán 8: Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:

  1. Tập hợp A các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 294.
  2. Tập hợp B các số tự nhiên chia hết cho 4 và nhỏ hơn 300.
  3. Tập hợp C các số chia hết cho 3 và có hai chữ số.

Bài toán 9: Cho hai tập hợp M = {0; 2; 4; …; 102; 104; 106}

                                            Q = {x \[\in {{\mathbb{N}}^{*}}\]| x là số chẵn, x < 106}

  1. Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử
  2. Dùng kí hiệu Ì để thực hiện mối quan hệ giữa M và Q?

Bài toán 10: Cho hai tập hợp R = {\[a\in \mathbb{N}|75\le a\le 85\]}; S = {\[b\in \mathbb{N}|75\le a\le 91\]}

  1. Viết các tập hợp trên.
  2. Mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử.
  3. Dùng kí hiệu Ì để thực hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp đó?

Bài toán 11: Bạn Thanh đánh số trang của một cuốn sách bằng các số tự nhiên từ 1 đến 359. Hỏi bạn nam phải viết tất cả là bao nhiêu chữ số?

 

Bài viết gợi ý: