CHUYÊN ĐỀ 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

PHẦN 4: HÔ HẤP THỰC VẬT

A. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm về hô hấp

a. Định nghĩa và phương trình hô hấp

- Hô hấp là quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp đợc viết như sau:

                           C6H12O6 + O2  →    6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng : ATP + nhiệt)

b. Vai trò của quá trình hô hấp

- Trước hết thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hoá học tự do dưới dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ và năng lượng dưới dạng ATP này được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: quá trình trao đổi chất, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất, quá trình vận động sinh trưởng, quá trình phát quang sinh học,…

- Trong các giai đoạn của quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian đã được hình thành và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối (nguyên liệu) của các quá trình tổng hợp

nhiều chất khác trong cơ thể.

2. Cơ chế hô hấp                   

Cơ chế hô hấp với các giai đoạn hô hấp sau:

- Con đường đường phân

- Chu trình Crép

- Chuỗi truyền điện tử và quá trình photphorin hoá

a. Giai đoạn phân giải đường (đường phân): xảy ra ở chất tế bào trong điều kiện yếm khí: 

Glucôzơ         2 Axit pyruvic

b. Phân giải kị khí và hô hấp hiếu khí

- Phân giải kị khí (lên men) xảy ra ở chất tế bào chưa có sự tham gia của O2.

Axit pyruvic           Rượu Etilic

Axit pyruvic           Axit Lactic

- Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể với sự có mặt của O2:

Chu trình Crép :

Axit pyruvic           CO2 + H2O

c. Chuỗi truyền điện tử và quá trình photphorin hoá tạo ra 30 ATP

3. Hệ số hô hấp (RQ)

- Hệ số hô hấp- kí hiệu là RQ - là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 hút vào khi hô hấp. RQ của nhóm hydrat cacbon bằng 1

Ví dụ : C6H12O6 + 6 O2 → 6CO2 + 6H2O

RQ = 6/6 = 1

RQ của nhóm lipit,protein thường < 1

RQ của nhiều acit hữu cơ thường > 1

- Ý nghĩa của hệ số hô hấp: Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu (bản thể) đang hô hấp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.

4. Năng lương hô hấp

- Hệ số sử dụng năng lượng hô hấp

- Cơ chế hình thành ATP

5. Hô hấp sáng

- Hô hấp sáng là hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng. Nhóm thực vật C3 thường xảy ra quá trình hô hấp này. Đó là khi thực vật C3 phải sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm kéo dài với nồng độ O2 cao, cường độ ánh sáng cao, trong khi nồng độ CO2 lại thấp. Khi đó trong pha cacboxi hoá của chu trinh Canvin xảy ra quá trình oxi hoá RiDP thành Axit glycolic. Axit glycolic chính là bản thể của hô hấp sáng.

- Hô hấp sáng không có ý nghĩa về mặt năng lượng (không giải phóng ATP), nhưng lại tiêu tốn 30-50% sản phẩm quang hợp.

6. Hô hấp và các điều kiện môi trường

a. Hô hấp và nhiệt độ

- Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các ezim do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

- Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh.

+ Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng -100C; 00C tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

+ Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 35 - 400C

+ Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 45 - 550C . Trên nhiệt độ tối đa, bộ máy hô hấp sẽ bị phá huỷ.

b. Hô hấp và hàm lượng nước

- Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

- Các nghiên cứu cho thấy:

+ Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.

+ Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13 - 16% có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu).

c. Hô hấp và nồng độ các khí O2, CO2 trong không khí

- O2 tham gia trực tiếp vào việc oxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang hô hấp kị khí-dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng rất bất lợi cho cây trồng.

- CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế.

7. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản thực

a. Mục tiêu của bảo quản:

Giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.

b. Ảnh hưởng của hô hấp trong quá trình bảo quản:

- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.

- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

- Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp tăng O2 sẽ giảm, CO2 sẽ tăng và khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng hô hấp yếm khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân huỷ nhanh chóng.

c. Các biện pháp bảo quản:

- Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13-16% tuỳ theo từng loại hạt.

- Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng đợc giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: khoai tây ở 4, cải bắp ở 1, cam, chanh ở 6oC.

- Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi polietilen. Tuy nhiên việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

I. Câu hỏi tự luận

Câu 1:

1. Cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là gì?

2.  Bản chất của quá trình hô hấp?

3. Trình bày cơ chế hô hấp với các giai đoạn hô hấp ở tế bào?

 Trả lời:

1.  Cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật.

    - Ti thể là bào quan làm nhiệm vụ hô hấp ở tế bào. Nó được xem là “trạm biến thế năng lượng” của tế bào.

2. Bản chất của quá trình hô hấp

Bản chất của quá trình hô hấp: Khác với quá trình đốt cháy chất hữu cơ ngoài cơ thể, quá trình ôxi hoá trong cơ thể phải trải qua nhiều chặng, bao gồm nhiều phản ứng hoá sinh để cuối cùng giải phóng CO2, H2O và năng lượng dưới dạng ATP.

3. Các giai đoạn của quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật gồm:

     - Giai đoạn đường phân xảy ra ở chất tế bào là pha phân giải kị khí chung cho cả hô hấp kị khí(lên men) và hô hấp hiếu khí. Đó là quá trình phân giải phân tử glucôzơ đến axit piruvic( từ một phân tử glucôzơ hình thành nên 2 phân tử axit piruvic).

      - Nếu không có ôxi, axit piruvic chuyển hoá theo con đường hô hấp kị khí ( lên men) tạo rượu êtilic kèm theo sự giải phóng CO2, cũng có thể lên men lactic, xuất hiện sản phẩm lên men là axit lactic, không giải phóng ôxi. Hô hấp kị khí không tích luỹ thên năng lượng ngoài 2 phân tử ATP được hình thành ở chặng đường phân.

       - Khi có ôxi, sản phẩm của đường phân là axit piruvic di chuyển vào cơ chất của ti thể, tại đó nó bị ôxi hoá và loại CO2 , hình thành nên axêtin côenzimA.

 + Chất này di chuyển vào chu trình Crep trong cơ chất của ti thể.

Qua chu trình Crep thêm 2 phân tử CO2 bị loại, như vậy phân tử axit piruvic( 1/2 phân tử glucôzơ) đã bị ôxi hoá hoàn toàn qua 1 vòng của chu trình Crep.

       + Các H+  và e- được tách ra khỏi cơ chất hô hấp và truyền đến chuỗi truyền điện tử hô hấp( NAD, FAD,...) phân bố trong màng trong ti thể.

      Như vậy, chu trình Crep khung các bon từ nguyên liệu hô hấp(axit piruvic) bị bẻ gãy hoàn toàn, giải phóng 3 phân tử CO2; chuỗi truyền điện tử H+  tách ra khỏi axit piruvic trong chu trình Crep  được truyền đến chuỗi truyền điện tử trong màng trong ti thể đến ôxi để tạo phân tử H2O và tích luỹ được 36 ATP.

Câu 2.Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?

Trả lời:

- Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ:

+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.       

+ ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.

- Ứng dụng thực tiễn:

  + Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí.

   + Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch (Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.

Câu 3. Trình bày về năng lượng hô hấp ở thực vật?

Trả lời:

- Khái niệm hô hấp ở thực vật.

- Ý nghĩa của hô hấp: Năng lượng hô hấp được tạo ra dưới dạng ATP và nhiệt.

+ Hô hấp hiếu khí: là con đường chủ yếu cung cấp năng lượng cho thực vật

Có 2 quá trình tạo năng lượng ATP: photphorin hóa trực tiếp cơ chất (đường phân và chu trình Crebs) và qua chuỗi vận chuyển electron hô hấp.

+ Lên men: là phản ứng thích nghi của TV trong điều kiện thiếu oxi, tạo ra ít năng lượng ATP.

- Năng lượng dưới dạng nhiệt được tạo ra để giữ nhiệt cho cơ thể, tạo điều kiện cho các phản ứng. Một phần thải ra môi trường.

Câu 4: Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương trong quá trình nảy mầm?

Trả lời:

.- Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử oxi cây lấy vào khi hô hấp.

- Trong quá trình nảy mầm của cây họ lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường thì hệ số hô hấp gần bằng 1.

+ Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp: ở giai đoạn đầu hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống còn 0,3 – 0,4 do hạt sử dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy.

Câu 5. a. Trong hô hấp ở TV, ATP được tạo ra theo những con đường nào?

b. Giải thích tại sao hô hấp sáng ở TV lại làm giảm hiệu quả quang hợp?

Trả lời:

a. ATP được tạo ra theo 2 con đường:

- Con đường photphorin hóa ở mức cơ chất: xảy ra trong giai đoạn đoạn đường phân và chu trình Crep (4 ATP)

- Con đường photphorin hóa ở mức enzym: xảy ra ở giai đoạn chuỗi chuyền e (34 ATP)

b. Hô hấp sáng xảy ra ở TV C3 khi nồng độ O2 cao, CO­2­ thấp. Quá trình hô hấp sáng làm giảm hiệu quả QH là do làm giảm 50% lượng APG.                                                  

- Khi nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao thì E cố định CO2 đầu tiên Rubisco sẽ có hoạt tính oxi hóa, biến đổi Ri5DP thành 1 APG và axit glicolic. Sau đó O2 kết hợp với glicolic và diễn ra hô hấp sáng. Trong điều kiện QH bình thường thì 1 phân tử Ri5DP kết hợp với một phân tử CO2 sẽ tạo ra 2 APG, từ đó hình thành nên glucose và các sản phẩm khác. Khi có hô hấp sáng, từ 1 phân tử Ri5DP chỉ hình thành được 1 phân tử APG, nên làm giảm 50% sản phẩm QH.

Câu 6. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?

Trả lời:

* Vì:  Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ

- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản.

- Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hh, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm
- Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo quản -> O2 giảm nhiều -> mt kị khí –

 sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng.

* Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống.

Câu 7. Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật?

Trả lời:

Hô hấp hiếu khí

Lên men

- Cần oxy

- Không cần

- xảy ra ở tế  bào  chất  và ti thể

- xảy ra ở tế bào chất

- Có chuổi truyền electron

- Không có

- Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O

- SP cuối cùng là hợp chất hữu cơ: axit lactic, rượu

- Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP)

- Ít năng lượng hơn(2ATP)

Câu 8. Xem sơ đồ thí nghiệm sau:

- Nêu mục đích thí nghiệm

- Vì sao ống A chứa KOH

- Cho biết hiện tượng xảy ra trong ống C sau thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm sẽ thế nào nếu thay bằng hạt đậu khô?

- Tại sao lại sử dụng hạt nảy mầm làm đối tượng thí nghiệm?

 

 

Trả lời:

- Mục đích: nhận biết hô hấp TV thải CO2

- Ống A chứa KOH: hấp thụ hết CO2 có trong không khí trước khi tham gia thí nghiệm.

- Ống C xuất hiện các vẩn kết tủa trắng giống ống A

- Khi thay bằng hạt đậu khô, thí nghiệm sẽ không có váng đục ở ống C (hạt khô cướng độ hô hấp rất yếu nên khó quan sát)

- Hạt nảy mầm có kcish thước nhỏ gọn nên dễ bố trí thí nghiệm; hạt nảy mầm có cường độ hô hấp rất mạnh nên dễ quan sát kết quả thí nghiệm.

Câu 9. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nito. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?

Trả lời:

- Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nito: Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP , tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ " ATP và các hợp chất hữu cơ này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nito, quá trình sử dụng các chất khoáng và biến đổi nito trong cây.

+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP " cung cấp cho quá trình hấp thụ khoáng và nito, quá trình sử dụng các chất khoáng và biến đổi nito trong cây.

+ Tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ " sử dụng làm tăng áp suất thẩm thấu của TB lông hút, chất mang vận chuyển các chất qua màng.

Câu 10: Cho các lọ thuỷ tinh chứa đầy nước và có nút kín, một loài TV thuỷ sinh, một loài ĐV thuỷ sinh. Hãy bố trí các thí nghiệm để có được:

- Lọ sinh vật sống được lâu nhất - giải thích.

- Lọ sinh vật sống ngắn nhất - giải thích.

Trả lời:

- Lọ SV sống được lâu nhất là lọ gồm TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ sinh để ngoài sáng. Vì TV thuỷ sinh QH thải O2 cung cấp cho ĐV thuỷ sinh hô hấp, đồng thời ĐV thuỷ sinh thải CO2 cung cấp cho TV thuỷ sinh QH.

- Lọ SV sống ngắn nhất là lọ TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ sinh để trong tối. Vì cả ĐV và TV thuỷ sinh đều hô hấp  "  thiếu O2  "   chết.

II. Câu hỏi trắc nghiệm

( Check đáp án ở cuối bài)

Câu 1. Qua hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể tạo ra

A. 38 ATP.             

B. 36 ATP.                     

C. 32 ATP.                       

D. 34 ATP.

Câu 2. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:                   

A. CO2, H2O, năng lượng.         C. O2, H2O, năng lượng.             

B. CO2, H2O, O2.                     D. CO2, O2, năng lượng.

Câu 3. Một phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng:

A. 38 ATP.                  

B. 30 ATP.                           

C. 40 ATP.             

D. 32 ATP.

Câu 4. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?

A. Ti thể.                     

B. Tế bào chất.                    

C. Nhân.                

D. Lục lạp. 

Câu 5. Giai đoạn đường phân xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?

A. Ti thể.                     

B. Tế bào chất.                    

C. Nhân.                

D. Lục lạp. 

Câu 6. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử  glucôzơ tạo ra:

A. 1 axit piruvic + 1 ATP.       

B. 2 axit piruvic + 2 ATP.       

C. 3 axit piruvic + 3 ATP.          

D. 4 axit piruvic + 4 ATP.

Câu 7. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

A. Mạng lưới nội chất.          

B. Không bào.          

C. Ti thể.                

D. Lục lạp.

Câu 8. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào?

A. Lục lạp, lizôxôm, ty thể.                        

B. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể.

C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể.                   

D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.

Câu 9. Phương trình tổng quát của hô hấp được viết đúng là

A. 6CO2 + 12H2O   →   C6H12O6 + 6O2 + 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.

B. 6CO2 + C6H12O6   → 6H2O   + 6O2 + 6H2O + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.

C. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O  + (36 – 38 ATP) + Nhiệt.

D. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O  + (34 – 36 ATP) + Nhiệt.

Câu 10. Hô hấp sáng là

A. quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

B. quá trình hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ở ngoài sáng.

C. quá trình hấp thụ H2O và giải phóng O2 ở ngoài sáng.

D. quá trình hấp thụ H2O, CO2 và giải phóng C6H12O6 ở ngoài sáng.

Câu 11. Các giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Đường phân à Chuỗi chuyền electron hô hấp à Chu trình Crep.

B. Chu trình Crep à Đường phân à Chuỗi chuyền electron hô hấp.

C. Chuỗi chuyền electron hô hấp à Đường phân à Chu trình Crep.

D. Đường phân à Chu trình Crep à Chuỗi chuyền electron.

Câu 12. Hô hấp kị khí ở TV xảy ra trong môi trường nào?

A. Thiếu O2.           

B. Thiếu CO2.                

C. Thừa O2.               

D. Thừa CO2

Câu 13. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

A. Giải phóng năng lượng ATP.                        

B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.

C. Tạo các sản phẩm trung gian.                        

D. Tổng hợp các chất hữu cơ.

Câu 14. Quá trình nào sau đây tạo nhiều năng lượng nhất?

A. Lên men.       

B.Đường phân.      

C. Hô hấp hiếu khí.      

D. Hô hấp kị khí.

Câu 15. Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?       

A. Glucôzơ à axit lactic.                       

B. Glucôzơ à Côenzim A.           

C. Axit piruvic à Côenzim A.               

D. Glucôzơ à Axit piruvic.

Câu 16. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện

A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.           

B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.

C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt.

D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều.

Câu 17. Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?

A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

B. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.

C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ty thể.

D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của quang hợp (30 – 50%).

Câu 18. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:

A. chuổi chuyển êlectron.                         

B. chu trình crep.  

C. đường phân.                                         

D. tổng hợp Axetyl – CoA.

 Câu 19. Qúa trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:

A. nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng ảnh hưởng đến nồng độ oxi.

B. nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước là nguyên liệu của hô hấp.

C. mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhát định.

D. hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học cần sự xúc tác của enzim, nên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

Câu 20. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?

A. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng).

B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.

C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.

D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.

ĐÁP ÁN

1B. 2A. 3A. 4A. 5B. 6B. 7C. 8B. 9C. 10A. 11D. 12A. 13D. 14C. 15D. 16A. 17C. 18C. 19D. 20D ./.

Bài viết gợi ý: