Di truyền học là chuyên đề xuất hiện nhiều nhất trong đề thi THPTQG môn Sinh học. Để giúp các em làm tốt dạng bài này, loga đã tổng hợp các bài tập di truyền học quần thể nâng cao. Đây là các bài tập di truyền học thường gặp trong đề thi Đại học các năm. Các em cùng lưu lại để ôn luyện cho thật tốt nhé.
Lý thuyết trọng tâm phần di truyền học quần thể
Khái niệm quần thể
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định. Có khả năng sinh ra đời con hữu thụ.
Các kiểu giao phối trong quần thể:
- Giao phối ngẫu nhiên: các cá thể giao phối không lựa chọn.
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm: Tự thụ phấn (thực vật).
- Giao phối cận huyết (động vật). Giao phối có chọn lọc.
Đặc trưng di truyền của quần thể
Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp alen có trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Vốn gen được thể hiện qua tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Tần số alen
Tỉ lệ một loại kiểu gen là tỉ lệ số các thể có kiểu gen đó trong tổng số cá thể của quần thể.
Tần số 1 alen là tỉ lệ số lượng alen đó trong tổng số các loại alen của 1 gen đang xét tại một thời điểm xác định.
Ví dụ: Quần thể có thành phần kiểu gen 0,3 AA: 0,4 Aa : 0,3 aa.
Tần số alen của quaafnt hể này là 0,5A: 0,5a. Vốn gen của quần thể được thể hiện qua cả tần số alen và thành phần kiểu gen trên.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Phần 1: CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ
I. QUẦN THỂ NỘI PHỐI (Tự thụ phấn, tự phối)
Xét 1 gen gồm 2 alen A và a. Giả sử QT ban đầu có 100%Aa với n: số thế hệ tự phối.
Tỉ lệ KG dị hợp qua n lần tự phối = \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}\]
Tỉ lệ KG đồng hợp mỗi loại (AA = aa) qua n lần tự phối = $\frac{1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}{2}$
*Chú ý: Nếu quần thể ban đầu không phải là 100% Aa mà có dạng: xAA + yAa + zaa = 1 qua n thế hệ tự phối thì ta phải tính phức tạp hơn. Lúc này, tỉ lệ KG Aa, AA, aa lần lượt là:
Aa = \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}\]. y AA = x + $\frac{1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}{2}$. y aa = z + $\frac{1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}{2}$. y
II. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI: ( Định luật Hacđi-Vanbec )
Ta có: xAA + yAa + zaa = 1 ; Nếu gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a thì:
pA = x + $\frac{y}{2}$; qa = z + $\frac{y}{2}$
1. Nội dung định luật:
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng thức: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1, QT cân bằng à p + q = 1
2. Kiểm tra sự cân bằng của quần thể :
Nếu p2 x q2 = ${{\left( \frac{2pq}{2} \right)}^{2}}$à quần thể cân bằng.
Nếu : p2 x q2 # ${{\left( \frac{2pq}{2} \right)}^{2}}$à Quần thể không cân bằng
3. Xác định số loại kiểu gen của quần thể:
- Số kiểu gen ={ r ( r + 1 ) /2 }n ( r : số alen thuộc 1 gen (lôcut), n : số gen khác nhau, trong đó các gen phân li độc lập).
- Nếu có r của các locut khác nhau thì tính từng locut theo công thức à nhân kết quả tính từng locut.
- Nếu gen nằm trên cùng một NST thì tổng kiểu gen là: rn(rn +1)/2.
- Nếu gen nằm trên NST giới tính thì tổng kiểu gen là: r(r+2)/2 + r....
4. Trường hợp gen đa alen:
Ví dụ: Quần thể Người: ( 1 gen có 3 alen – Người có 4 nhóm máu: A, B, AB, O )
Gọi : p(IA); q(IB), r(i) lần lượt là tần số tương đối các alen IA, IB, IO . Ta có : p + q + r = 1
Nhóm máu |
A |
B |
AB |
O |
Kiểu gen |
IA IA + IA IO |
IB IB + IB IO |
IA IB |
IO IO |
Tần số kiểu gen |
p2 + 2 pr |
q2 + 2 pr |
2pq |
r2 |
III. GEN TRÊN NST GIỚI TÍNH
Đối với 1 locus trên NST giới tính X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen: ${{X}^{A}}{{X}^{A}}$, ${{X}^{A}}{{X}^{a}}$, ${{X}^{a}}{{X}^{a}}$,${{X}^{A}}Y$, ${{X}^{a}}Y$
Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi xét trong phạm vi giới cái thì tần số các kiểu gen ${{X}^{A}}{{X}^{A}}$, ${{X}^{A}}{{X}^{a}}$, ${{X}^{a}}{{X}^{a}}$ được tính giống trường hợp các alen trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thía cân bằng Hacdi – Vanbec là:
p2${{X}^{A}}{{X}^{A}}$ + 2pq ${{X}^{A}}{{X}^{a}}$+ q2 ${{X}^{a}}{{X}^{a}}$ = 1.
Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần số các kiểu gen ở giới đực p${{X}^{A}}Y$+ q${{X}^{a}}Y$=1. (Khi xét chỉ trong phạm vi giới đực).
Vì tỉ lệ đực : cái là 1: 1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên mỗi giới tính phải giảm đi một nửa khi xết trong phạm vi toàn bộ quần thể, vì vậy ở trạng thái cân bằng quần thể Hacdi – Vanbec, công thức tính kiểu gen liên quan đến locus gen trên NST trên NST X ( vùng không tương đồng) gồm 2 alen là:
0.5p2${{X}^{A}}{{X}^{A}}$ + pq${{X}^{A}}{{X}^{a}}$+ 0.5q2${{X}^{a}}{{X}^{a}}$ + 0.5p${{X}^{A}}Y$+ 0.5q${{X}^{a}}Y$= 1.
Phần 2: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP
I. BÀI TẬP QUẦN THỂ TỰ PHỐI
1. Dạng 1:
Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P (thế hệ xuất phát) 100% dị hợp Aa qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn
*Cách giải:
Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là
AA = \[\frac{1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}{2}\]\[\]\[\]
Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
Aa = \[\]\[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}\]
Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
aa = \[\frac{1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}{2}\]
*Ví dụ: Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
Giải nhanh:
Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau (Với n=3)
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là
AA = \[\frac{1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}{2}\] = \[{{\frac{1-\left( \frac{1}{2} \right)}{2}}^{3}}\]= 0,4375
Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
Aa = \[\]\[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}\]= \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{3}}\]= 0,125
Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
aa = \[\frac{1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}}{2}\] = \[{{\frac{1-\left( \frac{1}{2} \right)}{2}}^{3}}\]= 0,4375
2. Dạng 2:
Cho thành phần kiểu gen của thế hệ P qua n thế hệ tự phối tìm thành phần kiểu gen của thế hệ Fn
*Cách giải:
Quần thể tự phối có thành phần kiểu gen của thể hệ P ban đầu như sau:xAA + yAa + zaa
Quần thể P Sau n thế hệ tự phối thành phần kiểu gen thay đổi như sau
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể Fn là
AA = x + \[\frac{y-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y}{2}\]\[\]\[\]
Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
Aa = \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y\]
Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
aa = z + \[\frac{y-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y}{2}\]
* Ví dụ 1: Quần thể P có 35AA, 14Aa, 91aa =1
Các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ tìm cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ
Giải:
Cấu trúc của quần thể P 0,25AA + 0,1Aa + 0,65aa
Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ
AA = x + \[\frac{y-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y}{2}\]= 0,25 + \[\frac{0,1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{3}}.0,1}{2}\]= 0,29375
Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể Fn là
Aa = \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y\]= \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{3}}.0,1\]= 0,0125
Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể Fn là
aa = z + \[\frac{y-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y}{2}\]= \[\]0,65 + \[\frac{0,1-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{3}}.0,1}{2}\]= 0,69375\[\]
Vậy cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ
0,29375 AA + 0,125 Aa + 0,69375 aa = 1
*Ví dụ 2 : Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,8Bb + 0,2bb = 1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn cấu trúc của quần thể như thế nào?
Giải:
Tỷ lệ thể đồng hợp trội AA trong quần thể F3 là
BB = x + \[\frac{y-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y}{2}\]\[\]= \[0+\frac{0,8-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{3}}.0,8}{2}\]= 0,35
Tỷ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể F3 là
Bb = \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y\]= \[{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{3}}.0,8\] = 0,1
Tỷ lệ thể đồng hợp lặn aa trong quần thể F3 là
bb = z + \[\frac{y-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y}{2}\]= \[0,2+\frac{0,8-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{3}}.0,8}{2}\] = 0,55
Vậy cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn là: 0,35 BB + 0,1 Bb + 0,55 bb = 1
*Ví dụ 3 : Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4BB + 0,2 Bb + 0,4bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475 ?
Giải:
Tỷ lệ thể đồng hợp trội BB trong quần thể Fn là
BB = x + \[\frac{y-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.y}{2}\]\[\]= \[0,4+\frac{0,2-{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{n}}.0,2}{2}\] = 0,475
- n=2
Vậy sau 2 thế hệ BB = 0,475.
II. BÀI TẬP QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
1. Dạng 1:
Từ cấu trúc di truyền quần thể chứng minh quần thể đã đạt trạng thái cân bằng hay không, qua bao nhiêu thế hệ quần thể đạt trạng thái cân bằng.
* Cách giải 1:
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
p+q = 1
Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng:
p2 AA + 2pqAa + q2 aa
Như vậy trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh mối tương quan sau:
p2 q2 = (2pq/2)2
Xác định hệ số p2, q2, 2pq
Thế vào p2 q2 = (2pq/2)2 quần thể cân bằng.
Thế vào p2 q2 # (2pq/2)2 quần thể không cân bằng.
* Cách giải 2:
- Từ cấu trúc di truyền quần thể tìm tần số tương đối của các alen. Có tần số tương đối của các alen thế vào công thức định luật.
- Nếu quần thể ban đầu đã cho nghiệm đúng công thức định luật (tức trùng công thức định luật) suy ra quần thể cân bằng
- Nếu quần thể ban đầu đã cho không nghiệm đúng công thức định luật (tức không trùng công thức định luật) suy ra quần thể không cân bằng
* Ví dụ 1: Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng
QT1: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa
QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
Cách giải 1:
QT1: 0.36AA; 0.48Aa; 0.16aa
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2AA + 2pqAa + q2 aa = 1
và khi đó có được p2 q2 = (2pq/2)2 .
Ở quần thể 1 có p2 = 0.36 , q2 = 0.16, 2pq = 0.48
0.36 x 0.16 = (0.48/2)2 vậy quần thể ban đầu đã cho là cân bằng.
Cách giải 2:
QT2: 0,7AA; 0,2Aa; 0,1aa
- Gọi p là tần số tương đối của alen A
- Gọi q là tần số tương đối của alen a
p = 0,7 + 0,1 q = 0.1 +0.1
Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi thoả mãn p2AA + 2pqAa + q2 aa
Tức 0,82 AA + 2.0,8.0,2Aa + 0,22 aa = 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa vậy quần thể không cân bằng.
*Ví dụ 2: Quần thể nào trong các quần thể dưới đây đạt trạng thái cần bằng
Quần thể |
Tần số kiểu gen AA |
Tần số kiểu gen Aa |
Tần số kiểu gen aa |
1 |
1 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
3 |
0 |
0 |
1 |
4 |
0,2 |
0,5 |
0,3 |
Giải nhanh
Quần thể 1: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>1 x 0 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 2: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>0 x 0 ≠ (1/2)2 => quần thể không cân bằng.
Quần thể 3: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>0 x 1 = (0/2)2 => quần thể cân bằng.
Quần thể 4: Nếu cân bằng thì p2 q2 = (2pq/2)2 =>0,2 x 0,3 = (0,5/2)2 => quần thể không cân bằng.
2. Dạng 2:
Từ số lượng kiểu hình đã cho đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể (cho số lượng tất cả kiểu hình có trong quần thể).
Cách giải:
Cấu trúc di truyền của quần thể
- Tỷ lệ kiểu gen đồng trội = số lượng cá thể do kiểu gen đồng trội qui định/Tổng số cá thể của quần thể
-Tỷ lệ kiểu gen dị hợp = số cá thể do kiểu gen dị hợp quy định/ Tổng số cá thể của quần thể
- Tỷ lệ kiểu gen đồng lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/ Tổng số cá thể của quần thể.
* Ví dụ 1: Ở gà, cho biết các kiểu gen: AA qui định lông đen, Aa qui định lông đốm, aa qui định lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng.
a. Cấu trúc di truyền của quần thể nói trên có ở trạng thái cân bằng không?
b. Quần thể đạt trạng thái cân bằng với điều kiện nào?
c. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng?
Giải:
a. Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định dựa vào tỉ lệ của các kiểu gen:
Tổng số cá thể của quần thể: 580 + 410 + 10 =1000
Tỉ lệ thể đồng hợp trội AA là 410/1000 = 0,41
Tỉ lệ thể dị hợp Aa là 580/1000 = 0,58
Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa là 10/1000 = 0.01
Cấu trúc di truyền của quần thể như sau:
0.41 AA + 0.58aa + 0.01aa
Cấu trúc này cho thấy quần thể không ở trạng thái cân bằng vì
0,41 x 0,01 = (0,58/2)2
=> 0,0041 = 0.0841.
b. Điều kiện để quần thể đạt vị trí cân bằng di truyền khi quá trình ngẫu phối diễn ra thì ngay ở thế hệ tiếp theo quần thể đã đat sự cân bằng di truyền
c. Tần số alen A là 0,41 + 0,58/2 = 0.7
Tần số của alen a là 1 - 0.7 = 0,3
Sau khi quá trình ngẫu phối xãy ra thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thể hệ sau là
(0,7A:0,3a) x (0,7A:0,3a) => 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa
Với cấu trúc trên quần thể đạt trạng thái cân bằng vì thoả mãn
(0,9)2 AA + 2(0,7 x 0,3) Aa + (0,3)2 aa
* Ví dụ 2: Một quần thể sóc có số lượng như sau 1050 con lông nâu đồng hợp, 150 con lông nâu dị hợp, 300 con lông trắng, màu lông do một gen gồm 2 alen qui định. Tìm tần số tương đối của các alen?
Giải:
Tính trạng lông nâu là trội do A quy định
Tính trạng lông trắng là lặn do a quy định
Tỉ lệ thể đồng hợp trội AA là 1050/1500 = 0,7
Tỉ lệ thể dị hợp Aa là 150/1500 = 0,1
Tỉ lệ thể đồng hợp lặn aa là 300/1500 = 0,2
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,7AA; 0,1Aa; 0,2aa
3. Dạng 3:
Từ số lượng kiểu hình đã cho đã cho xác định cấu trúc di truyền của quần thể (chỉ cho tổng số cá thể và số cá thể mang kiểu hình lặn hoặc trội).
Cách giải:
- Nếu tỷ lệ kiểu hình trội=> kiểu hình lặn = 100% - Trội.
- Tỷ lệ kiểu gen đồng lặn = Số cá thể do kiểu gen lặn quy định/ Tổng số cá thể của quần thể.
+ Từ tỷ lệ kiểu gen đồng lặn => Tần số tương đối của alen lặn tức tần số của q => Tần số tương đối của alen trội tức tần số p.
+ Áp dụng công thức định luật p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 => cấu trúc di truyền quần thể.
* Ví dụ 1: Quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng với 2 loại kiểu hình là hoa đỏ(do B trội hoàn toàn quy định) và hoa trắng(do b quy định). Tỷ lệ hoa đỏ 84%. Xác định cấu trúc di truền của quần thể?
Giải:
- Gọi p tần số tương đối của alen B
- q tần số tương đối alen b
- %hoa trắng bb = 100%- 84%= 16%=q2 => q = 0,4 => p = 0,6
- Áp dụng công thức định luật p2 BB + 2pq Bb + q2 bb = 1
- => cấu trúc di truyền quần thể :0.62 BB + 2.0,6.0,4 Bb + 0,42 bb = 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1
* Ví dụ 2: Ở bò A qui định lông đen, a: lông vàng. Trong một quần thể bò lông vàng chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng. Tìm tần số của gen A?
Chú ý giải nhanh:
Quần thể đạt trạng thái cân bằng aa = 9% = q2 => q = a = o,3 => p = A= 0,7
* Ví dụ 3: Quần thể người có tần số người bị bạch tạng 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng( biết bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định)
a. Tính tần số các alen?
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng?
Giải nhanh:
a. Tính tần số các alen ?
A: bình thường (không bạch tạng), a: bạch tạng
Quần thể cân bằng aa = q2 = 1/10000 = > a = q = 0,01 => A = p = 0,99
b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng?
- Bố dị hợp (Aa) xác suất \[\frac{2pq}{{{p}^{2}}+2pq}\]
- Mẹ dị hợp (Aa) xác suất \[\frac{2pq}{{{p}^{2}}+2pq}\]
- Xác suất con bị bệnh \[\frac{1}{4}\]
Vậy xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng là: \[\frac{2pq}{{{p}^{2}}+2pq}\] x \[\frac{2pq}{{{p}^{2}}+2pq}\] x \[\frac{1}{4}\]
thế p=0,01 , q= 0,99 => \[\frac{2pq}{{{p}^{2}}+2pq}\] x \[\frac{2pq}{{{p}^{2}}+2pq}\] x \[\frac{1}{4}\] = 0,00495
* Ví dụ 4: Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r. Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?
Giải nhanh:
Tần số tương đối của alen R =p= 0,9 => tần số alen r=q = 0,1
Rh dương có kiểu gen RR, Rr tần số của 2 nhóm kiểu gen trên là
RR= p2= 0,92 = 0,81, Rr = 2pq = 2.0,9.0,1 = 0,18.
Tần số 1 học sinh có Rh dương là: 0,81+0,18 = 0,99
Xác suất để 40 học sinh có Rh dương là (0,99)40
III. BÀI TẬP GEN ĐA ALEN
* Ví dụ: Giả thiết trong một quần thể người, tần số của các nhóm máu là:
Nhóm A = 0,45 Nhóm B = 0,21
Nhóm AB = 0,3 Nhóm O = 0,004
Xác định tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu và cấu trúc di truyền của quần thể?
Giải:
-Gọi p là tần số tương đối của alen IA.
- Gọi q là tần số tương đối của alen IB
- Gọi r là tần số tương đối của alen IO
Nhóm máu |
A |
B |
AB |
O |
Kiểu gen Kiểu hình |
IAIA +IAIO p2 + 2pr 0,45 |
IBIB + IBIO q2 + 2qr 0,21 |
IAIB 2pq 0,3 |
IOIO r2 0,04 |
Từ bảng trên ta có:
p2 + 2pr + r2 = 0,45 + 0,04
=> (p + r)2 = 0,49 => p + r = 0,7
r2 = 0,04 => r = 0,2
Vậy p = 0,7 - 0,2 = 0,5 => q = 0,3
Cấu trúc di truyền của quần thể được xác định là:
(0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) (0,5 IA + 0,3 IB + 0,2IO) = 0,25IAIA + 0,09IBIB + 0,04 IOIO + 0,3IAIB + 0,2IAIO + 0,12IBIO
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: 0,55AA: 0,40Aa: 0,05aa. Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là:
A. quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.
B. tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau.
C. tần số của alen trội gấp 3 lần tần số của alen lặn.
D. tần số alen a lớn hơn tần số alen A.
Câu 2: Ở ngô (bắp), A quy định bắp trái dài, a quy định bắp trái ngắn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,18AA: 0,72Aa: 0,10aa. Vì nhu cầu kinh tế, những cây có bắp trái ngắn không được chọn làm giống. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể bắp trồng ở thế hệ sau là:
A. 0,2916AA: 0,4968Aa: 0,2116aa
B. 0,40AA: 0,40Aa: 0,20aa
C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
D. 0,36AA: 0,36Aa: 0,28aa
Câu 3: Một quần thể cây trồng có thành phần kiểu gen 0,36AA: 0,54Aa: 0,1aa. Biết gen trội tiêu biểu cho chỉ tiêu kinh tế mong muốn nên qua chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể lăn. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán là:
A. 0,3969AA: 0,4662Aa: 0,1369aa
B. 0,55AA: 0,3Aa: 0,15aa
C. 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa
D. 0,495AA: 0,27Aa: 0,235aa
Câu 4: Một quần thể cân bằng có 2 alen: B trội không hoàn toàn quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng, hoa hồng là tính trạng trung gian, trong đó hoa trắng chiếm tỉ lệ 49%. Tỉ lệ kiểu hình hoa hồng trong quần thể là:
A. 70%
B. 91%
C. 42%
D. 21%
Câu 5: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,8Aa: 0,2aa. Qua chọn lọc, người ta đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau là
A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
C. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa
D. 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa
Câu 6: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?
A. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa
B. 16%AA: 20%Aa: 64%aa
C. 36%AA: 28%Aa: 36%aa
D. 25%AA: 11%Aa: 64%aa
Câu 7: Xét 2 alen W, w của một quần thể cân bằng với tổng số 225 cá thể, trong đó số cá thể đồng hợp trội gấp 2 lần số cá thể dị hợp và gấp 16 lần số cá thể lặn. Số cá thể có kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?
A. 36 cá thể
B. 144 cá thể.
C. 18 cá thể
D. 72 cá thể.
Câu 8: Trên quần đảo Mađơrơ, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen là 0,25AA: 0,6Aa: 0,15aa, khi vừa mới trưởng thành các cá thể có cánh dài không chịu nổi gió mạnh bị cuốn ra biển. Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là:
A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
B. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa
C. 0,3025AA: 0,495Aa: 0,2025aa
D. 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa
Câu 9: Một quần thể loài có thành phần kiểu gen ban đầu 0,3AA: 0,45Aa: 0,25aa. Nếu đào thải hết nhóm cá thể có kiểu gen aa, thì qua giao phối ngẫu nhiên, ở thế hệ sau những cá thể có kiểu gen này xuất hiện trở lại với tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,09
B. 0,3
C. 0,16
D. 0,4
Câu 10: Ở cừu, gen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen a quy định lông ngắn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa. Vì nhu cầu lấy lông nên người ta loại giết thịt cừu lông ngắn. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán là
A. 0,625AA: 0,25Aa: 0,125aa
B. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
C. 0,5625AA: 0,375Aa: 0,0625aa
D. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
Đáp án
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
C |
C |
C |
D |
A |
D |
B |
A |
C |