CHUYÊN ĐỀ:     NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

  1. Thế nào là tác phẩm văn học
  1. Về nội dung:
  • Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một bức tranh sống động về cuộc sống con người. Qua bức tranh đó, người viết muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thái độ của mình trước cuộc sống.
  • Tác phẩm văn học là một sự kết hợp hài hòa giữa cuộc sống được miêu tả trong thực tại khách quan và những tư tưởng, tình cảm của tác giả, thế giới chủ quan. Cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm văn học là cuộc sống đã thông qua tâm hồn nhân vật, thấm đẫm màu sắc của người viết. Qua thế giới ấy, ta hiểu được cuộc sống con người và đồng thời cũng hiểu được tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, thái độ của người làm ra nó.
  • Tác phẩm văn học mô phỏng cuộc sống, vì thế dù tồn tại dưới hình thức nào nó cũng là tấm gương thể hiện cuộc sống con người. Tác phẩm văn học  có thể viết những chuyện khác thường: một ông thần trụ trời, một chàng Sơn Tinh, một bà tiên, ông bụt,...Nhưng sau những câu chuyện huyền thoại kì ảo ấy, người đọc vẫn cảm thấy hiện lên cuộc sống của con người với những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh.
  • Nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là người, là con vật, đồ vật, nhưng xét đến cùng  vẫn là chuyện của con người về con người.
  • Tác phẩm văn học là kết quả của những rung động cao độ, ở đó ta bắt gặp những cung bậc, tình cảm, trạng thái, cảm xúc mà thường vẫn gặp nhưng không nói lên lời…
  • Văn học là quy luật tình cảm, suy cho cùng đó là chuyện con tim, chính vì thế, dưới dạng thức nào, dù trực tiếp hay gián tiếp qua tác phẩm văn học chúng ta đều nhận ra được tư tưởng, tình cảm thái độ của người viết đối với những gì họ miêu tả trong tác phẩm của mình.
  1. Về hình thức tồn tại của tác phẩm văn học:
  • Văn học là nghệ thuật của ngôn từ
  • Mỗi một ngành nghệ thuật có một chất liệu riêng tạo thành đặc trưng của ngành nghệ thuật đó. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu.
  • Ngôn từ nghệ thuật tồn tại dưới hai dạng: dạng nói - truyền miệng        ( Văn học dân gian), ghi lại văn tự (Văn học viết)
  • Về qui mô loại hình, loại thể văn học rất đa dạng…tất cả đều tồn tại với quy cách một tác phẩm văn học, độ dày, mỏng, ngắn, dài không quyết định giá trị của chúng.
  • Người ta chia tác phẩm văn học ra làm 3 loại hình lớn: Tự sự, trữ tình, kịch,…
  1. Đặc trưng của tác phẩm văn học
  1. Đặc trưng của tác phẩm văn học
  • Những nét riêng biệt, nổi bật của nghệ thuật văn chương nhằm phân biệt với những nghệ thuật khác. Đặc trưng của ngôn từ văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật để đi vào lòng người.
  • Người nghệ sĩ không được lặp lại mình và không được lặp lại người khác, nhà văn luôn luôn  phải cố gắng trong việc lựa chọn từ ngữ. Thực tế cho thấy, cùng một đề tài, cùng một chủ đề vẫn tồn tại nhiều cách viết, nhiều tác phẩm rất hay mà không bị trùng lặp.
  1. Hình tượng văn học

  • Hình tượng văn học là nét đặc trưng của tác phẩm văn học. Nếu ngôn từ nghệ thuật là chất liệu thì hình tượng văn học là mô hình của cuộc sống.
  • Hình tượng nghệ thuật có những đặc điểm, tính chất mà các ngành nghệ thuật khác không có, nó tạo nên sự hấp dẫn và sức mạnh riêng, lôi cuốn đến kì lạ.
  • Hình tượng nghệ thuật có tính phi vật thể tồn tại trong trí óc con người, nó không có tính vật chất , không sờ thấy mà chỉ cảm thấy, chỉ có thể cảm nhận qua trí tưởng tượng, ở đó ta bắt gặp những con người rất cụ thể với dáng đi, lời nói, hành động, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và tất cả các mối quan hệ xã hội phức tạp nhưng đầy sống động cứ như được chứng kiến trong cuộc đời thực vậy.
  • Tóm lại, hình tượng văn học mà nhà văn quan tâm lựa chọn trong tác phẩm của mình như Chí Phèo, Chị Dậu, Tổ Quốc,... phân tích những hình tượng này thực chất là chỉ ra những đặc điểm , phẩm chất và biểu hiện chúng.
  • Hình tượng văn học vừa mang những nét khái quát, lại vừa mang những nét cụ thể, cá biệt. Qua đó nó phản ánh bản chất cuộc sống, vừa hiện lên cụ thể, sinh động như thật và sống mãi với thời gian.

Bài viết gợi ý: