CƠ CHẾ DI TRUYỀN

A. LÝ THUYẾT

 

I. ADN(axit deoxyribo nuclêic):

- Nguyên tắc cấu tạo: Nguyên tắc đa phân và Nguyên tắc bổ sung

- Đơn phân: Axit Nuclêotit

- Chuỗi polyNu: Đầu 3’OH của Nu này nối với Nu kia tại vị trí gốc (5’) = 1 liên kết P.este =>Chuỗi poly có chiều 5’-> 3’( và ngược lại)

- Cấu trúc của AND: “Gồm hai mạch song song, xoắn kép ngược chiều nhau theo chu kỳ”.

- Đặc điểm cơ bản:

+ Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nu. Đường kính = 20Ao

.+ Các Nu trên 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo NTBS (NTBS: A=T;G=X)

- Tính chất: vừa đa dạng vừa đặc trưng (số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp)

- Vai trò: mang, bảo quản và truyền đạt TTDT

*Lưu ý:

- VCDT chủ yếu ở SV nhân thực gồm nhiều ADN kép thẳng

- VCDT chủ yếu ở SV nhân sơ là một ADN kép vòng

II. GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN

1. Khái niệm gen

- Gen là một đoạn AND mang thông tin mã hóa cho một phân tử xác định (ARN hoặc Prôtêin)

2. Mã di truyền (MDT)

- MDT: là trình tự 3 Nu kế tiếp nhau quy định 1 aa. Hay MDT là mã bộ ba-bộ ba mã hóa.

- Đặc điểm của MDT

+ Tính phổ biến: Mọi sinh vật đều dung chung bộ mã di truyền.

+ Tính thái hóa: Một axit amin được mã hóa bởi hai hoặc nhiều bộ ba.

+ Tính liên tục: Mã được đọc liên tục một chiều 5’->3’ trên mARN. Và không gối lên nhau

+ Tính đặc hiệu: 1 MDT chỉ mã hóa cho 1 axit amin tương ứng

Có một bộ ba khởi đầu: AUG và ba bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA.

* Nhìn chung, mã di truyền là vạn năng (nhưng không tuyệt đối) vì: một số bộ ba mã hóa cho một axit

amin ở phần lớn các sinh vật, nhưng lại mã hóa cho một axit amin khác ở một số sinh vật.

*Chú ý: một số ngoại lệ

 

III. CƠ CHẾ TÁI BẢN ADN

A. Tái bản ở Sinh vật nhân sơ (Prokaryote)

Nguyên tắc sao chép: Bán bảo toàn, bổ sung.

1. Khởi đầu

- Tháo xoắn AND: enzym gyraza

- Phá vỡ liên kết hiđro: Ezym helicaza.

- Prôtêin SSB liên kết trên hai mạch đơn: làm cho hai mạch không kết hợp trở lại

2. Tổng hợp mạch mới (đơn vị tái bản chưa hoàn chỉnh: ARNmồi = Okazaky + 1)

a. Tổng hợp mạch liên tục

- Tổng hợp đoạn mồi ARN (primer). Dài khoảng 10 Nu do Enzym primaza xúc tác

- Đoạn mồi ARN khởi đầu cho quá trình kéo dài mạch đơn mới theo chiều 5->3’ (tương ứng với

mạch mẹ là 3’ -> 5’)

- Các Nu tự do liên kết với mạch mẹ theo NTBS do Enzym ADN -Polymeraza III

- Hoàn thành mạch liên tục: Enzym ADN – Polymeraza I cắt bỏ đoạn mồi

b. Tổng hợp mạch gián đoạn: không liên tục, đoạn Okazaky

- Trên mạch mẹ 5’->3’, mạch con được tổng hợp theo hướng từ 5’-> 3’ dẫn đến chiều tổng hợp

ngược chiều tháo xoắn trên AND mẹ, theo thứ tự sau:

+ 1: Tổng hợp đoạn mồi ARN (primer)

+ 2: Kéo dài từng đoạn ngắn Okazaki (khoảng 1000-2000 Nu) theo NTBS do Enzym ADN-

Polymeraza III

 

+ 3: Enzym ADN-Polymeraza I cắt bỏ đoạn mồi

+ 4: Enzym ligaza nối các đoạn Okazaky với nhau

Chú ý: Enzym ADN-Polymeraza III có tính chất

- Chỉ tác dụng vào đầu OH ở vị trí 5’ (của đường C5H10O4) của Nu đứng sau để liên kết vào đầu OH

ở vị trí 3’(gốc Photphat) của Nu trước => nên mạch mới được phát triển theo chiều 5’->3’.

- Xúc tác kéo dài mạch AND mới theo NTBS.

B. Tái bản ở Sinh vật nhân thực (Eukaryote)

1. Về cơ bản giống sinh vật nhân sơ. Còn Eukaryote có một số điểm khác như sau:

- Có nhiều loại enzym tham gia( có đến 5 loại AND polymeaza)

- Có nhiều đơn vị tái bản, mỗi đơn vị cách nhau khoảng 20.000 cặp Nu Đơn vị tái bản hoàn chỉnh.

Liên quan giữa ARNmồi và số đoạn Okazaky: ARNmồi = Okazaky + 2(vì tổng hợp theo 2 hướng)

- Sự sao chép xảy ra theo hai hướng

- Số lượng và kích thước NST lớn hơn

- Thời gian sao chép dài hơn(6-8h) (trong khi Vi khuẩn E.coli là 40 phút)

- Tốc độ khoảng 10-100 Nu/s (Prokaryote khoảng 1.500 Nu/s)

- Quyết định tái bản diễn ra ở pha G1

- Quá trình nhân đôi diẽn ra thực sự ở pha S

2. Sự hình thành Nuclêôxôm:

Một đoạn AND dài 146 cặp Nu quấn 1.3/4 vòng quanh khối cầu Prôtêin(có 8 phân tử Prô Histôn)

Nuclêôxôm.  Nhiều Nuclêôxôm liên kết với nhau bằng các đoạn AND khoảng 15-100 cặp Nu tạo

thành sợ cơ bản: pôly Nuclêôxôm.  ...

IV. PHIÊN MÃ.

Tất cả các ARN được tổng hợp từ AND trừ ARN ở một số Virút

A. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ

1. Giai đoạn khởi động

- Enzym ARN-Polymeraza nhận biết vùng khởi động-promotor.

- Tháo xoắn, bẽ gãy liên kết H và giải phóng mạch mang mã gốc làm khuôn tổng hợp mARN

2. Giai đoạn kéo dài

- Enzym ARN-Polymeraza di chuyển 3’->5’/mạch gốc của AND-> ARN kéo dài 5’->3’.

- Các riNu nội bào liên kết với mạch gốc theo NTBS (năng lượng cung cấp: các rinucleotit Tri- P)

- Khi chiều dài của ARN khoảng 12 rNu, tách dần khỏi mạch khuôn

3. Giai đoạn kết thúc: khi gặp điểm kết thúc: quá trình phiên mã dừng lại. ARN tách khỏi AND.

AND đóng xoắn trở lại

* Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã diễn ra gần như đồng thời.

B. Phiên mã ở sinh vật nhân thực

Về cơ bản, tượng tự như ở nhân sơ. Có một số điểm khác như sau

- Chỉ diễn ra ở một gen

- Có nhiều loại Enzym tham gia:

+ Enzym ARN-Polymeraza I: cần cho việc tổng hợp các ARN trừ rARN 5S

+ Enzym ARN-Polymeraza II: cần cho việc tổng hợp các mARN

+ Enzym ARN-Polymeraza III: cần cho việc tổng hợp các tARN và rARN 5S

- Gồm hai quá trình:tổng hợp tiền mARN và hình thành mARN trưởng thành

~Tổng hợp tiền mARN, gồm 3 giai đoạn: tương tự tổng hợp mARN ở nhân sơ

~ Quá trình hình thành mARN trưởng thành (hoạt động), diễn ra ngay trong nhân

- Gắn mũ Guanin: giúp mARN ra khỏi nhân đến TBC và tham gia thành lập tín hiệu dịch mã

- Gắn đuôi Poly A: ổn định cấu trúc cấu mARN lâu dài hơn trong quá trình dịch mã

- Quá trình cắt nối: cắt bỏ các đoạn Intron trên tiền mARN, Nối các đoạn Exon lại với nhau->mARN trưởng thành. Chui qua lỗ nhân ra TBC thực hiện chức năng của mình

**Số lần phiên mã và nhân đôi có thể không bằng nhau.

V. DỊCH MÃ

I. Vai trò của các loại ARN trong quá trình dịch mã

1. mARN

- Làm khuôn trực tiếp dịch mã: mang các codon

 

- Sv nhân sơ: một mARN là một đơn vị phiên mã của nhiều gen

- Sv nhân thực: một mARN là một đơn vị phiên mã của một gen

2. tARN. Mang các anticodon: Vận chuyển axit amin đã được hoạt hóa đến tham gia dịch mã, trong

cấu trúc nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại ở một số đoạn. (Hình vẽ)

3. rARN: Tham gia cùng Protein tạo nên riboxom (với hơn 50 loại Protein). Nơi hình thành các liên

kết peptit

II. Các giai đoạn dịch mã

a. Hoạt hoá axit amin   

Vai trò: Cung cấp nguyên liệu

b. Tổng hợp chuỗi poly

- Khởi đầu:

+ Tiểu phần nhỏ của riboxom + mARN tại vị trí đặc hiệu

+ Bộ ba đối mã trên tARN-a.aMĐ khớp bổ sung với bộ ba mở đầu trên mARN: AUG

+ Tiểu phần lớn kết hợp với tiểu phần bé -> ribooxom hoàn chỉnh. Dịch mã bắt đầu.

- Giai đoạn kéo dài

+ Riboxom có 2 vị trí: A nơi tiếp nhận tARN-aa và P hình thành liên kết peptit và giữ peptit-tARN

+ tARN-aa1 có bộ ba đối mã khớp bổ sung với mã thứ 2 ở vị trí A cạnh a.aMĐ. Hình thành liên kết

peptit trên vị trí P và giải phóng 1 phân tử H2O

+ Ribom trượt 1 bộ ba, giải phóng tARN mang a.aMĐ và chuẩn bị tiếp nhận tARN-aa2.

->Quá trình này được lặp lại->kéo dài chuỗi poly peptit.

- Giai đoạn kết thúc: khi gặp dấu hiệu kết thúc dịch mã.(UAA, UGA và UAG) thì dừng lại vì không có tARN-aa tương ứng

+ Phức hợp Polypeptit-tARN lập tức tách ra làm đôi, giải phóng Polypeptit và tARN

+ a.aMĐ được tách ra khỏi chuỗi Polypeptit ->hình thành cấu trúc hoàn chỉnh có hoạt tính sinh học

+ Riboxom không còn liên kết với Phức hợp Polypeptit-tARN được tách làm đôi

d. Polyxom: Trên một mARN cùng lúc có nhiều riboxom cùng trượ-> polyxom

 Mối quan hệ giữa AND-mARN-Protein-tính trạng

- TTDT trong AND truyền đạt qua các thế hệ tế bào bằng cơ chế sao chép

- TTDT trong AND biểu hiện thành tính trạng thông qua phiên mã và dịch mã

- Bố mẹ không truyền cho con tính trạng mà chỉ truyền cho con một hệ gen

-> ba quá trình: tự sao, phiên mã và dịch mã là cơ chế di truyền ở cấp phân tử.

 

VI. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN (là điều hoà lượng sản phẩm của gen)

I. Điều hòa hoạt động của gen ở SV nhân sơ (Prokaryote)

 

Mô hình Operon – Lac:

 

- F.Jacôp và J.Mônô phát hiện ở vi khuẩn E.Coli năm 1961 với mô hình Ôperon Lac

- Cấu trúc Ôperon Lac

+ Vùng khởi động P: nơi bám của enzim ARN polymrzara. khởi động quá trình phiên mã

+ Vùng vận hành O: nơi bám vào của Protein ức chế: Pr - R (Pr điều hòa). Chỉ huy quá trình phiên

+ Nhóm gen cấu trúc: cấu trúc nên các enzim phân giải Lactozo

- Gen điều hòa R: Tổng hợp Pro ức chế, liên kết vào vùng vận hành O.

- Cơ chế hoạt động: Đối với Ôperon Lac: tín hiệu điều hòa là đường lactozo : chất cảm ứng I

+ Khi MT không có Lactozo: Pr – R + O ->ngăn cản sự hoạt động của enzym ARN polymrzara.

Do đó ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc-> nhóm gen cấu trúc không được biểu hiện.

+ Khi MT có Lactozo: Lactozo (I) + Pr-R -> giải phòng vùng vận hành O. EnZym ARN polymrzara hoạt động bình thường, quá trình phiên mã xảy ra để thực hiện tổng hợp Enzym thủy phân

đường lactozo.

->Khi MT hết đường lactozo quá trình phiên mã cũng dừng lại

**Bản chất: điều hòa phiên mã

II. Điều hòa hoạt động của gen ở SV nhân thực Eukaryote

Có khác biệt rất lớn so với SV nhân sơ về cả tín hiệu lẫn cơ chế

1. Mức độ nhiễm sắc chất.

- điều hòa trạng thái đóng và tháo xoắn

- điều hòa quá trình đóng và mở gen

- điều hòa ngay tại vị trí C5 làm ngừng hoạt động của gen

2. Mức độ phiên mã

- Sự điều hòa trực tiếp đến sự đóng mở của các gen

- Tham gia điều hòa các trình tự cis (ở gần) do các Protein điều hòa đảm nhiệm (nhân tố trans)

- Sự tham gia của nhóm có tác dụng khuếch đại biểu hiện gen

- Điều hòa nhân tố trans,

- điều hòa lựa chọn promoter thích hợp

3. Mức sau phiên mã

- Hiện tượng ghép nối: tiền mARN  mARN trưởng thành

- Điều hòa biểu hiện của gen bằng cách tăng giảm tuổi thọ của các mARN

- sự dự trữ các mARN cũng là một phương tiện tham gia điều hòa

4. Mức độ dịch mã (chưa nghiên cứu rõ)

5. Mức độ sau dịch mã

- Điều hóa sự biến đổi cấu trúc không gian sinh học của Protein

- điều hòa hoạt động của Protein.

B. MỘT SÔ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

* CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ

I. Các thành phần của ADN

   1. Công thức liên quan chiều dài ADN (L) và số lượng nuclêôtit (N):

 

   2. Công thức chu kì xoắn (Ck):

   3. Công thức tính tổng số nuclêôtit của gen:

   4. Công thức tính khối lượng M:

   5. Công thức tính số liên kết hiđrô: H = 2A + 3G

   6. Công thức tính số liên kết photphođieste: P = N - 2

   7. Công thức tính số liên kết đường – phôtphat:

   

II. Công thức của quá trình tự sao

   1. Số ADN con được tạo ra sau k lần tự phân của 1 ADN: 2k

   Số ADN con được tạo ra sau k lần tự phân của n ADN: n.2k

   2. Số nuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp:

   3. Số ADN con có 2 mạch đều mới là: 2k - 2

   4. Số liên kết hiđrô được hình thành/phá vỡ:Hht = H.2k

III. Quá trình phiên mã

   1. Số ribônuclêôtit cần sử dụng trong quá trình phiên mã:

   2. Liên hệ giữa chiều dài và số ribônuclêôtit:

   3. Khối lượng của ARN: M = rN x 300 đvC

   4. Số liên kết hoá trị giữa các ri bô nuclêôtit: P = rN – 1.

   

IV. Quá trình dịch mã

   1. Số axit amin cần sử dụng là cho 1 chuỗi pôlipeptit:

   2. Số axit amin ở 1 chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh:

V. Số liên kết hiđrô

   - Đột biến đảo cặp nuclêôtit, số liên kết hiđrô được giữ nguyên.

   - Đột biến thay thế:

   • Thay 1 cặp A – T thành 1 cặp G – X: Hđb = H + 1

   • Thay 1 cặp G – X thành 1 cặp A – T: Hđb = H – 1.

   - Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit:

   • Mất 1 cặp A – T: Hđb = H – 2.

   • Mất 1 cặp G – X: Hđb = H – 3.

   - Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit:

   • Thêm 1 cặp A – T: Hđb = H + 2

   • Thêm 1 cặp G – X: Hđb = H + 3.

 

DẠNG 1: Xác định trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN hoặc ARN.

Cho biết: Trình tự nuclêôtit trên một mạch của gen

Yêu cầu:

       + Xác định trình tự nuclêôtit trên gen (ADN).

       + Hoặc xác định trình tự nuclêôtit ARN do gen phiên mã.

Cách giải:

  • Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen):

 Trong phân tử AND, các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T; G liên kết với X .

Trong quá trình phiên mã , ADN là mạch khuôn để tổng hợp nên phân tử ARN các đơn phân của mạch gốc liên kết với các ribonuclêôtit tự do môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung

               A mạch gốc liên kết với rU môi trường

               T mạch gốc liên kết với rA môi trường

               G mạch gốc liên kết với rX môi trường

               X mạch gốc liên kết với rG môi trường

 Ví dụ 1: Một gen chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là

                 . . . A- G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

 Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung.

Hướng dẫn giải bài tập

Theo NTBS các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X

Vậy:     Mạch có trình tự: . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

            Mạch bổ sung là: . . . T - A -  G - A - A - T - X - G - A . . .

 Ví dụ 2: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch mang mã gốc có trình tự nuclêôtit  là:

                               . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

Xác định trình tự các ribônuclêôtit được tổng hợp từ đoạn gen này.

Hướng dẫn giải bài tập

  • Xác định trình tự nucleotit trên mạch gốc 
  • Xác định trình tự các nucleotit trên mạch gốc
  • Xác định trình tự nucleotit trên mạch ARN (theo nguyên tắc bổ sung)

Giải

Theo NTBS: Các nuclêôtit trên gen liên kết với nhau theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X. Trong quá trình phiên mã các nuclêôtit trên gen liên kết với các nuclêôtit  môt trường theo nguyên tắc:

                       A mạch gốc liên kết với U môi trường

                       T mạch gốc liên kết với A môi trường

                       G mạch gốc liên kết với X môi trường

                       X mạch gốc liên kết với G môi trường

Theo bài ra: mạch bổ sung của gen:     . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

                       => Mạch gốc của gen:  . . . T - X - G - A - A - T - X - G - T . . . .

                    => ARN                 . . . A - G - X - U - U - A - G - X - A . . . .

Lưu ý: Trình tự nuclêôtit mARN giống trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung (thay T bằng U)

Ví dụ 3 : Phân tử mARN chứa đoạn mạch có trình tự nuclêôtit là

                        . . . A- G - X - U - A - G - X - A . . . .

 Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên gen.

Hướng dẫn giải bài tập

mARN                   . . . A - G - X - U - U - A - G - X - A . . . .

Mạch gốc:                . . . T - X - G - A - A - T - X - G - T . . . .

Mạch bổ sung:          . . . A - G - X - T - T - A - G - X - A . . . .

II. Vận dụng xác định số lượng các loại nucleotit trong phân tử ADN 

Bài toán 1. Một gen của sinh vật nhân sơ có Guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 Ađênin và 120 Timin.

Xác định số lượng các loại nucleotit trong gen ?

Hướng dẫn giải bài tập

Theo NTBS ta có :      

                       %G + %A = 50% => %A = 30%

                      Theo bài ra A1 = T2 = 150; T1= A= 120

                       =>  A = T = A1+ A2= 270

Vì Guanin chiếm 20%  và Ađênin chiếm 30 % tổng số nuclêôtit nên ta có

                      => G = X  = (270 : 30%)  x 20 % = 600

Bài toán 2. Trong tế bào nhân sơ, xét một gen dài 4080 A0, có 560 Ađênin. Mạch đơn thứ nhất của gen có 260 Ađênin và 380 Guanin, gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin.Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.

2. Tìm mạch mã gốc của phân tử ADN

Hướng dẫn giải bài tập

1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.

       - N =   4080 × 2 : 3,4 = 2400

       - A = T = 560 => G = X = (2400 : 2 -560)= 640.

2. Tính số NTBS      A= T= 260

                                 G= X2 = 380.

                                 X= G2 = Ggen - G1= 640 - 380 = 260.

                                 T1 = A2 = A - A= 560 - 260 = 300.

 Do Umtcc = 600 =  300 x 2  => mạch 2 là mạch gốc. 

Mở rộng :Xác định cấu tạo và cấu trúc của ADN và ARN

Xét về cấu tạo : 

Nếu axit nucleotit có A , T , G , X => phân tử ADN 

Nếu axit nucleotit có A , U , G , X => ARN 

Xét về cấu trúc không gian : 

Lưu ý:  Theo NTBS trong phân tử ADN 

                 A1=T2; T1= A2; G1= X2; X1=G2.=> A

                 %A +%G = 50%.

                 A1+A2=T1+T2= Agen; G1+G2= X1+X2= Xgen

Nếu phân tử ADN mang cấu trúc mạch kép thì có A = T ; G = X 

Nếu phân tử ADN có cấu trúc mạch đơn thì A khác T hoặc G khác X 

Nếu phân tử ARN có cấu trúc mạch đơn thì A khác U hoặc G khác X

Nếu phân tử ARN mang cấu trúc mạch kép thì có A = U ; G = X

Ví dụ minh họa : 

Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit A = 20%; G = 35%; T = 20% và số lượng X = 150.

a. Axit nuclêic này là ADN hay ARN, cấu trúc mạch đơn hay kép?

b. Tính số liên kết photphodieste giữa các nucleotit trong gen 

c. Tính chiều dài axit nuclêôtit trên.

Hướng dẫn giải bài tập

a. Do trên axit nuclêôtit có A, T, G, X => ADN. Vì %A ≠%T không tuân theo nguyên tắc bổ sung => mạch đơn.

    => Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch đơn.

b. Số liên kết photphodieste trên axit nuclêic trên:

       Có X = 150, chiếm 30% => N = 150 : 30×100 = 500.

    Số liên kết photphodieste = 500 - 1 =499.

c. Chiều dài của gen là : 

     500 x 3,4 = 1700 

DẠNG 2:XÁC ĐỊNH SỐ PHÂN TỬ ADN VÀ CHUỖI POLINUCLEOTIT

a) Tính số phân tử ADN. 
Trong quá trình nhân đôi ADN ta có : 

1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2= 21 ADN con

1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo 4= 22 ADN con

1 ADN mẹ qua 3 đợt tự nhân đôi tạo 8= 23 ADN con

…………………………………………………..…..

1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo ra  2x ADN con

→Qua x đợt tự nhân đôi tổng số ADN con = 2x

Trong   2phân tử ADN có 1 phân tử ADN mẹ ban đầu nên số phân tử AND con được tạo ra là : 2x - 1

Chú ý : Trong số ADN con tạo ra có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ. Vì vậy số ADN con có cả 2 mạch có nguyên liệu hoàn toàn từ  nucleotit mới của môi trường nội bào.

 =>  Số ADN con có 2 mạch mới hoàn toàn = 2– 2.

Ví dụ 1:  Một phân tử ADN nhân đôi liên tiếp 3 lần . Số phân tử ADN con được tạo ra là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức số phân tử ADN con được tạo ra qua n lần nhân đôi là 2n

Số phân tử ADN con được tạo ra sau 3 lần nhân đôi => n = 3 => 23 = 8 (phân tử)

Ví dụ 2:  Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N 15 . Nếu chuyển những vi khuẩn này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn Ecoli sau 5 lần nhân đôi thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN  trong vùng nhân chỉ chứa N14 ?

Gợi ý : Khi chuyển vi khuẩn sang môi trường chỉ có N14,  các phân tử ADN trong vùng nhân chỉ chứa N14

⇔⇔ phân tử ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường . 

Hướng dẫn giải :

Số phân tử ADN con được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là

                          2= 32 phân tử

Số phân tử có nguyên liệu hoàn toàn mới sẽ là

                          32 - 2 = 30 phân tử

 Sau 5 lần nhân đôi trong môi trường có chứa N14 thì sẽ tạo ra 30 phân tử trong vùng nhân chỉ chứa N14

Ví dụ 3: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải :

Số mạch đơn mới  được tổng hợp từ một phân tử ADN là

112 : 8 = 14 mạch

Số phân tử AND mới được tổng hợp là 14 : 2 = 7

Ta có 7 + 1 = 8 = 23

=> Mỗi phân tử ADN nhân đôi 3 lần.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

b) Tính số chuỗi polinucleotit.

Mỗi một phân tử ADN gồm có hai chuỗi polipeptit .

Sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polipepetit được tạo ra là : 2 x 2x

Sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polipepetit có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tạo tổng hợp là  : 2 x (2x -1).

Ví dụ 4: Phân tử ADN ở vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N15  phóng xạ . Nếu chuyển E.coli này sang môi trường  chỉ có chứa N14  thì sau 5 lần tự sao.

a)      Tính số mạch polinucleotit được tạo ra sau 5 lần nhân đôi bao nhiêu ?

b)      Tính tỷ lệ các  tỷ lệ các mạch polinucleotit chứa N15 trong tổng số các mạch được tổng hợp trong các phân tử con là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải :

Sau 5 lần tự sao thì số mạch polinucleotit đưuọc tạo ra sau 5 lần nhân đôi là  2 × 2= 64 (mạch)

Khi chuyển các phân tử Ecoli này sang môi trường chỉ chứa N14 thì vẫn có 2 mạch gốc ban đầu chứa N15

=> Tỉ lệ các phân tử ADN chứa N15 trong các phân tử con là  2:64 = 132

DẠNG 3:TÍNH SỐ ĐOẠN MỒI VÀ SỐ ĐOẠN OKAZAKI XUẤT HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI .

Xét với một chạc chữ Y

Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okazaki

Mạch được tổng hợp  gián đoạn có:  số đoạn mồi = số đoạn okazaki

https://img.toanhoc247.com/picture/2015/0630/tai-ban.png

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên  số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là 

Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2

Ví dụ 1: Trên một đơn vị tái bản của ADN có 30 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải :

Một đơn vị tái bản có hai chạc chữ Y nên sẽ có 30 đoạn Okazaki và 2 mạch được tổng hợp liên tục 

Số đoạn mồi cần cung cấp cho đơn vị này tái bản là  30 + 2 = 32 đoạn mồi 

Ví dụ 2 : Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?

Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản 

Số đoạn mồi =  số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52 

Ví dụ 3:  Trên phân tử ADN có 5 điểm tái bản. Quá trình tái bản hình thành 80 đoạn okazaki .Xác định  số đoạn mồi được tổng hợp ?

Hướng dẫn giải :

Mỗi đoạn Okazaki cần có một đoạn mồi để khởi đầu, trong  quá trình tổng hợp mạch mới có 80  đoạn Okazaki => cần có 80 đoạn mồi

Trên mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch liên tục , mỗi mạch liên tục này cần có 1 đoạn mồi để tổng hợp mạch mới nên một đơn vị tái bản cần có 2 đoạn mồi để tổng hợp mạch lIên tục .

Tổng số các đoạn mồi cần thiết để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới của phân tử ADN đó là 

               80 + 2 x 5 = 90 đoạn mồi

DẠNG 4: XÁC ĐỊNH SỐ LIÊN KẾT HIDRO VÀ LIÊN KẾT HÓA TRỊ HÌNH THÀNH VÀ BỊ PHÁ HỦY

a) Tính số liên kết hiđrô

Số liên kết H trong một phân tử ADN là : 2A + 3G = 2 A + 2 G + G = N + G

Số liên kết H được hình thành trong lần nhân đôi thứ k là

https://img.toanhoc247.com/picture/2017/0626/2017-06-26-140157.png

II. VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI 

Ví dụ 1 : Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen.Tính số liên kết hidro bị phá vỡ và hình thành  khi gen nhân đôi 4 lần ?

Hướng dẫn giải :

Ta có G = X  và A = T nên ta có

%G – % A = 10% và %G +  % A = 50% => G = 30 % và A = 20%

Số nucleotit loại G trong gen đó là 0.30 x 3600 = 1080

Số liên kết H trong một mạch là : 3600 + 1080 = 4680

Số liên kết H bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là : 4680 x (2 - 1)   = 70200

Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần:  2 × 4680 × (2 - 1 )   = 140400

Ví dụ 2:  Một phân tử ADN  nhân thực  có 50  chu kì xoắn. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần Tính số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi .

Hướng dẫn giải

Số lượng nucleotit trong phân tử ADN là

50 x 20 = 1000 Nu

Số liên kết hoá trị trong phân tử ADN là

(1000 : 2 – 1 )× 2 = 1000 - 2 = 998 (liên kết)

Số liên kết hóa trị mới được hình thành sau 4 lần nhân đôi là :

998 × ( 2^4 – 1 ) = 14970 (liên kết)

DẠNG 5:TÍNH SỐ NUCLEOTIT MÔI TRƯỜNG CUNG CẤP CHO QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI

Để tổng hợp nên các phân tử mới ADN thì môi trường cần cung cấp nguyên liệu là các nucleotit tự do .

Phân tử ADN mới được tao ra có thành phần cấu tạo và số lượng các loại nucleotit giống với phân tử ADN ban đầu .

  • Khi gen nhân đôi một lần:

 N mt = N gen
mt = T mt = A gen = T gen
mt = X mt = G gen = X gen

  • Từ đó nếu phân tử ADN nhân đôi k lần thì sẽ có :

Nmt= N × (2k -1).

Amt= Tmt  = T × (2k -1)= A × (2k -1).

Gmt= Xmt  = G × (2k -1)= X × (2k -1).

Ví dụ 1 : Một gen có chiều dài là 5270A0. Gen nhân đôi 5 lần , số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen đó là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải :

Số nucleotit trong gen đó là:

(5270 : 3,4) x 2 = 3100 (Nu)

Số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen đó là:

3100 x (25 - 1) = 3100 x 31 = 96 100 (Nu)

Ví dụ 2:  Một phân tử ADN của vi khuẩn có chiều dài là 34. 106  Avà A chiếm 30% tổng số nucleotit . Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp hai lần . Tính số nucleotit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi ?

Hướng dẫn giải :

Số lượng nucleotit trong phân tử ADN là

N = (34. 106 :  3.4) x 2  = 2x 10 ( Nu )

A chiếm 30% , ta có  G + A = 50% => G = 20%

Số lượng G trong phân tử ADN là

 20% x 2x 107  = 0.2 x 2x 107  = 4 x 106

Số Nu loại G mà môi trường cung cấp cho hai lần  nhân đôi liên tiếp là

4 x 10 x (2- 1) = 12.106

Ví dụ 3: Một phân tử ADN có chiều dài 4080 và có A= 2G. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 5 lần . Tính số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là

Hướng dẫn giải :

Số nucleotit trong phân tử ADN đó là:

N = (4080 : 3,4) × 2 = 2400 (Nu)

Số Nucleotit loại G trong phân tử ADN đó là:

 2400 : 3 :2 =   400 (Nu)

Số nucleotit loại G môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là

400 × 2 × (25 - 1) =  24800  (Nu)

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 3: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 4: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1800     B. 2400     C. 3000    D. 2040

Câu 5: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 7: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã.

B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã.

D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 8: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

B. Khi môi trường không có lactôzơ.

C. Khi có hoặc không có lactôzơ.

D. Khi môi trường có lactôzơ.

Câu 9: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A

D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 10: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 11: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

Câu 12: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.

Câu 13: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:

A. 179.    B. 359.    C. 718.    D. 539.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở qúa trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân chuẩn?

A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn

B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.

C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.

D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 15: Phân tích thành phần hoá học của một axit nuclêic được cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là

A. ADN mạch kép.

B. ARN mạch kép.

C. ADN mạch đơn.

D. ARN mạch đơn.

Câu 16: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là

A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X

B. mất một cặp A - T

C. mất một cặp G - X

D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T

Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.

D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Câu 18: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có

A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.

B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.

C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.

D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.

Câu 19: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.

B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

C. ngay ở cơ thể mang đột biến.

D. khi ở trạng thái đồng hợp tử

Câu 20: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.

B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.

D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

Câu 21: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:

A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu.

B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.

C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.

D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.

Câu 22: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

Câu 23: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?

A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.

B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.

C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.

D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.

Câu 24: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng?

A. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3’→5’ trên phân tử mARN.

B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN.

Câu 25: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau :

(1): Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2): Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

(3): Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4): Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ – tARN ( : axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5): Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6): Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và .

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).

B. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).

C. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).

D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).

Câu 26: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không diễn ra trong nhân tế bào?

A. Nhân đôi nhiêm sắc thể.

B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

C. Tổng hợp ARN.

D. Nhân đôi ADN.

Câu 27: Alen B ở sinh vật nhân thực có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là

A. 3600.     B. 3599.     C. 3899.    D. 3601.

Câu 28: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là

A. 15%.    B. 20%.    C. 10%.     D. 25%

Câu 29: Trong quá trình dịch mã, axit amin tự do

A. được hoạt hoá thành dạng hoạt động nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN tạo nên phức hệ axit amin – tARN, quá trình diễn ra dưới tác dụng của enzim đặc hiệu.

B. trực tiếp đến ribôxôm để phục vụ cho việc dịch mã .

C. đến ribôxôm dưới dạng ATP hoạt hoá.

D. được gắn với tARN nhờ enzim đặc hiệu tạo thành phức hợp axit amin –tARN để phục vụ cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây là không đúng ?

A. Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí axit amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.

B. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.

C. Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.

D. Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.

Câu 31: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Đột biến thuộc dạng nào?

A. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.

B. Đảo vị trí 1 cặp nu.

C. Thêm 1 cặp A - T.

D. Mất 1 cặp A – T.

Câu 32: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đó là:

A. A = T = 600; G = X = 900.

B. A = T = 450; G = X = 1050.

C. A = T = 900; G = X = 600.

D. A = T =1050; G = X = 450.

Câu 33: Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômet và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là :

A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.

B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.

C. Mất một cặp A – T.

D. Thêm một cặp G – X.

Câu 34: Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 5100 . Gen B có số liên kết hiđrô là 3900, gen b có hiệu số giữa loại A với G là 20% số nu của gen. Do đột biến thể lệch bội tạo ra tế bào có kiểu gen Bbb. Số lượng nu mỗi loại trong kiểu gen sẽ là :

A. A = T= 1800; G = X = 2700

B. A = T= 1500; G = X = 3000.

C. A = T= 1650; G = X = 2850

D. A = T= 2700; G = X = 1800.

Câu 35: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến, chiều dài của gen giảm 10,2 và kém 7 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là :

A. A = T = 1080; G = X = 720.

B. A = T = 1432; G = X = 956.

C. A = T = 1074; G = X = 717.

D. A = T = 1440; G = X = 960.

Câu 36: Gen B có khối lượng phân tử bằng 450000 đvC và có 1900 liên kết hiđrô. Gen B bị thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen b, thành phần nuclêôtit từng loại của gen b là :

A. A = T = 348; G = X = 402.

B. A = T = 401; G = X = 349.

C. A = T = 349; G = X = 401.

D. A = T = 402; G = X = 348.

Câu 37: Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, còn loại G không đổi so với gen bình thường. Số liên kết hiđrô bị phá huỷ trong quá trình nhân đôi là

A. 11438 liên kết.

B. 11417 liên kết.

C. 11466 liên kết.

D. 11424 liên kết.

Câu 38: Một loại gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit thuộc loại ađênin. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X. Nếu sau đột biến gen tự nhân đôi một lần thì số liên kết hiđrô của gen bị phá vỡ là

A. 2341 liên kết.

B. 2343 liên kết.

C. 2342 liên kết.

D. 2340 liên kết.

Câu 39: Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực 6800 trong đó tỉ lệ các đoạn intron chiếm 1/4 chiều dài của gen, phân tử prôtêin được tổng hợp từ khuôn mẫu của gen đó có số axit amin là:

A. 496    B. 497    C. 498    D. 499

Câu 40: Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được phiên mã từ 1 gen có 3000 nuclêôtit tham gia dịch mã. Quá trình tổng hợp prôtêin có 5 ribôxôm cùng trượt qua 4 lần. Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu?

A. 9960.     B. 9980.    C. 9995.    D. 9996.

Câu 41: Phân tích thành phần nu của các axit nuclêic tách chiết từ 3 chủng virut, người ta thu được kết quả sau:

Chủng A: A = U = G = X = 25%

Chủng B: A = T = 25%; G = X = 25%.

Chủng C: A = G = 20%; X = U = 30%.

Loại axit nuclêic của chủng A, B, C lần lượt là.

A. axit ribônuclêic, axit đêôxiribônuclêic, axit ribônuclêic.

B. axit nuclêic.

C. axit đêôxinuclêic, axit ribônuclêic, axit ribônuclêic.

D. đều là ARN.

Câu 42: Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hiđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hiđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai ?

A. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.

B. Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187.

C. Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm.

D. Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558.

Câu 43: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.

B. mất một cặp G - X.

C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.

D. mất một cặp A - T.

Câu 44: Một gen có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là (G + X)/(A + T) = 1/7. Theo lí thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nu của gen là:

A. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%.

B. A = T = 35%; G = X = 15%.

C. A = T = 30%; G = X = 20%.

D. A = T = 43,75%; G = X = 6,25%.

Câu 45: Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch gốc của gen có tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là: 10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nu loại A, trên mỗi mARN có 5 ribôxôm dịch mã 1 lần. Số lượng ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là

A. 3600 nu và 1995 lượt tARN.

B. 3600 nu và 5985 lượt tARN.

C. 7200 nu và 5985 lượt tARN.

D. 1800 nu và 2985 lượt tARN.

Câu 46: Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra thì gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài như¬ng tỉ lệ các loại Nu khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Phân tử ADN có A chiếm 20%.

B. Phân tử ADN có A chiếm 40%.

C. Phân tử ADN có A chiếm 10%.

D. Phân tử ADN có A chiếm 30%.

Câu 47: Một phân tử ADN có chiều dài 0,408 micromet, trong đó có tích % giữa nuclêôtit loại A với một loại khác là 4% và số nuclêôtit loại A lớn hơn loại G. Số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN này là:

A. A = T = 720; G = X = 480.

B. A = T = 1192; G = X = 480.

C. A = T = 960; G = X = 240.

D. A = T = 1152 ; G = X = 48.

Câu 48: Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là:

A. 50.    B. 52.    C. 51.     D. 102.

Câu 49: Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu trúc chỉ hơn 10 lần là do

A. người chuyên hoá cao, cần nhiều gen điều hoà.

B. người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen.

C. người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen,vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít.

D. vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít

Câu 50: Nhiều nhóm sinh vật có gen phân mảnh gồm có exon và intron. Điều khẳng định nào sau đây về sự biểu hiện kiểu gen là đúng?

A. Trong quá trình hình thành mARN, các intron sẽ bị loại bỏ khỏi tiền mARN (mARN sơ khai).

B. Mỗi một bản sao của exon được tạo ra bởi một prômôter (vùng khởi động) riêng biệt.

C. Sự dịch mã của mỗi exon được bắt đầu từ bộ ba khởi đầu của từng exon.

D. Trong quá trình dịch mã, các ribôxôm nhảy qua vùng intron của mARN.

Đáp án

1

A

2

B

3

C

4

B

5

A

6

D

7

B

8

B

9

B

10

D

11

C

12

D

13

D

14

C

15

C

16

A

17

B

18

B

19

D

20

D

21

C

22

A

23

B

24

A

25

C

26

B

27

B

28

D

29

A

30

C

31

D

32

A

33

A

34

D

35

C

 

36

C

37

A

38

A

39

C

40

B

41

A

42

D

43

C

44

D

45

B

46

C

47

C

48

B

49

A

50

A

 



 


 

Bài viết gợi ý: