DÀN Ý

1. Những điểm chính cần phân tích:

- Thơ Nguyễn Đình Thi có bản sắc riêng, có những tìm tòi về hình ảnh và ngôn ngữ, giàu cảm xúc khi viết về đất nước trong chiến tranh.

- Đất nước là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết trong một thời gian dài (1948 – 1955), viết không liền mạch và được tổng hợp từ nhiều bài thơ khác nhau nhưng lại rất nhất quán về cảm xúc chủ đạo (được đưa vào tập thơ Người chiến sĩ, 1956).

- Phần đầu của bài thơ là cảm xúc của tác giả về mùa thu trong hoài niệm và trước mùa thu thực tại ở chiến khu Việt Bắc (hai mùa thu “Những ny thu đã xa” và “Mùa thu nay khác rồi”).

2. Mùa thu trong bài Đất ớc, thực ra vẫn chỉ là một mùa thu duy nhất của đất trời, mùa thu Hà Nội muôn đời vẫn thế, vẫn gió mùa thu mát rượi, vẫn trời trong xanh và thoảng đưa “hương cốm mới”. Tuy nhiên, mùa thu ấy lại được nhìn nhận ở hai thời điểm và hai hoàn cảnh, hai tâm trạng khác nhau. Chính vì thế có hai mùa thu rất khác nhau trong cảm nhận của nhà thơ.

3. Mùa thu xa là một mùa thu tuy vẫn đẹp, lá vàng rơi như nắng rực trên đường phố nhưng bao trùm lên vẫn là cảnh buồn. Gió mát mùa thu giờ đã “chớm lạnh”, cơn gió heo may “xao xác” những phố dài Hà Nội. Và hình ảnh “Người ra đi đầu không ngoảnh li” có gì đó âm thầm, kiên quyết nhưng cũng thật buồn bã xót xa. “Đầu không ngoảnh lại” nhưng lòng vẫn nhớ về Hà Nội, vẫn biết “Sau ng thềm nắng lá rơi đây”, tâm hồn con người trăn trở, bâng khuâng.

Nhà thơ đã chọn những nét tĩnh lặng, buồn và đẹp, đó là màu sắc thẩm mĩ và cảm hứng của Nguyễn Đình Thi về Hà Nội.

4. “Mùa thu nay khác rồi”. Đó là mùa thu chiến thắng, mùa thu vui, tràn đầy ánh sáng với những hình ảnh thiên nhiên tươi tắn, trong trẻo, rộn rã tiếng “nói cười thiết tha”.

Câu thơ ngắn, nhịp thơ ngắn, nhanh, rộn ràng với sự phối âm giàu giá trị biểu cảm, hình ảnh thiên nhiên được nhân hóa thể hiện một tâm trạng mới của con người trong khung cảnh của mùa thu kháng chiến: phấn khởi, tự hào, kiêu hãnh, tin tưởng vào tương lai với tư thế của người làm chủ đất nước.

5. Đặt hai mùa thu “xa” và “nay” bên cạnh nhau, tác giả đã làm nổi bật được tình cảm sâu nặng của mình đối với đất nước, quê hương. Mùa thu trước là mùa thu với cái nhìn của một con người buồn bã trước cảnh phải chia tay Hà Nội. Mùa thu “ta” ấy đã nói hộ lòng người.

“Mùa thu nay” là mùa thu giải phóng, lòng người trào dâng một niềm tự hào, một niềm sung sướng rạo rực đến vô bờ về đất nước quê hương. Mùa thu ấy cũng đã nói hộ tình cảm của nhà thơ đối với quê hương đất nước.

Bài viết gợi ý:

1. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Ôi những cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều, Những đêm dài hành quân nung nấu, Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu... "

2. Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi để làm nổi bật cảm hứng về đất nước của nhà thơ

3. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa (...) Những buổi ngày xưa vọng nói về"

4. Lập dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: 1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Trong đoạn 1, mùa thu Hà Nội được tái hiện như thế nào qua nỗi nhớ của nhà thơ? 3. Niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nước được biểu hiện như thế nào trong đoạn 2 của bài thơ. 4. Trong đoạn cuối, Nguyễn Đình Thi dùng hàng loạt hình ảnh diễn tả Việt Nam từ trong đau thương căm hờn đã vùng lên chiến đấu và chiến thắng. Theo em, hình ảnh nào có giá trị gợi cảm và có ý nghĩa sâu sắc đặc biệt.

5. Bình giảng đoạn thơ trích trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa... Những buổi ngày xưa vọng nói về"

6. Đôi mắt là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Anh (chị) hãy: 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 2. Phân tích nhân vật văn sĩ Hoàng, văn sĩ Độ để làm rõ cách nhìn và thái độ của từng nhân vật đối với quần chúng nhân dân và cuộc kháng chiến. 3. Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề “đôi mắt” đối với sáng tác văn chương.

7. Nếu Trăng sáng và Đời thừa được xem như là Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, thì Đôi mắt chính là Tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn sau Cách mạng. Hãy phân tích các truyện ngắn đó để nêu lên sự phát triển của tư tưởng nghệ thuật Nam Cao trong các Tuyên ngôn nghệ thuật nói trên.