Hướng dẫn

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ), bà cụ Tứ (Vợ nhặt), người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)

HÌnh ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn được ngợi ca trong thơ văn từ xưa đến nay với những nét đẹp vừa có điểm chung vừa mang nét riêng. Từ văn học dân gian thông qua hình ảnh con cò đến văn học trung đại “Truyện Kiều”, thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm”…đến những tác phẩm hiện đại như “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt”. “Chiếc thuyền ngoài xa”.

phân tích và chứng minh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua các nhân vật

Mị tràn đầy sức sống và tươi trẻ, Mị mang dáng vẻ của người con gái xuân thì vùng sơn cước. Tô Hoài không chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật mà chỉ thể hiện điều đó qua những chi tiết nhỏ “Mị đẹp, trẻ, thổi sáo giỏi” hay cách nói ví von “Bông hoa ban mới nở của núi rừng Tây Bắc”.

+ Hiếu thảo, thương cha mình nên chấp nhận cuộc sống vật vờ như xác chết mà không thể chết đi để giải thoát.

+ Yêu tự do: Mị khao khát được đi chơi xuân, được thổi sáo, Mị thả hồn trong tiếng sáo bay bổng.

+ Sức sống tiềm tàng – đây là vẻ đẹp tâm hồn quan trọng nhất và được tập trung thể hiện: phân tích hai chi tiết nổi bật là đêm tình mùa xuân và hành động cởi trói cho A Phủ.

Đêm tình mùa xuân: đây là lúc sức sống tiềm tàng của Mị bùng lên mạnh mẽ. Từ lâu khi bước chân vào nhà Thống lí Phá Tra và sống cuộc đời trâu ngựa, Mị đã chai sạn chẳng biết đến vui hay buồn, chẳng còn tha thiết cuộc sống. Thế mà cái đêm tình mùa xuân với tiếng sáo du dương thổi bùng lên ngọn lửa tha thiết sống. Hành động Mị uống rượu và muốn tìm về quá khứ là hành động Mị ý thức được bi kịch đời mình. Ý nghĩ muốn chết lần này cũng là biểu hiện của việc ý thức kiếp sống đọa đày của mình.

Đêm Mị cởi trói cho A Phủ: Từ ý nghĩ chuyển sang hành động, Mị nghĩ về bản thân mình và nghĩ đến A Phủ phải chịu tội đang chờ cái chết. Mị thương hoàn cảnh A Phủ, thương bản thân mình. Cái giây phút ngắn ngủi trong đêm ấy và quyết định nhanh chóng của MỊ cởi dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn đã làm thay đổi số phận của hai con người trong xã hội của cường quyền và thần quyền.

+ Thái độ của bà khi Tràng dẫn một người đàn bà lạ về nhà: ngạc nhiên – hiểu ra – vui lòng chấp nhận.

+ Suy nghĩ: lòng người mẹ nghèo vừa mừng vừa tủi lại thương cho các con không biết có qua được khó khăn này. Bà hiểu cảnh đời trớ trêu khiến con bà có được vợ dễ dàng nhưng lại tỏ ra thương yêu, thông cảm cho con dâu.

+ Hành động: Bà mẹ nghèo trong bữa cơm đạm bạc ngày cưới, chi tiết bà bưng lên nồi chè khoán; bà lo sửa sang quét dọn nhà cửa

+ Hướng các con đến ngày mai: Bà luôn suy nghĩ những điều tốt đẹp “không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”. Bà vẽ nên nhiều hướng đi tương lai cho cả gia đình; bà dọn dẹp, quét tước để mong điều mới mẻ đến cho cuộc đời.

+ Vẻ đẹp của người phụ nữ vị tha, độ lượng: Chị không kêu la, oán than hay căm ghét người đàn ông đã đánh mình. Chị không chạy trốn hay chống trả những trận đòn roi vì chị nghĩ cũng tại một phần lỗi của mình. Chỉ có chị mới thấu hiểu và thông cảm cho cái tính vũ phu của chồng chị.

+ Vẻ đẹp của một người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con: người đàn bà sẵn sàng chịu đánh chỉ xin được đánh xa tầm mắt của các con, sẵn sàng quỳ xuống xin con đừng đánh cha mình vì bà không muốn con mình chịu khổ, không muốn con mình hứng chịu những lỗi lầm của người lớn. Bà nói những người đàn bà trên thuyền sống vì con chứ không thể sống vì mình. Niềm hạnh phúc duy nhất của người mẹ này là nhìn con ăn no ngủ say.

+ Vẻ đẹp của người phụ nữ từng trải, sâu sắc và hiểu đời: Bà hiểu những điều bà gánh chịu từ người chồng vũ phu là do cuộc đời cơ cực đẩy ông ta trở nên hun hăng chứ bản chất không phải thế. Bà giúp cho Phùng và Đẩu nhận ta chân lí ở đời: con thuyền sẽ không thể chèo chống qua bão tố nếu không có người đàn ông. Chẳng những thế người phụ nữ này còn giúp Phùng có cái nhìn toàn cục về cuộc đời. Vốn dĩ cuộc đời thật không đẹp lung linh như con thuyền xa khơi kia.

Khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ qua ba tác phẩm và đánh giá chung về ngòi bút của nhà văn hiện đại.

Bài viết gợi ý: