CHƯƠNG 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

LỚP THÚ

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đa dạng của lớp Thú.

- Khoảng 4600 loài, 26 bộ, ở VN phát hiện được 275 loài

- Lớp thú đẻ trứng – bộ thú huyệt

-Đẻ con – con non yếu – bộ thú túi

-Con non bình thường – các bộ còn lại 

*Bộ thú huyệt, bộ thú túi:

-Bộ thú huyệt:

+Vừa sống ở nước ngọt, vừa ở cạn.

+ Có lông mao dày, không thấm nước.

+Chân có màng.

+ Đẻ trứng, chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa.

+Đại diện:  thú mỏ vịt, thú lông dím,...

- Bộ thú túi:

+ Đại diện: Kanguru 

+ Cao tới 2m

+ Mặt dài, răng dẹt và rộng để nhai cỏ

+ Tay ngắn

+Có chi sau khỏe

+ Đuôi dài, lông dày, túi được bọc lông.

+ Đẻ con, vú có tuyến sữa.

* Bộ dơi, bộ cá voi:

Bộ dơi:

- Ăn sâu bọ.

- Răng sắc nhọn.

-Chi trước biến đổi thành cánh da rộng.

-Chi sau yếu.

-Đuôi ngắn.

-Bay không rõ đường bay.

-Đẻ con.

Bộ cá voi:

-Thân thon, dài, cổ không phân biệt với thân.

-Chi trước biến đổi thành bơi chèo.

-Chi sau tiêu giảm.

-Lớp mỡ dưới da dày.

- Hàm không có răng, lấy thức ăn nhờ các tấm sừng ở miệng.

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa

*Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt:

Bộ ăn sâu bọ:

-Thích nghi chế độ ăn sâu bọ.

- Răng nhon, sắc để cắn nắt vỏ cứng sâu bọ

-Khứu giác phát triển.

-Mõm kéo dài tạo thành vòi.

-Đại diện: chuột chù, chuột chũi,…

Bộ gặm nhấm:

-Sống thành đàn, ăn thực vật.

-Thích nghi chế độ gặm nhấm thức ăn.

-Răng cửa lớn, sắc, thiếu răng nanh.

- Manh tràng phát triển.

- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím,…

Bộ ăn thịt:

-Thích nghi chế độ ăn thịt

- Răng cửa ngắn, sắc đẻ róc xương

- Răng nanh lớn, dài, nhọn đẻ xé mồi

- Răng hàm nhiều mấu dẹp, sắc để cắt mồi.

- Vuốt sắc, đệm thịt êm.

- Đại diện: mèo, hổ, báo,…

*Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng:

Các bộ móng guốc

- Thú móng guốc có số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối cùng có guốc bao bọc, chân cao, guốc hẹp để thích nghi chạy nhanh

-Chia làm ba bộ

+ Bộ guốc chẵn: số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại.

+ Bộ guốc lẻ: số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại.

+ Bộ voi: sống theo đàn, ăn thực vật, không nhai lại.

- Bộ linh trưởng

+ Đi bằng bàn chân

+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón

+ Ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.

+ Ăn tạp, sống theo đàn

+ Đại diện: -Khỉ, Vượn, Khỉ hình người

2. Thỏ

Đời sống:

- Sống ven rừng, trong các bụi rậm

- Ăn thực vật, gậm nhấm, kiếm ăn về chiều và đêm

- Thụ tinh trong,  đẻ con Có nhau thai nên gọi là hiện tượng thai sinh.

-Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.

- Động vật hằng nhiệt.

Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của thỏ giúp thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù

Di chuyển:

-Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng 2 chân.

-Thỏ chạy không dai sức.

-Thỏ chạy theo hình chữ Z với tốc độ tối đa là 74km/h

Cấu tạo trong:

a. Bộ xương:

- Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau để nâng đỡ, bảo vệ và giúp cơ thể vận động.

- Có 7 đốt sống cổ, xương sườn chỉ tập trung ở các đốt sống ngực.

b. Hệ cơ

- Cơ vận động cột sống phát triển.

- Cơ hoành: ngăn khoang bụng và khoang ngực đồng thời tham gia vào hoạt động hô hấp.

c. Tiêu hoá:

- Miệng " thực quản " dạ dày " ruột, manh tràng

- Tuyến gan, tuỵ

- Ăn thực vật kiểu gặm nhấm, manh tràng phát triển để tiêu hoá xenlulôzơ

d. Tuần hoàn: tim 4 ngăn hai vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

e. Hô hấp:

 - Khí quản, phế quản và phổi (có nhiều túi phổi nhỏ- làm tăng diện tích trao đổi khí).

- Sự thông khí được thức hiện nhờ sự co dãn của cơ liên sườn và cơ hoành.

f. Bài tiết: Thận sau – cấu tạo hoàn thiện nhất

Thần kinh và giác quan:

- Bộ não thỏ phát triển hơn hẳn các lớp động vật khác:

+ Đại não phát triển che lấp các phần khác.

+ Tiểu não lớn, nhiều nếp gấp " liên quan tới các cử động phức tạp.

B. Câu hỏi và bài tập

I. Phần tự luận

Câu 1Nêu đặc điểm chung của Thú?

Trả lời:

Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất:
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
- Là động vật hằng nhiệt

-  Bộ  răng  phân  hóa  3  loại:  răng  cửa,  răng  nanh,  răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi
-  Bộ  não  phát  triển  thể  hiện  rõ  ở  bán  cầu  não  và  tiểu não

Câu 2: Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?

Trả lời:
- Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.
- Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.

- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.
- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi 

sinh.

- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt 

động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi trường sống.

Câu 3: Nêu vai trò của lớp Thú?

Trả lời:
- Cung cấp thực phẩm: Trâu, bò, lợn,...
- Sức kéo: Trâu, bò, ngựa,...
- Cung cấp nguồn dược liệu quí: sừng, nhung của hươu, nai, mật gấu,...

- Làm đồ mĩ nghệ có giá trị: ngà voi, da, lông hổ, báo,...
- Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, khỉ,...
- Tiêu diệt ngặm nhấm có hại: chồn, cày,...

Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?

Trả lời:
- Chi trước biến đổi thành cánh da, màng cánh rộng, chân yếu.
- Lông mao thưa, mềm mại, đuôi ngắn.
- Cơ thể ngắn, thon nhỏ, hẹp.
Câu 5Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong 
nước?

Trả lời:

- Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn
- Có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ ngắn
- Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc

-  Chi  trước  biến  đổi  thành  vây  bơi  dạng bơi chèo
- Chi sau tiêu giảm
- Sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa

Câu 6: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

Trả lời:
- Bộ lông mao dày xốp → giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩm trong bụi rậm.
- Chi trước ngắn → đào hang, di chuyển.
- Chi sau dài khỏe → bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
- Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy → thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, 

thăm dò môi trường.
- Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía → định hướng âm thanh, phát 
hiện sớm kẻ thù.
- Mắt có mí, cử động được → giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi 
gai rậm.

Câu 7: Biện pháp bảo vệ lớp Thú?

Trả lời:

- Bảo vệ động vật hoang dã

- Xây dựng các khu bảo tồn động vật

- Tổ chức chăn nuôi những loài động vật có giá trị

      •  

Câu 8: So sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với vượn và khỉ?

Đại diện

Đặc điểm cấu tạo

Đời sống

Chai mông

Túi má

Đuôi

Khỉ

Lớn

Lớn

Dài

Sống theo đàn

Vượn

Nhỏ

Không có

Không có

Sống theo đàn

Khỉ hình người

Đười ươi

Không có

Không có

Không có

Sống đơn độc

Tinh tinh

Sống theo đàn

Gôrila

II. Phần trắc nghiệm

(Check đáp án ở cuối bài)

Câu 1: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi?

A. Tử cung.      B. Buồng trứng.      C. Âm đạo.      D. Nhau thai.

Câu 2: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp

A. thăm dò thức ăn.

B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.

c. đào hang và di chuyển.

D. thỏ giữ nhiệt tốt.

Câu 3: Hiện tượng thai sinh là

A. hiện tượng đẻ con có nhau thai.

B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.

C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.

D. hiện tượng đẻ con có dây rốn.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng?

A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.

B. Có chi sau và đuôi to khỏe.

C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.

D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

Câu 6: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

A. Manh tràng.      B. Kết tràng.      C. Tá tràng.      D. Hồi tràng.

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thỏ và chim bồ câu?

A. Thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.

B. Miệng có răng giúp nghiền nhỏ thức ăn.

C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

D. Đẻ con.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Hàm răng thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.

D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về thú mỏ vịt là sai?

A. Chân có màng bơi.

B. Mỏ dẹp.

C. Không có lông.

D. Con cái có tuyến sữa.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai?

A. Có đuôi.

B. Không có xương ngón tay.

C. Lông mao thưa, mềm mại.

D. Chi trước biến đổi thành cánh da.

Câu 11: Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén?

A. Thị giác.      B. Xúc giác.      C. Vị giác.      D. Thính giác.

Câu 12: Chi sau của dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì?

A. Tiêu biến hoàn toàn.      B. To và khỏe.

C. Nhỏ và yếu.      D. Biến đổi thành vây.

Câu 13: Thức ăn của cá voi xanh là gì?

A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.

B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.

C. Phân của các loài động vật thủy sinh.

D. Các loài sinh vật lớn.

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?

A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.

B. Các ngón chân không có vuốt.

C. Răng nanh lớn, dài, nhọn.

D. Thiếu răng cửa.

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?

A. Răng hàm có 3, 4 mấu nhọn.

B. Răng nanh lớn, dài, nhọn.

C. Răng cửa ngắn, sắc.

D. Các ngón chân có vuốt cong.

Câu 16: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ?

A. Chuột chù và chuột đồng.

B. Chuột chũi và chuột chù.

C. Chuột đồng và chuột chũi.

D. Sóc bụng xám và chuột nhảy.

Câu 17: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?

A. Chuột chũi      B. Chuột chù.

C. Mèo rừng.      D. Chuột đồng.

Câu 18: Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc lẻ?

A. Tê giác.         B. Trâu.         C. Cừu.         D. Lợn.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về vượn là sai?

A. Không có đuôi.

B. Sống thành bầy đàn.

C. Có chai mông nhỏ.

D. Có túi má lớn.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây về các đại diện của bộ Voi là đúng?

A. Ăn thực vật (có hiện tượng nhai lại).

B. Bàn chân năm ngón và có móng guốc.

C. Thường sống đơn độc.

D. Da mỏng, lông rậm rạp.

ĐÁP ÁN:

1D. 2B. 3A. 4B. 5B. 6A. 7C. 8D. 9C. 10B. 11D. 12C. 13A. 14C. 15A. 16B. 17D. 18A. 19D. 20B ./.

Còn tiếp!!!

Chúc các bạn học và thi tốt smiley

 

Bài viết gợi ý: