A. LÝ THUYẾT

I.Bảng tổng kết cấu trúc dân gian đã học

Thể loại

Tên truyện

Chi tiết tưởng tượng kì ảo

Nghệ thuật

Ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyền thuyết

Con Rổng cháu Tiên

ĐỌC THÊM

*Nguồn gốc và hình dạng của LLQ, Âu Cơ và việc sinh nở của Âu Cơ)

*Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo 

-Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh

*Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.

 

 

Bánh chưng bánh giầy

ĐỌC THÊM

 

*Lang Liêu được thần mách bảo: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”

 

*Sử dụng chi tiết tưởng tượng

-Lối kể chuyện theo trình tự thời gian.

 

*Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

 

Thánh Gióng

 

 

 

 

 

 

 

 

*Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường.

-Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận.

-Gióng bay về trời.

 

 

*Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng.

-Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà.

*Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.

 

 

 

 

 

 

Sơn Tinh, Thủy Tinh

 

 

 

 

 

*Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường

 

 

 

 

 

 

 

*Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh,Thủy Tinh với chi tiết tưởng tượng kì ảo.

-Tạo sự việc hấp dẫn (Sơn Tinh,Thủy Tinh cùng cầu hôn Mị Nương).

-Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động.

 

*Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các VH dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.

 

 

Sự tích Hồ Gươm

 

ĐỌC THÊM

* Rùa Vàng, gươm thần

 

*Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân  ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.

-Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, Rùa vàng) .

*Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dtân tộc ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cổ tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thạch Sanh

 

 

 

 

 

 

*TS là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ)

- Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình)

-Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo)

-Cung tên vàng

-Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo( công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho Thạch Sanh nên vợ chồng).

-Sử dụng những chi tiết thần kì.

-Kết thúc có hậu.

 

 

 

 

 

 

*Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Em bé thông minh

 

 

 

 

*Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố.

 

*Dùng câu đố để thử tài-tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước

 

*Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười.

 

 

 

 

 

 

 

Cây bút thần

(truyện cổ tích Trung Quốc)

* Mã Lương nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, Mã Lương vẽ vật trở nên thật.

 

 

 

 

 

*Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo.

-Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa.

-Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng.

 

*Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác.

-Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.

 

 

Ông lão đánh cá và con cá vàng.

 

ĐỌC THÊM

* Hình tượng cá vàng- là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam.

 

*Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường(hình tượng cá vàng).

-Kết cấu sự kiện vừa lặp lại  vừa tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế.

*Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

 

 

 

 

Truyện

 ngụ ngôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ếch ngồi đáy giếng

*Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý.

*Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

-Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.

-Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.

*Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quan kiêu ngạo.

 

Thầy bói xem voi

*Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý.

*Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:

+Lặp lại các sự việc.

+ Cách nói phóng đại.

+Dùng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo.

*Khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện.

 

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

ĐỌC THÊM

*Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý

*Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ(mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người).

*Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết,  gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.

 

 

 

 

 

 

Truyện cười

 

 

 

Treo biển

*Có yếu tố gây cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển).

*Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng.

-Sử dụng những yếu tố gây cười.

-Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hàng cất nốt cái biển.

*Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc.

 

 

Lợn cưới, áo mới

 

ĐỌC THÊM

*Có yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch).

*Tạo tình huống gây cười

-Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật.

-Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại.

*Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của-một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

 

Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết với cổ tích; giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười:

a. So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích:

* Giống nhau:

  • Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
  • Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính

* Khác nhau:

- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể .

- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.

b. So sánh ngụ ngôn với truyện cười:

* Giống nhau:

- Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.

* Khác nhau:

- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống .

- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

II. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt:

  Từ là gì?

     -Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

     - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, VD: Bàn, ghế, tủ, sách…

     - Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên, từ phức gồm có:

+ Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa, VD: Bàn ghế, bánh chưng, ăn ở, mệt mỏi…

+ Từ láy: Có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau, VD: ầm ầm, sạch sành sanh, trồng trọt,…

III. Từ mượn:

  1. Từ thuần việt: là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.

  2. Từ mượn:   (vay mượn hay từ ngoại lai) Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,…mà tiếng ta chưa có từ  thật thích hợp để biểu thị.

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán việt).

- Ngoài ra còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác Anh, Pháp,…

  3.Cách viết các từ mượn:

  +Đối với từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn thì viết như tiếng Việt:

  +Đối với từ mượn chưa được Việt hoá thì dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.(Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a…)

  4.Nguyên tắc mượn từ: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Giữ gìn bản sắc dân tộc.Không mược từ một cách tuỳ tiện.

IV. Nghĩa của từ:

  1. Nghĩa của từ :là nội dung mà từ biểu thị.

  2. Các giải thích nghĩa của từ: 2 cách.

      - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị, VD: Tập quán:  là thói quen của……….

      - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Ví dụ:  Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm;Nao núng: Lung lay, không  vững lòng tin ở mình nữa.

V. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

  1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí học…từ có một nghĩa); chân, mắt, mũi…từ có nhiều nghĩa)

  2. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

     - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

     - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút…), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,…), mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na…),đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,...)

VI. Lỗi dùng từ:

 1- Các lỗi dùng từ:

  + Lỗi lặp từ.

Ví dụ:

(1)    Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

            (2)   Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.(từ gạch chân là từ lặp nên loại bỏ để viết lại cho đúng)

  =>Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến.            

  + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

Ví dụ:

  1. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
  2. Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
  3. Tiếng Việt có khả năng tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
  4. Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
  5. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm đau không đi bệnh mà ở nhà cúng bái,…

Những từ gạch chân là từ lặp, nên thay bằng các từ sau: (1)tham quan, (2)mấp máy, (3)sinh động, (4)bàng quan,(5) hủ tục.

   + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Ví dụ:

(1) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

(2) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

(3) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

(4) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.

(5) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc.

Sử lại bằng những từ sau : (1) điểm yếu hoặc nhược điểm,(2) bầu hoặc chọn, (3)chứng kiến, (4) thành khẩn và nguỵ biện, (5) tinh tuý

VII. Từ loại và cụm từ.

 1.Danh từ:

   a.Danh từ là gì? : Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng,  khái niệm…

   b.Đặc điểm ngữ pháp của danh từ:

       -Khả năng kết hợp:Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,…và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.

       -Chức vụ ngữ pháp của danh từ:

           +Điển hình là làm chủ ngữ: Công nhân này// đang làm việc.  

           +Khi làm vị ngữ phải có từđi kèm :Tôi// là người Việt Nam.

 c. Các loại danh từ: Xem mô hình danh từ sau:

        +Danh từ đơn vị:nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật

        +Danh từ chỉ sự vật:dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…

        .Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật

        .Danh từ riêng:tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương

  2. Cụm danh từ:

  a.Khái niệm: :Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

  b.Đặc điểm của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia)   

  c.Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ

  3.Số từ và lượng từ:

  * Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

    -Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (ví dụ: hai con gà, ba học sinh…).

    -Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (ví dụ: Canh bốn canh năm vừa chợp mắt; Tôi // là con thứ nhất.)

Lưu ý: phân biệt số từ với danh từ đơn vị (số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ, trong khi đó danh từ đơn vị có thể trực tiết kết hợp được với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau)

Ví dụ: không thể nói: một đôi con trâu, mà có thế nói là:một đôi gà kia.

   * Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Lượng từ được chia thành hai nhóm:

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, tất thảy, cả,…

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, mỗi, mọi, từng, các,…

   *Phân biệt số từ và lượng từ:

- Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì…)

- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: Những, mấy, tất cả, dăm, vài…)

   4. Chỉ từ:

     * Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

     * Hoạt động của chỉ từ trong câu:

      + Làm phụ ngữ S2 ở sau trung tâm cụm danh từ (theo dõi chỉ từ “kia” ở mô hình cụm danh từ trên)

      + Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Ví dụ: Chỉ từ (đó) làm chủ ngữ và định vị sự vật trong không gian 

(Đó // là quê hương của tôi.)             

  C                     V

Ví dụ: Chỉ từ (ấy) làm trạng ngữ và định sự vật trong thời gian

(Năm ấy, tôi// vừa tròn ba tuổi.)                                                                                               

     TN      C              V

   5. Động từ:

      - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

      - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ.

      - Chức vụ ngữ pháp của động từ:

       + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ.

       + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy….

      -Động từ chia làm hai loại:

      +Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm)

      +Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đững, nằm, hát…) và động từ trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…)

B. ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6 CÓ ĐÁP ÁN

ĐỀ 1

Câu 1: (4,0 điểm)

a. Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa trong các câu thơ sau:

Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.

Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.

                                                                 (Khánh Chi, Biển)

b. Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt.

         -              Thương ai con mắt lá răm

                  Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.

                             (Ca dao)

         -           Cây này nhiều mắt quá.

Câu 2: (6,0 điểm) 

Sau đây là đoạn văn trích trong văn bản Cô Tô:

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

                                                                                      ( Nguyễn Tuân)

          Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nói về cái hay của đoạn trích trên.

Câu 3: (10,0 điểm)

          Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.

          Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.                

                                               ----------------------   Hết  --------------------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. Yêu cầu chung

Giám khảo cần:

- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.

- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...

II. Yêu cầu cụ thể

Câu

Nội dung cần đạt

Thang điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 1

 (4,0 điểm)

  a. -Xác định được các phép so sánh, nhân hóa.

+ So sánh: biển như người khổng lồ, biển như con trẻ

+ Nhân hóa: vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền, nóng nảy, quái dị, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.

- Tác dụng:

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.

+Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: Khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé, hiền lành, đáng yêu như trẻ con. Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã gợi rõ cụ thể màu sắc ánh sáng theo thời tiết, thời gian tạo nên bức tranh khác nhau về biển.

b. Chỉ ra được nghĩa gốc,nghĩa chuyển và giải nghĩa được từ mắt:

   - Mắt trong (con mắt lá răm): nghĩa gốc

       Nghĩa: là bộ phận trên khuôn mặt của người dùng để nhìn.

   - Mắt trong (mắt cây): nghĩa chuyển

      Nghĩa: chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.

1,0

0,5

    0,5

 

1,0

0,25

 

 

  0,75

 

 

 

   2,0

   1,0

 

   1,0

 

 

 

 

Câu 2

(6,0 điểm)

  a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản ngắn khoảng 1 trang giấy thi có bố cục ba phần, lời văn trong sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.

1,0

 b. Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau:

  - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát được nội dung đoạn văn: miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.

 - Chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả: biện pháp so sánh đặc sắc, sử dụng nhiều tính từ gợi tả, ngôn ngữ chính xác tinh tế.

  - Những đặc sắc nghệ thuật đã góp phần khắc họa rõ nét về bức tranh mặt trời mọc trên biển Cô Tô:

     + Khung cảnh rộng lớn, bao la với tất cả vẻ trong trẻo, tinh khôi của biển Cô Tô sau trận bão.

     + Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ .

     + Tình cảm của tác giả: yêu mến, gắn bó, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển đảo.

5,0

 

   1,0

 

   1,0

     

  

   3,0

 

 

 

 

 

 

Câu 3

(10,0 điểm)

  a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm....Có bố cục ba phần rõ ràng, trình bày mạch lạc, lời văn trong sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.

1,0

  b. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.

- Giới thiệu lí do của chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được tham quan vùng sông nước Cà Mau.

- Tập trung kể và tả các cảnh:

  + Vẻ đẹp chung của vùng sông nước Cà Mau.

  + Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của vùng  sông nước Cà Mau như: vẻ đẹp kênh rạch, sông ngòi, dòng sông Năm Căn...

  + Vẻ đẹp tấp nập, trù phú và độc đáo của cuộc sống con người ở tận cùng phía Nam Tổ quốc.

- Cảm xúc ấn tượng khi tạm biệt vùng sông nước Cà Mau.

9,0

 

 

 

  1,0

 

   

   1,0

     

   3,0

      

   3,0

  

   1,0

Lưu ý:  - Trân trọng những bài viết sáng tạo, cá tính của học sinh

       - Cần vận dụng linh hoạt biểu chấm. Nếu bài làm của học sinh không đảm bảo các ý theo hướng dẫn, kể lan man thì  không cho quá ½ số điểm.

ĐỀ 2

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ghi lại cảm xúc của em khi được tham dự kỳ khảo sát chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014-2015. (không ghi cụ thể tên học sinh, tên trường ).

Câu 2 (3,0 điểm):

Nhà thơ Minh Huệ từng nói: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy:

a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.

b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.

Câu 3 (5,0 điểm):

“Sau khi về đến nhà, ông lão sửng sốt, lâu đài, cung điện biến mất; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ.”

(Trích Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ngữ văn 6, tập một)

Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó.

------Hết-------

Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

 

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Hướng dẫn chấm chỉ gợi ý các ý chính, đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ

Câu

ý

Hướng dẫn chấm

Thang điểm

1

 

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

- Số lượng câu không vượt quá quy định (trên hoặc dưới 1, 2 câu có thể bỏ qua); Không ghi thông tin cụ thể người viết ( tên HS, tên trường...)

- Nội dung là những xúc cảm của bản thân khi được tham dự kỳ khảo sát chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014-2015;

- Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc và có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

* Tuỳ theo mức độ đạt được của đoạn văn mà giáo viên có thể định điểm sao cho phù hợp. Nếu không sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trừ 0.5 điểm

2,0

2

a

Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.        (1,0 điểm)

Yêu cầu học sinh ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa, ghi đúng mỗi câu 0,25 điểm: 

                        Lặng yên bên bếp lửa          (1)

Đốt lửa cho anh nằm           (2)

                        Ấm hơn ngọn lửa hồng        (3)

Bác nhìn ngọn lửa hồng      (4)

1,0

 

b

Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”.

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

3

 

* Yêu cầu về kĩ năng

 - Học sinh biết xây dựng một câu chuyện có bố cục đầy đủ, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí.

- Chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). Lời kể tự nhiên, sinh động.

* Yêu cầu về nội dung

- Phải tưởng tượng ra câu chuyện giữa hai vợ chồng ông lão đánh cá dựa trên tình huống đã cho ở đề bài.

- Đề bài tương đối tự do, tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của học sinh được phát huy, tuy nhiên học sinh phải biết xây dựng nhân vật, cốt truyện bám vào nội dung tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã được học.

 - Bài viết có thể có những sáng tạo riêng song cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:

 

 

a

Mở bài

 Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.

- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

0,5

 

b

Thân bài

 - Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão.

- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.

- Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.

- Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.

- Ông lão an ủi vợ.

- Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.

4,0

 

c

Kết bài

Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu; biết ơn những người đã giúp đỡ mình....

 

                                                                                       ĐỀ 3

    Câu 1 (4 điểm)

                 Ở đoạn đầu và đoạn cuối văn bản Vượt thác ( SGK Ngữ văn 6, tập 2) có hai

 hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho

 biết tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ở mỗi hình ảnh. Giá trị biểu đạt của từng

 trường hợp đó là gì?

  Câu 2: ( 4 điểm)

                  Đọc truyện cổ, ta thường bắt gặp các nhân vật ông bụt, cô tiên hoặc các vị thần... Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về các nhân vật thần tiên trong truyện cổ.

 Câu 3: (12 điểm).

             Trong giấc ngủ em thấy mình đang đứng trên đảo Cô Tô và được gặp

gỡ với chị Châu Hòa Mãn. Hãy kể và tả lại cuộc gặp gỡ đó.

                                ................................. HẾT...................................

                     HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

     I/ Hướng dẫn chung :

     1. Giám khảo cần nắm những nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

     2. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài làm sáng tạo. Coi trọng kĩ năng và năng lực tư duy.

    3. Tổng điểm toàn bài 20 điểm, chiết điểm đến 0,5 điểm

        II/ Hướng dẫn cụ thể :

 

CÂU

               

                                    YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG VÀ KIẾN THỨC

 

ĐIỂM

 

 

 

 

 

 

 

1

  • HS xác định  đúng hai hình ảnh và  phép tu từ:

+ Nhân hóa : Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn

 xuống nước

+ So sánh: Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như  những cụ già

vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước:    

     -   Giá trị biểu đạt của từng biện pháp:

+ Phép nhân hóa vừa thể hiện được dáng vẻ cổ kính, trang nghiêm của

hàng cây , vừa như dự báo trước về một khúc sông  dữ hiểm, vừa như

mách bảo, như lo lắng cho con người trước thử thách...

+ Phép so sánh được sử dụng khi con thuyền đã vượt qua thác dữ vừa

thể hiện sinh động, thích hợp thế giới tự nhiên vừa biểu hiện được

 tâm trạng háo hức, phấn chấn khi con người vượt qua thác ghềnh...

->Những hình ảnh đẹp thể  hiện tài quan sát, tưởng tượng và tâm hồn

 tinh tế của tác giả...

   2đ

 

 

 

 

    2đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

*  Về kĩ năng :

         Viết  đúng đoạn văn cảm nhận, diễn đạt  trong sáng, mạch

lạc. Không cho quá ½ số điểm đối với những bài vi phạm kỹ năng dựng đoạn

* Về kiến thức:

         Đoạn văn đảm bảo các ý  sau:

-  Là những nhân vật có nhiều phép màu...đại diện cho công bằng xã hội,

cho lẽ phải, họ đem lại hạnh phúc cho người nghèo khổ, bất hạnh và trừng

 trị những kẻ độc ác, xấu xa...

- Họ còn là nhân vật thể hiện mơ ước, khát khao hạnh phúc và niềm tin

 của nhân  dân...

- Thường xuất hiện với dáng vẻ khoan thai nhưng cũng có khi biến thành

 những hình dạng xấu xí để thử thách con người...

->Nhân vật siêu nhiên làm nên sức hấp dẫn và giá trị nhân văn cho truyện

cổ...

 

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Làm đúng kiểu bài kể chuyện tưởng tượng kết hợp với miêu tả sáng tạo.

- Bố cục hoàn chỉnh. Hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, có sử dụng lời thoại tự nhiên, sinh động gây được hứng thú...

* Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp

 ứng được những ý cơ bản sau:

Mở bài:

         Tưởng tượng tình huống gặp gỡ nhân vật một cách hợp lý, tự nhiên...

Thân bài :

+ Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng đảo Cô Tô ( do em quan sát hoặc qua lời giới thiệu của chị Châu Hòa Mãn) .

+ Miêu tả được chân dung của nhân vật chị Châu Hòa Mãn ...

+ Câu chuyện giữa em và nhân vật( tưởng tượng tự do song phải lấy cơ sở từ chủ đề văn bản và thể hiện được tính cách hoặc thái độ tình cảm của nhân vật đối với quê hương... )

+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật, về một vùng biển đảo xinh đẹp

 của đất nước.

 Kết bài: Ấn tượng sâu sắc nhất và những mong  muốn sau cuộc gặp ấy...

Lưu ý: Biểu điểm chỉ  mang tính chất gợi ý, giám khảo cần căn cứ vào bài

làm của học sinh để chiết điểm phù hợp

 

 

 

 2đ

 

 1đ

 

 0,5đ

 

 0,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 4

Câu 1: (5 điểm)

          “ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông  xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò  gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”

                                                                             (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

          Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

          1. Xác định các từ láy trong đoạn văn.

          2. Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.”

          3. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của phép tu từ ấy?

Câu 2: (6,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:

          " Sau trận  bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."

                                                                                         (Nguyễn Tuân, Cô Tô)         

Câu 3: (9 điểm)

          Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

          YÊU CẦU

ĐIỂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1

1. Xác định từ láy (xác định đúng mỗi từ cho 0,25 đ).

Các từ láy là: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm.

1,5

2. Xác định thành phần câu (xác định đúng mỗi thành phần cho 0,25 đ):

   Mấy hôm nọ,  trời mưa lớntrên những hồ ao quanh bãi trước mặt,

       TN              CN   VN                               TN

 nước dâng trắng mênh mông.

  CN               VN

Lưu ý: - Riêng thành phần trạng ngữ, học sinh có thể xác định là Thành phần phụ;

            - Nếu học sinh chỉ xác định đúng được Thành phần chính (không xác định được CN, VN)  Thành phần phụ thì cho 1/2  số điểm = 0.75 điểm.

1,5

3. Phép tu từ nhân hóa được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng?

- Phép tu từ được tạo ra bằng cách:

+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật: (cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc…) cãi cọ om sòm. Tôi (Dế Mèn) suy nghĩ việc đời

+ Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc…); anh (Cò); tôi (Dế Mèn).

- Tác dụng:

Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình

cảm suy nghĩ của con người, như con người.

2,0

1,0

 

 

0,5

 

0,5

 

1,0

 

 

 

 

 

 

Câu 2

Học sinh cảm nhận được: Đoạn văn là bức tranh sinh động về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ, dạt dào sức sống.

6,0

- Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được đặt trong một thời gian (sau trận bão) mở ra một không gian rộng lớn bao la và trong trẻo " Sau trận bão... hết mây, hết bụi."

 

 

2,0

- Với tài năng quan sát, liên tưởng nhạy cảm, tinh tế và tài năng sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả... , Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt hình ảnh so sánh, hoán dụ, nhân hoá... táo bạo, độc đáo, bất ngờ...làm hiện ra trước  mắt người đọc từng nét biến động, biến thái với màu sắc trong trẻo, rạng rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

 

 

3,0

Tóm lại: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên đẹp của một tâm hồn yêu mến cái đẹp, một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân.

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3

a. Mở bài:

   Giới thiệu chung về nhân vật tôi (Mùa Xuân) và sự việc (câu chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về).

   Ví dụ:

   Tôi là Mùa Xuân. Mọi người đều gọi tôi với cáí tên trìu mến “Mùa Xuân, Mùa Xuân ơi!”.

   Hôm nay, Mùa Xuân sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình về thiên nhiên, về con người nhé!    

 

1,0

 

 

 

0,5

 

 

0,5

b. Thân bài:   

   Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân.

   Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: mùa xuân, kể theo ngôi thứ nhất: xưng “tôi hoặc cũng có thể xưng là “Mùa Xuân”).

   Khi kể cần nêu được một số đặc trưng cơ bản, nổi bật của nhân vật “tôi” - (Mùa Xuân).

Sau đây là một số gợi ý:

    Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất trời:

 - Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên, đất trời giang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái “lành lạnh” như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại.

 - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân...

   Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người:

 - Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao nhiêu niềm vui, niểm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum họp sau một năm tất bật, bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.

 - Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn.

 - Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất

 - Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp.

Lưu ý:  Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau , những cách kể chuyện khác nhau ...nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.

 

7,0

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

1,5

 

 

1,5

4,0

 

 

1,0

 

 

1,0

 

 

1,0

 

1,0

 

c. Kết bài:

- Kể sự việc kết thúc:

Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất...

- Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người:

 Mọi người đều yêu mến Mùa Xuân đến nên Mùa Xuân càng bâng khuâng, lưu luyến mỗi khi tạm biệt các bạn. Mùa Xuân  sẽ trở lại cùng các bạn, ở mãi trong lòng các bạn...

1,0

 

 

0,5

 

 

0,5

  • Lưu ý chung: 

1.  Điểm thành phần ở tất cả các ý nhỏ đều có thể cho điểm lẻ đến 0,25

2. Điểm trừ (Áp dụng riêng đối với mỗi câu (câu 2 và 3):

 Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ trừ 0,5 điểm; Sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm.             

ĐỀ 5

Câu 1(3điểm):

Phân tích cái hay của khổ thơ sau :

“ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương”.

                                                   ( Dừa ơi –Lê Anh Xuân)

Câu 2(7điểm)

Để ủng hộ đồng bào miền Trung trong đợt lũ lụt lịch sử trong năm vừa qua,  

trường em đã tổ chức một buổi quyên góp, ủng hộ với chủ đề “Thương lắm miềnTrung ơi!”. Là người được chứng kiến và tham gia, em hãy kể lại buổi quyên góp, ủng hộ đó.-

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1

-Nội dung:  khổ thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo

+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng” -> phẩm chất anh dũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn. (0.75điểm)

+ Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” -> ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương. (0.75điểm)

+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ” –“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.(0.75điểm)

-

Yêu cầu: Viết dưới dạng đoạn văn, có mở -kết đoạn, ngôn từ chọn lọc, mạcvăn lưu loát,trôi chảy, không sai lỗichínhtả. Chữviết rõr, trìnhbàysạchsẽ, khoa học.(0.75điểm)

Câu 2:

-Giới thiệu sơ qua về nguyên nhân buổi quyên góp.

-Tiến trình buổi quyên góp:

+ Cô hiệu trưởng đọc diễn văn .Học sinh cần phải kể được một số chi tiết quan trọng của bài diễn văn,liên quan đến mụcđích,ý nghĩa của việc tổ chức buổi quyên góp.

+ Thầy  tổng phụ trách đội chiếu cảnh lũ lụt miền Trung ( hs chọn các hình ảnh để kể, hình ảnh nào khiến em xúc động nhất? Nêu được cảm xúc của em trước hình ảnh đó)

+ Phần ủng hộ quyên góp của thầy cô giáo, của các bạn học sinh ( Diễn đạt hình ảnh các thầy cô và các bạn khi ủng hộ quyên góp – nét mặt, cử chỉ, tâm trạng  thể hiện được tình cảm xúc động chia sẻ với những khó khăn , bất hạnh của các em nhỏ miền Trung khi bị thiên tai.)

+ Kết quả thu được của buổi quyên góp ( hs làm nổi bật được những bạn hs quyên góp dù là những vật rất nhỏ về vật chất : com pa, bút, cục tẩy...nhưng qua đó để thấy được tình cảm của hs, sự tương thân tương ái đã làm cho kết quả của buổi quyên góp có ý nghĩa) Cảm xúc của em  khi tham gia buổi ủng hộ

ĐỀ 6

Câu 1: (2 điểm ) Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này.

 Câu 2: (2 điểm ) Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” (Biển, Khánh Chi )

Câu 3: ( 6điểm ) Sân trường em trong một buổi sáng mùa xuân khi chưa vào lớp. –

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

 Câu1:  Đáp án Điểm - Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, lời văn trong sáng, không 0.25 mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Viết lại được những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng ( 0,5 điểm ) - “Người cha mái tóc bạc 1 Đốt lửa cho anh nằm” 0.5

  • “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” –
  • “ Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng”
  • - Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng: Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa 1,25
  • trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa,vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.

Câu 2. a. Xác định được các phép so sánh, nhân hóa

+ Nhân hóa: Biển vui, hát, buồn, suy nghĩ, mộng mơ, dịu hiền 0,25

+ So sánh: Biển như người khổng lồ, biển như trẻ con 2

b. Nêu được tác dụng

 + Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác 0,5 nhau 0,5

 + Biển như những con người cụ thể: khi thì to lớn hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như 0,5 con trẻ

 +Nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh, đoạn thơ đã gợi tả thật sinh động về các trạng thái của biển trong những thời khắc khác nhau tạo nên bức tranh sống động về biển

Câu3  -MB: Giới thiệu được đối tượng, hoàn cảnh miêu tả: Sân trường trong một buổi sáng mùa xuân0,5

* Bao quát không gian: 1,5

 - Trời xanh, áng mây trắng hồng

- Nắng xuân ấm áp chan hòa dịu dàng

- Gió xuân nhẹ nhàng tha thiết lướt trên lá cây ngọn cỏ

- Hương xuân thoang thoảng như mùi phấn thơm 3,25

 * Tả cụ thể sân trường mang những nét riêng trong mùa xuân

- Cây cối được hồi sinh đua nhau đâm chồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc

 + Trên những cành bàng, những mầm non xanh tươi mập mạp đua nhau bung ra

 + Cây phượng: khao khát uống từng dòng xuân của đất trời để khoe sắc rực rỡ trong mùa hè sắp tới

 + Cây đào: nụ hoa e ấp như muốn bung nở thắp lên sắc hồng đầu năm 0,25

 + Những khóm hoa…… khoe sắc trong nắng xuân. - Sân trường như trẻ lại: rộn rã tiếng cười nói, gương mặt rạng ngời, ánh mắt lấp lánh, nụ cười hồn nhiên….. Sức xuân phơi phới trong mỗi cô cậu học trò - Hương vị ngày Tết xôn xao trong những câu chuyện kể - Cảm xúc: thấy lòng vui phơi phới……

 KB: Có thể nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả

  • Hoặc kết theo thời gian: Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp, tiếng 0,5 trống mùa xuân rộn ràng náo nức hơn mọi khi.

C.BÀI TẬP TỰ LUYỆN

ĐỀ 1

 Câu 1: (3đ) Viết một đoạn văn nói lên ý nghĩa của cây đàn trong truyện Thạch Sanh.

Câu 2: (7đ) Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.

ĐỀ 2:

Câu 1. 4 điểm Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”

a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ?

b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 ?

Câu 2. 6 điểm “Tre xanh Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”

(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)

 Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 3. 10 điểm Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.

ĐỀ 3:

Câu 1( 5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ trong đoạn thơ sau:

 Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gờn gợn

 Hương bay gần bay xa…

(Rừng mơ ­ Trần Lê Văn )

 Câu 2( 3 điểm): Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn kết truyện “ Bức tranh của em gái tôi ” của nhà văn Tạ Duy Anh: “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy ”. ( SGK Ngữ Văn 6­ tập II )

Câu 3 ( 12 điểm): Văn bản “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng cho em thấy vẻ đẹp phong phú,hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa.

ĐỀ 4

Câu 1. (5 điểm) Em đã được học văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục). Qua việc đọc hiểu văn bản, hãy trả lời các câu hỏi sau:

 a) Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn của tác giả ?

 b) Qua thái độ với Dế Choắt, qua việc bày trò trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận và rút ra cho mình bài học gì ?

c) Từ bài học của Dế Mèn, em hãy nêu ngắn gọn cảm nhận, suy nghĩ của mình về lòng nhân ái, về tình cảm bạn bè của mỗi học sinh chúng ta hôm nay.

Câu 2. (3 điểm) “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Trích bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ) Em hãy nêu ý nghĩa của khổ thơ trên.

Câu 3. (12 điểm) Tủ sách của một bạn học sinh giỏi tự kể chuyện mình.       

ĐỀ 5:

Câu 1: ( 4,0 điểm)

Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau:

                                                 “ Anh đội viên mơ màng

                                            Như nằm trong giấc mộng

                                            Bóng Bác cao lồng lộng

                                            Ấm hơn ngọn lửa hồng”

                                                     ( Trích:Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ)

Câu 2: ( 6,0 điểm)

                              Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:

“ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm.  Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là…

       Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy…

                                                                                ( Trích: Quà tặng cuộc sống)

Câu 3: ( 10,0 điểm)

Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hoại.      

ĐỀ 6

     Câu 1. 4điểm:

         “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.    Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên. 

     Câu 2. 6 điểm:                      Làm được điều gì đó

          Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.

  • Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.
  • Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.
  • Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.

Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:

  • Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.

( Theo :Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

                    Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện trên.

 Câu 3:( 10 điểm )

Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.                                          

ĐỀ 7

 Câu 1. ( 4 điểm )

 Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sa

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

                                                                         (Trần Quốc Minh – Mẹ)

Câu 2: (6 điểm)

    Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

  • Xin ông dừng giận cháu !Cháu không có gì cho ông cả .

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :

  • Cháu ơi, cảm ơn cháu ! như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

Câu 3.( 10 điểm )

Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bẩy, phá hỏng.

ĐỀ 8

Câu 1: (4 điểm)

Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:

“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.

Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”

                                                                    (Khánh Chi, “Biển”)

Câu 2: (6 điểm)

Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.

Câu 3: (10 điểm)

Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.

ĐỀ 9

Câu 1: (4điểm)

          Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu viết:

 “ …Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng …

Lượm ơi, còn không?”

   Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 2: (6điểm)

         Đọc mẩu chuyện sau:
    “Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
   - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ? Con là...
Người thầy giáo già hốt hoảng:
   - Thưa ngài, ngài là...
   - Thưa thầy, với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào....”
   Bằng một bài văn ngắn hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.

Câu 3: (10 điểm)
      Trong  thiên  nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.

ĐỀ 10

Câu 1: ( 4,0 điểm )

    Tìm và phân tích tác dụng của  biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

                         (Trích  Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ, Ngữ văn 6 tập II)

Câu 2: ( 6,0 điểm )

BÀN TAY CÔ GIÁO

    Trong ngày Lễ Tạ Ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao.Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của mình sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản.

   Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.

   - Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta - một em nói.

   - Của một người nông dân- một em khác lên tiếng- bởi vì ông ta nuôi gà tây.

   Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi:

   - Đó là bàn tay cô! Thưa cô! Em thầm thì.

   Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là Lễ Tạ Ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.

                                                                      (Theo Hạt giống tâm hồn 1)

       Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện trên.

Câu 3: ( 10 điểm )

            Em hãy tả cảnh đẹp quê hương mình.

ĐỀ 11

Câu 1: (4 điểm)

     Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

                  “Anh đội viên mơ màng

                    Như nằm trong giấc mộng

                    Bóng Bác cao lồng lộng

                   Ấm hơn ngọn lửa hồng”.

(Trích “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ - Ngữ văn 6, tập II)

Câu 2: (6 điểm )

                                 Câu chuyện : Cậu bé và cây si già

     Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn  trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì  nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Câu có cái tên mới đẹp làm sao!

- Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói!

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

-  Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

-   Đau lắm cháu chịu thôi!

-  Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

                                                                     ( Theo Trần Hồng Thắng )

  Em hãy viết một bài văn ngắn về bài học rút ra từ câu chuyện đó.

Câu 3 (10 điêm )

     Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến xuân về.

ĐỀ 12

Câu 1. (4 điểm)

Trong bài Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ văn 6 tập 2) Minh Huệ có viết khổ thơ sau:

                                                            Anh đội viên nhìn Bác

                                                            Càng nhìn lại càng thương

                                                            Người cha mái tóc bạc

                                                            Đốt lửa cho anh nằm

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 2: ( 6 điểm ) Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn: "Tôi ghét người". Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.

                             (Phỏng theo Những hạt  giống tâm hồn )

Câu 3 (10đ)    Hãy tả cánh đồng lúa chín vàng trên quê hương em.

ĐỀ 13

Câu 1: (4 điểm ).

          Chỉ ra vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ:                                                                                  “Anh đội viên nhìn Bác

                                                Càng nhìn lại càng thương

                                                Người Cha mái tóc bạc

                                                        Đốt lửa cho anh nằm ”

                                 (Trích “Đêm nay Bác không ngủ”, Minh Huệ, Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 2: ( 6 điểm )

BÀN TAY CÔ GIÁO

    Một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao.Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của mình sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản.

   Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.

   - Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta - một em nói.

   - Của một người nông dân - một em khác lên tiếng - bởi vì ông ta nuôi gà tây.

   Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi:

   - Đó là bàn tay cô! Thưa cô! Em thầm thì.

   Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ lòng biết ơn dành cho mọi người không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.

                                                                                          (Theo Hạt giống tâm hồn 1)

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện trên.

Câu 3: (10 điểm)

          Bướm và Ong gặp nhau trong một vườn hoa và cùng nhau trò chuyện về cách  sống của mình. Em hãy kể lại cuộc đối thoại đó theo trí tưởng tượng của em.

        -------------------------------Hết---------------------------------

  

Bài viết gợi ý: