Câu 1.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi
mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng,
muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các
ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.”
(Ngữ Văn 6 - Tập 2)
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Đoạn văn sử dụng ngôi kể nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?
c) Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn?
d) Xác định chủ ngữ, vị ngữ cho câu: “Đôi càng tôi mẫm bóng”.
e) Nhân vật “tôi” trong đoạn văn cũng như trong văn bản là ai? Bài học đầu tiên của
nhân vật đó là gì? Từ đó, giúp em rút ra bài học gì cho bản thân về cách cư xử với
bạn bè?
Câu 2. Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý.
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
|
4.0 |
a |
- Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên“ – Trích từ: Dế Mèn phiêu lưu kí. - Tác giả: Tô Hoài |
0,25 0,25 |
b |
- Ngôi kể: thứ nhất. - Dấu hiệu: người kể xưng “tôi“ |
0,25 0,25 |
c |
- Biện pháp nhân hóa: Dế Mèn xưng “tôi“, dùng các từ để kể, tả vốn được dùng cho con người: ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, thanh niên, cường tráng. Làm cho hình ảnh chú Dế như một chàng thanh niên mới lớn, khỏe mạnh. - Biện pháp so sánh: ...y như những nhát dao vừa lia qua. Gợi tả tính chất sắc bén của những chiếc vuốt khi Dế Mèn dùng nó đạp vào các ngọn cỏ. |
0,5
0,5 |
d |
- Chủ ngữ: Đôi càng tôi - Vị ngữ: mẫm bóng |
0,5
|
e |
- Nhân vật tôi: Dế Mèn. - Bài học đầu tiên: không nên hung hăng, hóng hách coi thường và gây họa cho người khác. - Bài học cho bản thân về cách cư xử với bạn bè: yêu thương, tôn trọng, đoàn kết. |
0,25 0,5
0,75 |
Câu 2 |
Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý. |
6.0 |
|
1. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo cấu trúc một bài văn miêu tả. - Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Biết kết hợp giữa miêu tả với tự sự, biểu cảm 2. Xác định đúng đối tượng miêu tả: người thân em yêu quý. 3. Những nội dung cơ bản: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng nội dung phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Dẫn dắt, giới thiệu về người thân và ấn tượng, tình cảm chung về người thân đó. - Miêu tả chi tiết: + Tuổi tác, nghề nghiệp. + Ngoại hình: hình dáng, nước da, mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay, dáng đi... + Trang phục. + Tính tình, sở thích. + Quan hệ với mọi người. + Tình cảm dành cho em - Tình cảm của em dành cho người thân đó. - Lời hứa của em. |
0,5
0,25 4,75
0,5
3,0
0,75 0,5 |
|
4. Sáng tạo: - Sáng tạo: có cách miêu tả sáng tạo, kết hợp với tự sự, biểu cảm, phép so sánh, liệt kê... |
0,25 |
|
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. |
0,25 |