SOẠN BÀI :

LỜI VĂN , ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

 

I. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 

         (1 ) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con  một người  chồng thật xứng đáng.

         (2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu hỏi :

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?( cách dùng câu văn vơi stuwf là , từ có , câu văn kể ngôi thứ ba : Người ta gọi chàng là …. )

 

Trả lời:

 

       Câu văn sử dụng để giới thiệu nhân vật là :

            +“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu”. Câu văn giới thiệu về Hùng Vương vừa giới thiệu về con gái Ông – Mị Nương

            +  ‘Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng’ Câu văn nói lên tình cảm của “Vua cha” giành cho cô con gái của mình vừa nói về tâm nguyện khi chọn chồng cho con

  • Qua cách giới thiệu đó . Ta có thể thấy Mị Nương là 1 cô con gái xinh đẹp , hiền dịu , nết na ,.. hội tụ tất cả vẻ đẹp và xứng đáng được 1 tấm chồng tài giỏi và yêu thương cô hết lòng

Đoạn 2 :

            “Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ” Câu 1 dùng để giới thiệu chung , câu thứ 2 để giói thiệu 1 người “có tài lạ”

 

2. Lời văn kể sự việc  :

  Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       (3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu hỏi :

                     Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

 

Trả lời:

      -   Đoạn văn (3) đã dùng những từ để tả hành động của nhân vật là

+ Thuỷ Tinh:

                          +“Đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo +Sơn Tinh”.

                           + “Hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng”...

-   Các hành động được kể theo +1 thứ tự trước – sau

                                                    +nguyên nhân - kết quả

                                                     + thời gian.

-  Lời kể trùng điệp (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...) gây được ấn tượng cho người đọc và có tác dụng thể hiện rõ cuộc tấn công khốc liệt của Thần nước  nhanh chóng và khủng khiếp , đáng sợ => Tạo dấu ấn trong tâm trí người đọc

 

3. Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

 

a.Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào, gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?

b)   Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

-   Đoạn 1: Vua Hùng kén rể   Vua cha yêu thương con gái-Mị Nương  và luôn mong muốn tìm được 1 chàng rể xứng đáng và yêu thương con gái mình hết mực -  -Đoạn 2: Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn Cùng 1 hôm 2 chàng trai tài giỏi đều đến cầu hôn

-   Đoạn 3: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng dùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

 

Trả lời:

 

a)   Ý chính của mỗi đoạn văn và câu biểu đạt ý chính:

+  Người ta gọi đó là câu chủ đề vì : nó làm nổi bật được ý chính của đoạn văn . Giup người đọc nắm bắt được nội dung chính ngay từ khi đọc câu chủ đề .

 

Lưu ý :

Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc . Khi kể người thì có thể giới thiệu tên , họ , lai lich , quan hệ , tính tình , tài năng , ý nghĩa của  nhân vật . Khi kể việc thì kể các hành động , việc làm , kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại .

Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính , diễn đạt thành 1 câu người ta gọi là câu chủ đề . các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó , hoặc giải thích cho ý chính , làm ch ý chính nổi lên .

 

II. LUYỆN TẬP ;

 

  1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế

 (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Câu hỏi :

     Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào?

 

Trả lời:

Đoạn a:

   Ý chính của đoạn thể hiện ở câu ''Cậu chăn bò rất giỏi'' ý chính fdos được thể hiện qua những ý phụ sau :

-   ‘Chăn suốt ngày từ sáng đến tối’.

-   ‘Dù nắng mưa như thế nào, bò đều được ăn no căng bụng’

Đoạn b :

  Ý chính là : 2 cô chị thì đọc ác , ghẻ lạnh với Sọ dừa . Còn cô Ut thì xinh đpẹ lại có tấm lòng thương người yêu mến Sọ dừa .

   Ýchính trên được dẫn dắt, giải thích từ câu văn : "Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả", nghĩa là do thiếu người, con gái phú ông cũng phải làm việc đưa cơm cho Sọ Dừa.

Đoạn c:

Ý chính của đoạn: Tính cô Dần còn trẻ con lắm. Các câu sau nói rõ cái tính trẻ con ấy biểu hiện như thế nào.

 

2. Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lẽn lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

 

Trả lời:

-   Câu a sai, câu b đúng.

-  Câu a sai vì không đảm bảo sự mạch lạc (lộn xộn): không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng.

-   Câu b đúng vì đúng mạch lạc.

 

3. Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

 

Trả lời:

- Thánh Gióng là một anh hùng oai phong , có sức mạnh phi thường là 1 người kiên cường bất khuất , dũng cảm đánh tan lũ giặc

- Lạc Long Quân, chồng bà Âu Cơ, từng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh giúp dân an cư lạc nghiệp , có 1 cuộc sống ấm no , hạnh phúc

- Thời Trần có danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh mang 1 tấm lòng nhân đạo luôn yêu thương giúp đỡ người dân nghèo đói bệnh tật.

 

4. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết gặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

 

Trả lời:

     Thánh Gióng sinh ra với 1 hoàn cảnh và hình dạng lạ thương nhưng đó lại chính là 1 con người phi thương oai phong lẫm liệt và hùng dũng. Người tráng sĩ ấy khoác lên mình chiếc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa – 1 tư thế làm chủ cuôc chiến đấu . Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc, giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre cạnh đường quật vào giặc. Cuối cùng lũ giặc đã bị đánh tan , đem lại sự hòa bình cho nhân dân ta .

Bài viết gợi ý: