Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre...

Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

(Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu)

1.Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

2. Nhà Bác qua bước chân “anh” và “em” hiện lên như thế nào?

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn thơ trên.

4.Ngoài hình ảnh thơ trên, em đã được học hoặc được nghe bài thơ nào về Bác Hồ? Hãy trích dẫn một câu thơ về hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Đáp án:

1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ thất ngôn ( thơ 7 chữ).

2. Nhà Bác hiện lên qua bước chân “anh” và “em” thật gần gũi, giản dị với hình ảnh quả xoài, bưởi, dừa, hoa trắng, nắng đu đưa, hồ nước, cá, hoa râm bụt, rau, và ngôi nhà đơn sơ với góc vườn mộc mạc.

3. HS chỉ ra một trong số những biện pháp tu từ sau:

-Liệt kê: “có hồ nước lặng……măng tre”

Tác dụng: gợi ra những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc trong “cõi Bác xưa”

-Điệp cách quãng : từ “có”

Tác dụng: tạo nhịp điệu cho lời thơ, gây ấn tượng về những hình ảnh gần gũi đấy, quen thuộc đấy nhưng cũng làm nổi bật hình ảnh một con người: vừa mộc mạc , vừa giản dị.

4. HS có thể lựa chọn các hình ảnh thơ liên quan đến đề tài: Bác Hồ

Ví dụ như:

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Hay:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bài viết gợi ý: