Đề thi thử kì thi THPT Quốc gia 2017
Môn Ngữ văn. thời gian làm bài 120 phút
Phần đọc hiểu tích hợp Nghị luận xã hội
PHẦN ĐỌC- HIỂU
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lới các câu hỏi:
1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu.
(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.
( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…
( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều-
Báo điện tử Dân Trí, 13/12/2015)
Câu 1 (0,5 điểm) : Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 (1,0 điểm ): Dựa vào văn bản, anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ.
Câu 3 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?
Câu 4 1,0 điểm): Theo anh/ chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác?
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1(2 điểm): Hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về chứng ái kỷ của con người trong xã hội hiện đại.
Đáp án :
Phần I. Đọc – hiểu:
– Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí/ báo chí
– Câu 2: + Phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi
+ Dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa
– Câu 3: Trẻ mắc bệnh “Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều
– Câu 4: Những hậu quả nghiêm trọng khác của bệnh tự yêu bản thân:
+ Tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn
+ Thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh
+ Sống thu mình vào thế giới ảo, không có niềm tin vào người khác
+ Có những hành động dại dột như tự tử…..
Phần II. Làm văn
Câu 1:

  • Học sinh viết được một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) theo một trong các mô hình cấu tạo như: Diễn dịch; Quy nạp; Song hành; Móc xích; Tổng- Phân- Hợp.
  • Về hình thức: Chữ đầu tiên của đoạn viết hoa, lùi đầu dòng. Các câu trong đoạn đảm bảo có sự gắn kết chặt chẽ; được trình bày liên tục, không ngắt xuống dòng khi chưa hết đoạn. Đoạn văn thường gồm: câu mở đoạn, các câu thân đoạn, câu kết đoạn.
  • – Về nội dung: Các câu trong đoạn văn cần thể hiện tập trung những suy nghĩ của người viết về: Chứng ái kỷ của con người trong xã hội hiện đại
    Một số định hướng:

  • Chứng ái kỷ( bệnh tự yêu bản thân mình): một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Tâm lý tự yêu bản thân, ảo tưởng về bản thân là một căn bệnh nguy hiểm với con người
  • – Biểu biện của chứng ái kỷ: sống thu mình vào thế giới ảo tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn; thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh; có những hành động dại dột như tự tử…..

  • Chứng ái kỷ có thể xuất phát từ tâm lý thích hưởng thụ, tự phụ vào bản thân…
  • Hậu quả: Nó là chứng bệnh đe dọa, thủ tiêu những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của con người như : lòng nhân ái, tinh thần vị tha…
  • Cần đẩy mạnh tuyên truyền về lối sống tốt đẹp. Quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống; giúp đỡ những người ái kỷ hòa nhập với cộng đồng.
  • Xem thêm bộ đề đọc hiểu soạn theo cấu trúc mới:
    Bộ đề Nghị luận xã hội và đoạn văn mẫu NLXH 200 chữ:

    Bài viết gợi ý: