Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

(Theo Internet, Đỗ Trung Quân)
Câu 5. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu thơ trong bài thơ có thể có những cách ngắt nhịp nào? (0,5 điểm)

Câu 6
. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh, chị hãy nhận xét về quan niệm học của tác giả thể hiện trong bài thơ. Trả lời trong khoảng 5– 7 dòng. (0,25 điểm)
Đáp án :
Câu 5. Bài thơ trên viết theo thể thơ 5 chữ.
Câu thơ 5 chữ thường được ngắt nhịp theo hai cách: 2/3 hoặc 3/2.
– Điểm 0,5: Trả lời đúng hai ý trên.
– Điểm 0,25: Trả lời đúng một ý.
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Phương thức biểu cảm/biểu cảm
– Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong hai cách trên.
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là:
+ Nhân hóa (Tôi học lời chim chóc/Đang nói về bình minh)
+ Điệp cấu trúc câu (Tôi học …..Tôi học lời…….)
– Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên
– Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 8. Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về việc học. Với Đỗ Trung Quân, học không phải chỉ là ở trường, lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm – khám phá – lĩnh hội từ những điều bình dị trong cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, con người luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn. Cuộc sống chính là một trường học lớn giúp ta trải ngiệm mỗi ngày để thêm yêu đời và sống tốt đẹp hơn.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp…).
Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.
– Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét theo hướng trên; hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết phục.
– Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết phục
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý
+ Không có câu trả lời
Xem thêm : Bộ đề đọc hiểu môn văn

Bài viết gợi ý: