Đề nghị luận xã hội : Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau :
Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời.
Hướng dẫn cách làm:
Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề , trích dẫn câu nói :Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời.
Thân bài :

  1. Giải thích ý kiến

– Giàu sang : Giàu là sự sở hữu các vật chất, tài sản có giá trị. Người giàu sang là người có nhiều tài sản quý, có tiền tài và danh vọng ,được nhiều người trong xã hội kính trọng, trái với giàu sang là nghèo hèn
– Văn hóa: Một khái niệm rộng bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống, từ khoa học cho đến nghệ thuật, từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ, giao tiếp ứng xử,… của con người.
– Khái niệm văn hóa trong câu nói của Vũ Khiêu bàn đến văn hóa của một người. Bằng những mệnh đề tương phản: giàu sang – có văn hóa; ba năm – chục năm, cả cuộc đời, nhà văn hóa Vũ Khiêu muốn khẳng định sự dày công trong việc dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện để một con người trở nên có văn hóa.
2. Bàn luận về ý nghĩa câu nói
– Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng đắn và xác đáng
– Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm: Với một con người, việc tạo lập một sản nghiệp, một cuộc sống đủ đầy có thể chỉ mất một thời gian ngắn. Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có thể khiến họ nhanh chóng trở thành người giàu có.
– Để trở thành một người có văn hóa, có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời:
+ Để hình thành nền tảng văn hóa tri thức, con người cần rèn luyện, tích lũy trong khoảng thời gian hàng chục năm khi ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt cả cuộc đời, Học, học nữa, học mãi (Lênin).
+ Mỗi người phải mất cả cuộc đời để hoàn thiện những giá trị văn hóa tinh thần: Đó là vẻ đẹp tâm hồn với các giá trị đạo đức như: tình yêu thương, nhân ái, lòng vị tha, khoan dung, sự sẻ chia, đồng cảm; lòng yêu nước, ý thức dân tộc, cộng đồng; thái độ trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ; văn hóa giao tiếp ứng xử giữa người với người trong cuộc sống…
– Văn hóa tri thức và đạo đức nhân cách của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những người có trình độ văn hóa cao thường là những nhân cách đáng trọng. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp bởi trên thực tế, nhiều người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể có những suy nghĩ ấu trĩ, vẫn có thể mắc những sai lầm trong giao tiếp ứng xử. Vì vậy song song với việc bồi đắp tri thức văn hóa, con người ta còn phải học làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống.
Phản đề : Phê phán những người thiếu văn hóa hoặc có suy nghĩ lệch lạc trong văn hóa ứng xử, giao tiếp hàng ngày…
3.Bài học nhận thức và hành động
– Việc rèn luyện để trở thành con người có văn hóa là quan trọng, cần thiết, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì
– Để đào luyện một con người có văn hóa cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên yếu tố quyết định là ở mỗi người, ở việc trau dồi ý thức làm người.
Kết bài: liên hệ thực tế, bản thân,…

Bài viết gợi ý: