Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa câu chuyện:
Bí quyết bóc lạc (đậu phộng)
Có một ông lão tuổi tác đã cao, muốn nhường quyền quản lí gia đình cho con trai. Nhưng ông có tới hai người con trai, biét nhường cho đứa nào đây?
Một buổi tối, ông gọi hai người con trai lại và nói: “Ở đây có hai túi lạc, các con mang đi bóc vỏ, xem bên trong có phải toàn là lạc đỏ không. Ai bóc xong sớm, lại đưa ra được đáp án chính xác, người ấy sẽ xứng đáng trở thành người quản lí gia đình sau này .
Người anh cả vừa về đến phòng đã lao vào bóc vỏ ngay, không làm lỡ mất một giây phút nào với niềm tin mình sẽ chiến thắng. Người em trai vừa đi vừa nghĩ: “Rốt cuộc, bố muốn có đáp án gì nhỉ? Chắc chắn không phải là bóc từng củ lạc ra, nếu vậy, mình với anh cả phải thi cái gì? Anh cả làm gì cũng nhanh hơn mình nên phải nghĩ cách mới được”.
Thời gian trôi đi rất nhanh. Người anh cả đã thức trắng một đêm để hoàn thành công việc. Còn người em thì đã lên giường ngủ từ sớm rồi.
Sáng hôm sau, khi người anh đến gặp bố thì người em đã có mặt ở đó. Điều kì lạ là người em mang theo một túi lạc chưa bóc vỏ. Ông bố nói: “Con út đến trước nên được quyền nói trước”. Người em liền nói: “Tất cả lạc trong túi đều có vỏ đỏ”, Người anh tức tối gắt lên: “Em còn chưa bóc hết, làm sao biết được?”. Người em đáp:
– Em không bóc toàn bộ nhưng em đã phân loại chúng ra: loại mập, loại lép, loại to, loại nhỏ, loại sạch, loại đã bị đen, loại có một nhân, loại có hai nhân, loại có ba nhân, … Sau đó, em chọn lấy đại diện của từng nhóm rồi bóc ra, kết quả là đều màu đỏ. Vì vậy, em kết luận được rằng, tất cả lạc trong túi đều có vỏ đỏ.
Người bố vui vẻ gật đầu và tuyên bố người em sẽ quản lí gia đình sau này.
(Phỏng theo câu chuyện hay nhất NXB Văn học, 2014)
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về phương pháp làm việc? Liên hệ với việc học tập của em hiện nay.
Yêu cầu vê kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục; cần làm rõ được các ý chính sau:
a) Nêu vấn đề nghị luận: Dẫn dắt, giới thiệu và nêu được vấn đề.
b) Giải thích ý nghĩa câu chuyện: Trước khi làm việc, nhất là những việc khó khăn, cần động não suy nghĩ để tìm ra phương pháp tốt nhất, khoa học nhất, nhằm đạt kết quả nhanh, ít tốn công sức
c) Bàn luận
– Trước một công việc, sự lo lắng, tập trung công sức để giải quyêt nó (như người anh trong câu chuyện) là đáng trân trọng. Nhưng không phải công việc nào cũng phải dựa vào sức lực, tốn kém thời gian mới thực hiện được. Nghĩ ra cách, tìm ra phương pháp tối ưu để đạt được hiệu quả một cách nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác, khoa học là biểu hiện của lối làm việc ở những người có đầu óc, có bản lĩnh và sự tự tin.
– Trong thực tế, vẫn còn không ít người tỏ ra máy móc, thụ động trong xử lí công việc. Đứng trước khó khãn, họ chưa tỏ rõ được bản lĩnh trí tuệ của mình, phần lớn vẫn đựa vào sức mạnh cơ bắp và triết lí “cần cù bù thồng minh” để làm việc. Đó là những quan niệm cần chấn chỉnh.
– Câu chuyện là một bài học lớn về cách thức xử lí công việc. Một sự việc chắc chắn có nhiều cách giải quyết nhưng sẽ có một giải pháp tối ưu. Mỗi người cần biết lựa chọn giải pháp phù hợp với bản thân để thực thi có hiệu quả.
d) Liên hệ vói việc học tập của bản thân.
Thí sinh liên hệ với phương pháp học tập của bản thân: phương pháp đó dù khoa học hay chưa khoa học đều được chấp nhận nhưng phải chân thành, tránh gượng ép, giả tạo.
e) Bài học nhận thức và hành động
– Trí tuệ, phương pháp khoa học mới là điều quan trọng. Một người thất thế (em út, làm gì cũng chậm hơn anh) nhưng nhờ có trí tuệ, sự thông minh nên được đảnh giá cao hơn.
– Luôn có ý thức động não để tìm ra cách thức xử lí công việc, học tập nhanh và hiệu quả.
Xem thêm :
Cách làm Đề nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện
Bộ đề Nghị luận xã hội hay