Đề bài :
Trong lời Tựa tập Thơ thơ của Xuân Diệu, nhà thơ Thế Lữ viết: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loàì người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”.
Nhưng ở Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh lại viết về Xuân Diệu như sau: “Người đã tới giữa chúng ta với một ỵ phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy:.
Bằng sự hiểu biết về tác gia Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên.
Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết văn nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bàỉ.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, biết phân tích tác phẩm để củng cố cho lập luận của mình.
Yêu cầu cụ thể
a. Nêu được vấn đề cần nghị luận
b. Giải thích
– Ý kiến của Thế Lữ: Khẳng định tinh thần nhập thế, gắn bó với cuộc đời của Xuân Diệu. Vị trí đỉnh cao, huy hoàng của Xuân Diệu có gốc rễ sâu xa từ tấm lòng “quyến luyến cõi đời” của nhà thơ. Thơ Xuân Diệu là tiếng nói của niềm khát khao giao cảm với đời, với cuộc sống.
– Ý kiến của Hoài Thanh: Nhấn mạnh đến những cách tân mới mẻ, táo bạo của Xuân Diệu đến mức gây ngỡ ngàng, lạ lẫm với người tiếp nhận đương thời.
c. Bàn luận
* Thơ Xuân Diệu là tiếng nói của niềm khát khao giao cảm với đời, với cuộc sống:
– Xuân Diệu lấy thơ làm nhịp cầu để nối tâm hồn sôi nổi, đắm say của mình với những tâm hồn bè bạn, làm nên một thứ “Tình mai sau” không biên giới.
– Khẳng định, đề cao cái “tôi” cả nhân một cách chói lọi, huy hoàng. Thể hiện thái độ sống ham hố, vội vàng, cuống quít, nồng say.
– Với cách nhìn đời trẻ trung, mới mẻ, Xuân Diệu đã phát hiện, xây dựng nên một thiên đường ngay trên mặt đất với bao điều đáng yêu, đáng sống.
– Đối với Xuân Diệu, cuộc đời đẹp nhất, vui nhất là mùa xuân và tuồi trẻ. Trong tâm hồn ông bao giờ cũng là mùa xuân, tuổi xuân ‘Tình không tuổi và xuân không ngày tháng”.
– Là tâm hồn khát khao giao cảm với đời, tất nhiên Xuân Diệu phải là “ông hoàng của thơ tình”, vì tình yêu là niềm giao cảm mãnh liệt, trọn vẹn nhất của con người. Thơ tình Xuân Diệu đã diễn tả được mọi sắc thái, cung bậc của tình yêu, một tình yêu đích thực đòi hỏi sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác.
(Thí sinh giỏi có thể đặt Xuân Diệu vào bối cảnh thơ mới để so sánh. Trong khi các nhà thơ mới thường có một “tháp ngà” để thoát li, trốn tránh cuộc đời thì Xuân Diệu “đã không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đời” (Thế Lữ, Tựa tập Thơ thơ).
* Những cách tân mới mẻ, táo bạo của Xuân Diệu:
– Khả năng sáng tạo hình ảnh táo bạo, mới mẻ, độc đáo.
– Cách đặt câu theo lối vắt dòng, ảnh hưởng từ thơ ca Pháp.
– Phát huy cao độ ý thức về quan hệ tương giao giữa các giác quan để cảm thụ thế giới. Từ đó, có khả năng diễn tả những biến thái tinh vi của thiên nhiên và tâm hồn con người.
(Thí sỉnh phân tích dẫn chứng để minh họa cho các ý trên).
Lưu ý: Trong thực tế, những cách tân của Xuân Diệu thể hiện ở hai phương diện: nội dung và hình thức. Tuy nhiên, theo cách diễn đạt của Hoài Thanh thì nghiêng về phương diện hình thức hơn (y phục tối tân, hình thức phương xa).
* Đánh giá
– Cả hai ý kiến đều là sự đánh giá chính xác, tinh tế về thơ Xuân Diệu. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh về phương diện nội dung tình cảm, cảm xúc trong thơ Xuân Diệu; ý kiến thứ hai nhấn mạnh về những cách tân mới mẻ, táo bạo của Xuân Diệu về phương diện hình thức. Cả hai ý kiến không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau để hình thành cách nhìn nhận, đánh giá đúng về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
– Cả hai ý kiến đều có tác dụng định hướng cho người đọc tìm hiểu, nghiên cứu về thơ Xuân Diệu.
Xem thêm : Bộ đề thi học sinh giỏi môn Văn