Đề 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5-7-5 âm (chỉ có 7, 8 chữ Nhật). Mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng“quý ngữ” (từ chỉ mùa). Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Hai-cư thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hoá. Những hiện tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi hương…đều có sự tương giao và chuyển hoá lẫn nhau, trong một quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư có những nét rất riêng, rất cao và tinh tế: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng,…Về ngôn ngữ, hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật. Như một bức tranh thuỷ mạc, hai-cư thường chỉ dùng những nét trấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chứa rất nhiều khoảng chống cho chí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết,…thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.

( Thơ Hai cư của Ba Sô, Tr155, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản ?

2/ Mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định. Vậy tứ thơ là gì ?

3/ Như một bức tranh thuỷ mạc, hai-cư thường chỉ dùng những nét trấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chứa rất nhiều khoảng chống cho chí tưởng tượng của người đọc.

Xác định lỗi sai và cách sửa cho đúng câu văn trên.

4/ Văn hoá Nhật Bản gồm những nghệ thuật nào ?

Trả lời:

1/ Nội dung chính của văn bản : Giới thiệu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ hai-cư Nhật Bản.

2/ Tứ thơ là sáng tạo ra một hình ảnh thơ để dẫn dắt người đọc đi vào sự thật của tâm hồn. Trong tứ thơ bao gồm cả không gian, thời gian, tình huống, mạch suy nghĩ, cảm xúc. Trong bài thơ, có tứ của toàn bài, có tứ của đoạn thơ.

3/ Lỗi sai và cách sửa :

-Sai chính tả : thuỷ mạc ; trấm phá ;khoảng chống ;chí tưởng tượng

Cách sửa : thuỷ mặc ; chấm phá ;khoảng trống ;trí tưởng tượng

  • Sai dùng từ : chứa rất nhiều khoảng
  • Cách sửa : chừa rất nhiều khoảng

    4/ Văn hoá Nhật Bản gồm những nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết, thơ hai-cư …

    Đề 2:

    1/Đất khách mười mùa sương
    Về thăm quê ngoảnh lại
    Edo là cố hương

    2/Chim đỗ quyên hót
    ở Kinh đô
    mà nhớ Kinh đô.

    3/Lệ trào nóng hổi
    tan trên tay tóc mẹ
    làn sương thu.
    ( Thơ Hai cư của Ba Sô, Tr156, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

    Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

    1/ Xác định Quý ngữ ( từ chỉ mùa) trong 3 bài thơ trên ?

    2/ Tình cảm gắn bó thiêng liêng của nhà thơ với những nơi mình đã sống thể hiện qua bài thơ 1 và 2 như thế nào ?

    3/ Bài thơ thứ 3 cho thấy tính cách Ba –sô như thế nào trong vai trò một người con ?

    4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lòng hiếu thảo trong cuộc sống hôm nay.

    Trả lời:

    1/ Quý ngữ ( từ chỉ mùa) trong 3 bài thơ trên :

    Bài 1 : mùa sương ( mùa thu)

    Bài 2 : chim đỗ quyên ( mùa hè)

    Bài 3 : sương thu ( mùa thu)

    2/ Tình cảm gắn bó thiêng liêng của nhà thơ với những nơi mình đã sống thể hiện qua bài thơ 1 và 2 :

    -Bài 1 : cho thấy tình cảm gắn bó của Ba-sô với cả hai miền đất, một bên là nơi chôn nhau cắt rốn, một bên là Ê-đô, nơi ông đã sống mười năm trời. Nhớ quê, về thăm quê, Ba sô lại nhớ Ê đô, thấy Ê đô cũng trở thành cố hương thân thiết của mình ;

    -Bài 2 : Thời trẻ, Ba sô ở kinh đô Ki ô tô, sau này ông lên Ê đô, cũng là kinh đô ( Tô-ki-ô). Khi trở lại kinh đô cũ, nghe tiếng đỗ quyên hót, Ba sô chạnh lòng nhớ đến Ê đô. Đây cũng là tình cảm gắn bó với cả hai miền đất, cho dù đó không phải là nơi ông được sinh ra.

    3/ Bài thơ thứ 3 cho thấy tính cách Ba –sô trong vai trò một người con : Ông là người con có hiếu. Điều này thể hiện rất rõ trong niềm tiếc thương vô hạn của thi nhân với người mẹ đã quá cố của mình. Cầm trên tay di vật của mẹ mà lệ trào nóng hổi.

    4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

    -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

    -Nội dung: Từ tấm lòng hiếu thảo của Ba-sô, thí sinh bày tỏ suy nghĩa chân thành về lòng hiếu thảo trong cuộc sống hôm nay. Lòng hiếu thảo là gì ? Ý nghĩa của lòng hiếu thảo ? Phê phán những đứa con bất hiếu. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

    Bài viết gợi ý: