MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

LỚP 10MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

  1. MỤC TIÊU KIỂM TRA
  2. Kiến thức:

– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong bài kiểm tra chất lượng học kỳ I, môn Ngữ Văn 10, tập 1.

– Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

– Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ HS theo các chuẩn sau:

Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao các đơn vị kiến thức:

+ Phần đọc – hiểu

+ Kiến thức văn học: Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKI.

  1. Kĩ năng: Kỹ năng đọc – hiểu, kỹ năng tạo lập văn bản.
  2. Thái độ:

– Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.

– Giáo dục kĩ năng sống.

+ Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.

+ Tự nhận thức xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.

HÌNH THỨC KIỂM TRA

– Hình thức: Tự luận

– Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài trên lớp trong thời gian 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

– Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu kiểm tra.

Nội dungMức độ cần đạtTổng số
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao

I. Đọc hiểu

– Phong cách ngôn ngữ.

– Biện pháp tu từ

– Nội dung văn bản.

– Trình bày quan điểm của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1,0 điểm

10%

1

1,0 điểm

10%

1

1 điểm

10%

Số câu: 4

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ 30%

II. Tạo lập văn bản. Viết 01 bài văn NLVH
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 7,0

70%

Tổng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1,0 điểm

10%

1

1,0 điểm

10%

1

1,0 điểm

10%

1

7.0 điểm

70%

5 câu

10 điểm

100%

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

LỚP 10MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I (3,0 điểm): Đọc – hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

19.5.1970

Được thư Mẹ…Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Câu 1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Câu mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5 điểm)

Câu 3. “Lí tưởng” mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc? (1,0 điểm).

Phần II (7,0 điểm): Làm văn

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Từ nội dung của bài thơ, hãy trình bày suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

………………………… Hết……………………….

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ ILỚP 10MÔN: NGỮ VĂN

PhầnCâu/ÝNội dungĐiểm
I

3.0 điểm

Đọc – hiểu
1Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt0,5
2Biện pháp tu từ so sánh.0,5

3

Lí tưởng mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến là lí tưởng hi sinh tuổi xuân lên đường chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.1,0

4

Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân, trong đó đảm bảo một số ý sau:

– Họ đã hi sinh tuổi xanh, đời trẻ vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc.

– Thế hệ sau nể phục và biết ơn với các thế hệ đã quên mình hi sinh để có Tổ quốc, cuộc đời hôm nay

1,0
II

7,0 điểm

Làm văn
Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
a. Yêu cầu kĩ năng:

Bài làm đủ bố cục 3 phần, diễn đạt sáng rõ, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

0,5
b. Yêu cầu về kiến thức:

Xác định được vấn đề nghị luận chính xác, đảm bảo được các yêu cầu sau:

0,5
1Giới thiệu tác giả, tác phẩm0.5
Phạm Ngũ Lão (1255-1320)

+ Người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên. Được ngợi ca là người “Văn võ toàn tài”.

+ Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông; có địa vị cao ở đời Trần.

Tỏ Lòng:

+ Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng chống giặc Nguyên-Mông.

+ Miêu tả khí phách và hoài bão lớn lao của vị tướng tài đời Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

2Cảm nhận bài thơ ( 4.0 điểm)
Hai câu đầu:
Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. 0,75
Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng.0,75
Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A”.0,5
Hai câu sau:
Khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.1,0
Nỗi thẹn thể hiện nhân cách lớn lao của tác giả.1,0
Nghệ thuật:

– Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.

– Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.

0.5
3Suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.1.0

Lưu ý:

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản.

Bài viết gợi ý: