CHỦ ĐỀ : “VĂN BẢN NGHỊ LUẬN” – NGỮ VĂN 12
- XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
– Hoàn thiện kiến thức về các dạng bài nghị luận trong nhà trường phổ thông (Nghị luận xã hội):
+ Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí; cách triển khai bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống; cách triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
– Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận.
– Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận:
+ Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
+ Tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.
– Giới thiệu nội dung bài mới Biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận.
– Biết vận dụng những kiến thức trên để đọc – hiểu văn bản nghị luận.
* Từ đó, học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghị luận.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các vấn đề nghị luận.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
+ Năng lực đọc – hiểu các văn bản nghị luận.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề nghị luận.
- BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: “VĂN BẢN NGHỊ LUẬN” THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||
– Nhận diện kiểu bài (nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống). | – Hiểu cách thức triển khai bài văn nghị luận (về một tư tưởng đạo lí; về một hiện tượng đời sống). | – Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận (về một tư tưởng đạo lí; về một hiện tượng đời sống). | – Huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận (về một tư tưởng đạo lí; về một hiện tượng đời sống). |
– Nhận diện vấn đề nghị luận (về một tư tưởng đạo lí; về một hiện tượng đời sống). | – Hiểu nội dung của nhận định, ý kiến, hiện tượng được nêu. – Giải thích nội dung của nhận định, ý kiến, hiện tượng được nêu. | – Phân tích các biểu hiện, tác dụng … của vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí. – Phân tích các mặt đúng- sai, lợi – hại; chỉ ra nguyên nhân, kết quả … của vấn đề nghị luận về hiện tượng đời sống. | – Bàn luận, mở rộng vấn đề. – Bác bỏ những biểu hiện sai lệch; nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động. bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. |
– Nhận biết các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt. | – Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biêu đạt trong bài văn nghị luận | – Vận dụng phối hợp các thao tác nghị luận; các phương thức biêu đạt làm sáng tỏ vấn đề. – Minh hoạ vấn đề nghị luận bằng các dẫn chứng tiêu biểu trong lịch sử, văn học đặc biệt trong đời sống xã hội. | |
Câu hỏi định lượng/ định tính Câu hỏi mở: – Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn gọn. – Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài. | Bài tập: Bài tập nghị luận xã hội (bài viết): – Bài viết trình bày suy nghĩ về vấn đề … Bài tập thuyết minh, thuyết trình: – Bài trình bày miệng (trao đổi, thảo luận…) về vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội |
III. CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HOẠ
Vấn đề: Ô nhiễm môi trường – trách nhiệm của toàn xã hội
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Thấp | Cao | ||
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay như thế nào? 2. Ở các thành phố chất thải công nghiệp và động cơ xe ô tô, xe máy các loại làm chết các dòng sông và vẩn đục bầu khí quyển như thế nào? 3. Nguyên nhân của thực trạng ấy? 4. Những hậu quả cụ thể mà con người phải gánh chịu? 5. Những giải pháp cải thiện môi trường? | 1. Anh chị suy nghĩ gì về những cánh rừng đang bị tàn phá và những con sông đang trở thành những con sông chết? 2. Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Anh chị hãy bày tỏ hiểu biết của mình trong một bài văn nghị luận có độ dài 400 từ? 3. Môi trường sống có còn được sống? 4. Anh chị có nhận xét gì về thái độ với môi trường của những cư dân nơi anh chi sinh sống? 5. Bản thân anh/ chị đã từng có thái độ ứng xử thế nào với môi trường? Thái độ và định hướng hành động của anh chị để bảo vệ môi trường ra sao? |
- MA TRẬN ĐỀ
mức độ chủ đề | nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | cộng |
làm văn ( NLXH) | Vận dụng hiểu biết thực tiễn và kỹ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn NLXH về 1 hiện tượng đời sống | Vận dụng hiểu biết thực tiễn và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài NLXH về hiện tượng đời sống | |||
Tổng số câu TS điểm Tỷ lệ | 1 4,0 40% | 1 6,0 60% | 2 10,0 100% |
ĐỀ KIỂM TRA
(Thời gian làm bài : 90′)
Câu 1: Anh/ chị viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về đại dịch Ebola đang diễn biến phức tạp tại Châu Phi.
Câu 2: Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Anh chị hãy viết văn bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
- HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 1 (4.0 đ) | a. Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách làm bài đoạn văn nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. – Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, đảm bảo yêu cầu về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp | |
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: | ||
– Giới thiệu khái quát về tình hình dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Ebola nói riêng. | 0,5 | |
– Thực trạng dịch bệnh Ebola đang diễn biến phức tạp hiện nay + Các nước châu Phi: . Nhiều bệnh nhân tử vong, nhiều bệnh nhân mắc mới ( số liệu) . Lây lan nhanh chóng đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. . Chưa có Vắc xin phòng bệnh, công việc điều trị gặp nhiều khó khăn + Với các nước khác (châu Mĩ): . Bệnh dịch đã xuất hiện ở một số trường hợp đi từ vùng dịch bệnh về, tình trạng lây nhiễm vẫn diễn biến phức tạp.( d/c) | 1,5 | |
– Nguyên nhân dịch bệnh: + Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng). + Cán bộ y tế rất có nguy cơ nhiễm vi rút Ebola khi chăm sóc bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh này nếu không áp dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp. | 1,0 | |
– Biện pháp phòng tránh dịch bệnh: + Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh. + Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành Nếu bạn nghi ngờ một ai đó nhiễm vi rút Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế. Nếu bạn có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc vi rút Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy PPE sau khi sử dụng. + Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh. + Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn. + Kiểm soát dịch bệnh này là công việc của mỗi cá nhân, mọi cơ quan tổ chức, của cả cộng đồng | 1,0 | |
Lưu ý: HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề | ||
Câu 2 ( 6,0 đ) | a. Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. – Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, đảm bảo yêu cầu về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp | |
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: | ||
– Vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. | 0,5 | |
– Thực trạng: + Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. (Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải,…. ) + Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. (d/c) + Môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. (d/c) | 2,0 | |
– Nguyên nhân + Sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình + Sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn | 1,5 | |
– Biện pháp: + Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. + Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã.. + Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. + Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển… + Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! | 2,0 |