Đề bài :
Văn học Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã sáng tạo nên hình tượng đẹp về Đất nước, nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người VN vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại.
Bằng hiểu biết của anh (chị) về đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về điểm giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư tưởng Đất Nước Nhân Dân.
Gợi ý:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình tượng đẹp về Đất nước, nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người VN vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về điểm giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư tưởng Đất Nước Nhân Dân.
+ Cảm nhận về hình tượng nhân dân, Đất Nước trong đoạn trích “Đất Nước” của NKĐ
– Hình tượng nhân dân vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa mang đậm nét mới của thời đại: Nhân dân với những phẩm chất truyền thống: cần cù làm lụng, yêu nước, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ Quốc; nhân dân nghĩa tình, say đắm, thủy chung trong tình yêu…Nhân dân anh hùng trong chiến đấu, anh hùng lao động, anh hùng văn hóa. Nhân dân mang đậm nét mới của thời đại: chủ nhân thực sự của Đất Nước, là người làm nên đất nước, hóa thân để làm nên “dáng hình xứ sở”, làm nên truyền thống, văn hóa của đất nước muôn đời.
– Hình tượng đất nước: Đó là Đất nước gần gũi, thân thương được cảm nhận từ những điều bình dị, gắn bó thân thiết với cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình. Đó là một đất nước giàu có, trù phú, đẹp đẽ với những cảnh quan kì thú từ Bắc vào Nam; một đất nước có bề dày lịch sử, văn hóa…Đất nước ấy không định “tại thiên thư”, đất nước ấy không phải của “vua”. Đất nước ấy là do nhân dân làm nên. Nhân dân qua các thế hệ bằng tâm hồn, số phận, bằng tình yêu của mình đã “góp” phần làm nên đất nước…
– Hình tượng nhân dân, đất nước trong đoạn trích có sự gắn bó máu thịt “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân/ Đất Nước của Nhân Dân…” không thể tách rời.
– Hình tượng Nhân dân, đất nước trong đoạn trích được thể hiện bằng những vần thơ dồi dào cảm xúc mà sâu lắng suy tư. Đặc biệt, NKĐ đã sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian để dệt nên hai hình tượng này.
+ Liên hệ với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về điểm giống và khác nhau trong quan niệm của mỗi tác giả về tư tưởng Đất Nước Nhân Dân.
– Điểm giống: Cả hai tác giả đều xây dựng hình tượng nhân dân là hình tượng trung tâm trong mỗi tác phẩm. Nhân dân với những phẩm chất truyền thống: cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó; sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân là người gánh vác sứ mệnh lịch sử của dân tộc.
– Điểm khác: Trong “VTNSCG”, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ là kiểu anh hùng của thời đại mới lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam. Nó thể hiện tầm tư tưởng vượt thời đại của nhà thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu . Bằng việc xây dựng hình tượng những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang NĐC đã khẳng định: Từ đây, nhân dân chính thức nhận sứ mệnh mà lịch sử bàn giao, không đợi “ai đòi ai bắt”. Nhân dân là người quyết định vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Đây là sự phát triển tư tưởng Đất nước nhân dân được manh nha từ thời Nguyễn Trãi (Làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như sức nước). Tư tưởng. Tuy ý thức được vai trò và sức mạnh của nhân dân nhưng ở “VTNSCG”, NĐC vẫn chưa hoàn toàn vượt ra khỏi được ý thức hệ phong kiến về “một mối xa thư đồ sộ” (nước là của vua). Tư tưởng Đất Nước nhân dân được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật độc đáo (người nông dân nghĩa sĩ), với thể loại văn tế (khóc)(giọng điệu, kết cấu, ngôn ngữ…)..
Trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng Đất Nước Nhân Dân được thể hiện một cách thấm thía, toàn diện trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức thể hiện (nhân dân là người làm ra đất nước, đất nước là của nhân dân; chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng triệt để…).
– Lí do tạo nên sự khác biệt: Do thời đại, do bản thân tác giả, phong cách nghệ thuật…


Bài viết gợi ý: