Câu 1: (5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hái:

  …“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đá, từ đá hóa xanh…”

                                                                                                   Đoàn Giỏi

a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?

b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?

Câu 2: (5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

                   Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

                   Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

                   Khi bê bãi dần lui làng xóm khuất

                   Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre

                   Đêm xa nước đầu tiên ai nì ngủ

                  Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

                  Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

                   Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…

                                             Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước

a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?

b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?

c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? 

Câu 3 ( 10 điểm).

Nói về lòng yêu nước, nhà văn I. Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:

"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào  trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc."

Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về quê hương đất nước.          

 

ĐÁP ÁN

Câu 1: ( 5 điểm)

a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục ->  Chỉ nơi chốn.

b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là.

- Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất

-> Hoa tràm đ­ược nắng bốc h­ương thơm ngây ngất.

- Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

-> Mùi hư­ơng ngọt đ­ược gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng.

Câu 2: ( 5 điểm)

a. Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu n­ước. Lúc đó Bác có tên là: anh Ba.  

b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa:  quê h­ương,  xứ sở, nư­ớc 

- Không thể dùng 1 trong số 3 từ đó đư­ợc vì:

+ N­ước: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

+ Quê h­ương: gần gũi, thân mật

+ Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.

c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 3: ( 10 điểm).

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.

- Nêu vấn đề:

+ Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày.

+ Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua.

b. Thân bài:

* Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:

- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển".

- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?

+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngâ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...

+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.

+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhá bé, đơn sơ, giản dị ấy.

* Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:

- Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.

- Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đa thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.

- Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên....

*. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:

- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất, như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...

- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,...

- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưìng để trở thành người có ích cho xã hội...

c. Kết bài:

- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.

- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

Bài viết gợi ý: