I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
… Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.
Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.
Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.
(Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016).
Câu 1 (0,5): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào”.
Câu 3 (1,0): Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì?
Câu 4 (1,0): Em hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.”
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong văn bản Rừng xà nu (Trích, sgk Ngữ văn 12 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017), nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật Tnú với những vẻ đẹp khác nhau. Ban đầu, Tnú được xuất hiện với chi tiết:
Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng. Anh Quyết phải băng lại cho nó. Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ:
- Sau này, nếu Mĩ - Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ cách mạng thay anh.
Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi.
Tnú giả ngủ không nghe. Nó lén chùi nước mắt giàn giụa.
Sau này, khi miêu tả cảnh Tnú bị bọn thằng Dục đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu, nhà văn viết:
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng… Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên…Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi !... Không! Tnú sẽ không kêu! Không!
Hãy phân tích hình tượng nhân vật Tnú qua hai thời điểm trên để thấy được vẻ đẹp sử thi của nhân vật này.
…………………………HẾT…………………………..
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài phần đọc hiểu. Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: Lời giải chi tiết
Ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận |
0,5 |
2 |
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: So sánh: Những tàn ác, tham lam, ti tiện với rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. - Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng về những điều ác, điều xấu đang diễn ra tràn lan, có thể nhìn thấy rất rõ ràng. |
0,5 |
3 |
Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho lòng tốt, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. |
1,0 |
4 |
- Câu nói thể hiện niềm tin của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc đời luôn tồn tại và có sức sống mãnh liệt. - Những điều tốt, lòng tốt của con người sẽ làm cho cuộc đời này luôn tươi đẹp - vẽ màu xanh lên bầu trời; và bồi đắp cho tâm hồn con người những giá trị chân, thiện, mĩ - nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. |
1,0 |
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội đã học theo những yêu cầu về hình thức và nội dung; biết làm kiểu bài nghị luận văn học; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phù hợp để giải quyết yêu cầu của đề bài; kết cấu chặt chẽ; bố cục cân đối; luận điểm hợp lí, lập luận sắc sảo, phân tích dẫn chứng sát hợp. Toàn bài thống nhất một quan điểm rõ ràng, đúng đắn.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau trong từng câu, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1. NLXH |
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. - Giải thích vấn đề: + Cuộc đời này có chuyện xấu xa là nhận định đúng khi trong cuộc sống còn xảy ra những hiện tượng như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội…………. + Cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa cũng là nhận định đúng khi còn rất nhiều những người tốt, việc tốt trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề……. -> Câu nói bộc lộ một cái nhìn tổng thể, khái quát, khách quan về các hiện tượng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, còn là niềm tin, niềm lạc quan về sự hiện hữu của những điều tốt đẹp trong cuộc đời. - Vì sao cuộc đời này có chuyện xấu xa: + Cuộc sống này còn nhiều những cám dỗ, danh lợi …là mảnh đất sống cho những kẻ bon chen, thị phi thủ đoạn, tàn nhẫn. + Danh lợi có thể làm mờ mắt nên họ bất chấp tất cả, chà đạp tất cả, cố tính gây ra chuyện xấu xa để đạt được mục đích. + Cuộc sống chứa đựng những mâu thuẫn không thể dung hòa. Nhiều khi, mâu thuẫn được hóa giải bằng điều xấu xa của kẻ mạnh. + Còn nhiều người im lặng hoặc dung túng trước sự hoành hành của cái ác, cái xấu. (HS lấy ví dụ trong thực tế cuộc sống để mình họa) - Vì sao cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. + Nhân ái, đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống của dân tộc + Mọi người làm việc tốt với quan niệm tu thân tích đức, là cho đi yêu thương để nhận lại hạnh phúc. + Nhiều phương tiện truyền thông nêu cao tấm gương người tốt, việc tốt… + ………………. - Liên hệ, mở rộng: + Trân trọng những người sống lành mạnh, tiến bộ, nhân ái… + Phê phán lối sống ích kỉ, xấu xa và những hành động xấu xa… - Liên hệ, bài học: HS tự rút ra bài học cho mình |
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25 |
2. NLVH |
1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và Rừng xà nu - Dẫn vào yêu cầu của đề: Vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú qua sự đổi thay của nhân vật này trong hai thời điểm (khi còn nhỏ, được anh Quyết - nhân vật người Đảng – ôm trong lòng và khi đã trở thành anh hùng của dân làng Xô man, bị kẻ thù tra tấn dã man). |
0,25 |
2 . Giới thiệu chung về khuynh hướng sử thi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 - Giá trị của sử thi: Mỗi bộ sử thi chính là niềm tự hào to lớn của dân tộc đó. Sử thi thời cổ đại là thể loại một đi không trở lại. - Biểu hiện của tính sử thi: + Hoàn cảnh sử thi + Lập trường sử thi + Giọng điệu sử thi + Nhân vật sử thi ………. - Sức ảnh hưởng của sử thi: Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi nữa nhưng cái không khí, tính chất của sử thi vẫn được người cầm bút mang vào trong các sáng tác. Và chất sử thi đã làm nên giá trị, làm nên sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại anh hùng. 3.Phân tích nhân vật Tnú b. Tnú khi còn nhỏ: cậu nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc, được anh Quyết yêu thương tin tưởng… - Đó là khi, Tnú đi rừng liên lạc rất giỏi nhưng học chữ chậm hơn Mai. Nó đập vỡ bảng trước mặt mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi. Mai ra dỗ, Tnú đòi đánh Mai. Rồi nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng. Anh Quyết phải băng lại cho nó. Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ: - Sau này, nếu Mĩ - Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ cách thay anh. Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi. Tnú giả ngủ không nghe. Nó lén chùi nước mắt giàn giụa. + Hành động: đập hòn đá vào đầu, lén chùi nước mắt -> Tnú là người có quyết tâm học chữ. Tnú rất dứt khoát trong hành động tự đập hòn đá vào đầu, những tưởng nhét được con chữ vào trí nhớ làm máu chảy ròng ròng khi cậu thua Mai trong việc nhớ những con chữ. + Tính cách: ++ Là người nóng nảy trong hành động lấy đá đập đầu. ++ Khi được anh Quyết giải thích và động viên thì Tnú đã hiểu ra và học hành chăm chỉ hơn. Tinh thần học hỏi và vượt lên chính mình như vậy không phải ai cũng có và cũng làm được.. ++Tnú là người giàu tình cảm yêu thương. Khi được anh Quyết băng đầu rồi ôm vào lòng rủ rỉ, cậu giả ngủ nhưng lại nước mắt giàn giụa. Tnú khóc vì: . xấu hổ khi có hành động còn nóng nảy . cảm động khi được cách mạng, anh Quyết tin tưởng giao nhiêm vụ. -> Bình luận: Cuộc đời Tnú gắn liền với những đau thương mà không chỉ riêng anh gánh chịu. Khi còn nhỏ, Tnú vừa đáng yêu vừa đáng trân trọng, cảm phục. Tnú nóng nảy, quyết tâm nhưng không trở nên cứng nhắc mà mang một trái tim nhạy cảm, giảu tình yêu thương. Vẻ đẹp này tiếp tục được thể hiện khi anh trưởng thành và là thủ lĩnh của dân làng Xô man. c. Tnú khi trưởng thành và bị kẻ thù tra tấn: - Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng đánh giặc. + Vợ con bị giặc giết, Tnú đã không cứu dược mẹ con Mai khỏi bị kẻ thù giết hại .. Mái ấm gia đình từng là mơ ước của biết bao đôi thanh niên ấy bỗng chốc tan nát bởi sự tàn ác của kẻ thù. Mai và con anh bị kẻ thù giết chết ngay trước mắt anh + Cái đau đớn mang trên thân xác Tnú là hiện hữu cho cái đau thương của dân làng Xô Man trong chiến tranh. Tnú không cứu được vợ con, đau đớn hơn chính bản thân anh cũng trở thành nạn nhân của sự bạo tàn mà kẻ thù đang sử dụng. Vì Tnú cũng chỉ có tay không giữa quân thù đầy vũ khí. Bản thân anh bị giặc đốt cụt mười đầu ngón tay. - Khi miêu tả cảnh Tnú bị bọn thằng Dục đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu, nhà văn viết: Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng… Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên…Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi !... Không! Tnú sẽ không kêu! Không! + Hành động: ++ Tnú mắt mở trừng trừng như dám đối diện với kẻ thù, với ngọn lửa hủy diệt của bọn chúng đang cháy trên tay anh. Ánh mắt còn chứa đựng cả sự căm thù, uất hận. ++ Răng anh đã cắn nát môi anh rồi ->Tnú có sức chịu đựng phi thường + Cảm giác: ++ Anh không cảm thấy ngọn lửa vật lý ở mười đầu ngón tay nữa. Nó đã chuyển hóa thành ngọn lửa căm thù trong lồng ngực anh, cháy ở bụng anh. Sau này, nó lại được bật ra ngoài thành ngọn lửa chiến đấu khi anh thét vang tiếng “giết’ như một khẩu lệnh tiến công, đồng khởi. ++ Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. + Phẩm chất: ++ Trước đây, Tnú khóc vì cảm động khi được yêu thương, tin tưởng và khóc vì xấu hổ. ++ Bây giờ, bị tra tấn dã man, bị đau đớn như vậy nhưng Tnú không khóc. Kẻ thù với sự đê tiện, hèn hạ của bọn chúng cùng nỗi đau về thể xác mà bọn chúng gây ra cho anh không làm anh bị khuất phục. + Nhận thức. Tnú trưởng thành trong nhận thức khi anh nhớ tới lời của anh Quyết để Anh không kêu lên…Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi !... Không! Tnú sẽ không kêu! Không! ++ Biết kiềm chế cảm xúc, sự đau đớn trước kẻ thù. ++ Là người cộng sản thì không thèm kêu van bởi sự kêu van dó đồng nghĩa với sự đầu hàng, nhu nhược, yếu đuối. ++ Hàng hoạt các phủ định từ (không) cùng các dấu chấm cảm (!) gợi ra sự đấu tranh, giằng xé mãnh liệt trong tâm trí T nú giữa đau và không đau, kêu và không kêu, anh hùng hay tội đồ… -> Bình luận về sự thay đổi: Từ một cậu bé nóng nảy, bộc trực, giàu tình cảm yêu thường, Tnú đã trở thành người anh hùng dũng cảm, can trường trong chiến đấu với kẻ thù. Môi trường với những con người giàu tình yêu đã khơi dậy trong trái tim Tnú tình cảm. Quá trình đấu tranh cách mạng đã giáp họ trưởng thành. Sự khốc liệt, dã man đã phát huy tinh thần quả cảm của người anh hùng. Vì thế, hình ảnh mười đầu ngón tay rừng rực cháy bởi nhựa xà nu như mười ngọn đuốc có ý nghĩa: + tố cáo tội ác quân thù + nói lên lòng dũng cảm, bản lĩnh anh hùng của người chiến sĩ cách mạng + thể hiện một chân lí sâu sắc và tàn nhẫn : khi một Tnú có ý chí mà tay không thì ngay thứ nhựa xà nu thân thiết, cái khối chất thơm ngào ngạt và như đọng nắng quê hương kia cũng có thể trở thành ngọn lửa hủy diệt chính những bàn tay vẫn hằng ngày chăm sóc, vun trồng cho nương rẫy. + là đôi tay cần cù lao động, đôi tay chứng nhân tội ác kẻ thù, đôi tay chưa bao giờ biết phản bội… Chính niềm tự hào của nhà văn đối với đồng đội, đất và người Tây Nguyên đã chi phối cách nhìn, cách cảm. Chính thực tế cuộc sống, thực tế đấu tranh đã mang lại vẻ đẹp này cho con người nơi đây. Nhân vật trung tâm - Tnú - mang đậm chất sử thi. - Là nhân vật gắn với biến cố lớn của dân làng Xô Man (sự đổi thay trong nhận thức, tính cách của nhân vật ở cuộc sống đời thường, trong đau thương và chiến đấu). - Mang tầm vóc của người anh hùng. 5. Nghệ thuật trong truyện ngắn Rừng Xà Nu. - Giọng văn hào hùng. - Biện pháp nhân cách hóa, miêu tả cây xà nu như con người Xô Man 6. Kết luận |
0,5
0,25
1,5
1,5
0,25
0,25
0,25 |
|
0,25 |