SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi. Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó?
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Cảm nhận của anh/chị về nhân vật đó?
Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản trên?
PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình mẫu tử của con người trong cuộc sống
Câu 2 (5điểm):
Cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài qua đoạn văn diễn tả tâm trạng của Mị vào đêm tình mùa xuân (trích truyện ngắn “Vợ chồng APhủ”). Liên hệ với nghệ thuật nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao trong đoạn điễn tả tâm trạng của Chí Phèo sáng hôm sau khi tỉnh rượu (trong Chí Phèo)
— HẾT —
HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dung Điểm
I Đọc hiểu3,0
1– VB sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả/ tự sự và miêu tả
– Tác dụng: khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê.
0,25

0,5
2Nội dung văn bản: tác giả tái hiện Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê. Qua đó nhà văn bộc lộ tình cảm yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê.0,5
3Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].0,75
4– BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết”
– Tác dụng: so sánh con người với con vật, lại là con vật chết
=> Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.
0,5

0,5
II. Làm văn1Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tình mầu tử2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề0,25
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tình mẫu tử của con người trong cuộc sống0,25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Giải thích:
1. Giải thích
– Tình mẫu tử là tình thương yêu , là sự hi sinh , chở che , bao dung của người mẹ đối với con. Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời.
2. Bàn luận :
+ Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:
~ Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: mẹ mang năng đẻ đau, nâng đỡ con khi con chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.
~ Là tình cảm cao cả: mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.
+ Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng)
+ Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)
+ Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).
+ Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.
– Bác bỏ : Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ
– Bài học nhận thức, hành động :
+ Con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.
+ Không ngừng nỗ lực học tập , tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta.
+ Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình.

1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0,25
2Cảm nhận của anh/chị về nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài qua đoạn văn diễn tả tâm trạng của Mị vào đêm tình mùa xuân (trích truyện ngắn “Vợ chồng APhủ”). Liên hệ với nghệ thuật nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao trong đoạn điễn tả tâm trạng của Chí Phèo sáng hôm sau khi tỉnh rượu (trong Chí Phèo)5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tài năng diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài qua đoạn văn diễn tả tâm trạng của Mị vào đêm tình mùa xuân (trích truyện ngắn “Vợ chồng APhủ”). Liên hệ với nghệ thuật nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao trong đoạn điễn tả tâm trạng của Chí Phèo sáng hôm sau khi tỉnh rượu (trong Chí Phèo), từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tài năng của 2 nhà văn

0,5
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Giới thiệu khái quát về 2 tác giả, tác phẩm:
– nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng APhủ
– Nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
– Giới thiệu vấn đề càn nghị luận



0,5
* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
– Những tác động của ngoại cảnh:
+ Cảnh mùa xuân:
Khung cảnh mùa xuân tươi vui, tràn đầy màu sắc, âm thanh, tràn đầy sức sống sưởi ấm tâm hồn Mị.
+ Tiếng sáo gọi bạn yêu “vọng lại thiết tha, bổi hổi”, làm thức dậy trong Mị cảm xúc, ý thức, khát khao.
+ Hơi rượu ấm áp, nồng nàn, chất men say đánh thức sức sống tiềm ẩn trong cõi lòng Mị.
– Diễn biến tâm lí, hành động của Mị:
+ Ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo, tâm hồn “ thiết tha, bổi hổi”: biểu hiện của sự yêu đời, yêu sống, khát khao tự do, hạnh phúc.
+ Mị uống rượu đón xuân: Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa.
+ “… Mị thấy phơi phới trở lại, Lòng ham sống trỗi dậy, khát vọng hạnh phúc bừng tỉnh, tiềm thức nhắc nhở Mị vẫn là một con người và có quyền sống như một con người.
+ Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: muốn chết.
à Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình, muốn chết là để giải thoát, để phản kháng lại cuộc sống còn tệ hơn cái chết..
+ Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động:
Mị muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ là bóng tối, thắp ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình, không còn chấp nhận sống trong bóng tối.
Mị muốn được đi chơi xuân, ý thức được sự hiện hữu của mình, quên hẳn sự có mặt của A Sử.
+ Khi bị A Sử trói đứng:
Quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai. A Sử có thể trói Mị giữa ngày xuân nhưng không thể trói được sức sống mùa xuân trong Mị.


0,5







0,75


















0,25






* Đánh giá:
Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt – hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt. Ông dùng nghệ thuật độc thoại nội tâm để phát hiện, trân trọng và ngợi ca khát vọng sống, sức sống tiềm tàng mãnh liệt; đồng cảm, sẻ chia với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người trong cuộc sống cùng khổ; lên án, phê phán thế lực thống trị phong kiến miền núi đã chà đạp, tước đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
0,5
* Liên hệ với “Chí Phèo”
– Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ, lắng nghe âm thanh cuộc sống bên ngoài.
– Chí nhớ lại mơ ước thời trai trẻ- Một mơ ước giản dị, lương thiện hưng khó thực hiện.
– Chí nghĩ đến cuộc đời mình và tương lai mờ mịt, tối tăm
=> Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, hóa thân vào nhân vật, cảm hiểu tột cùng với nỗi đau và khát vọng hoàn lương của con người, Nam Cao đã có những trang văn tuyệt bút, giàu giá trị nhân văn.
* So Sánh:
– Giống nhau:
+ Cả 2 nhà văn đều có biệt tài miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
+ 2 nhà văn đều dùng ngôn ngữ nửa trực tiếp, hóa thân vào nhân vật.
+ 2 tác giả đều tâm hiểu đời sống tâm lí của người dân lao động
+ 2 tác giả đều bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với số phận con người, đều phát hiện và diễn tả thành công sự hồi sinh tâm hồn của nhân vật (giá trị nhân đạo)
– Khác nhau:
+ Nam Cao chủ yếu miêu tả diễn biến tâm trạng Chí Phèo với giọng văn lạnh lùng mà đày xót thương.
+ Tô Hoài vừa miêu tả diễn biến tâm trạng, vừa chú ý tới những hành động của Mị để làm nổi bật hình tượng nhân vật, giọng văn thấm đẫm chất thơ
1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0,25

Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11, VỢ CHỒNG A PHỦ, CHÍ PHÈO,

Bài viết gợi ý: